Xem www Chungta.com ngày 0/02/2009.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 30 - 32)

vậy con người mới cần đến hệ tư tưởng và khoa học tiên tiến nhằm giúp cho mình con đường đi sáng suốt, thông minh như ánh sáng của chân lý cuộc đời.

Ngày nay, “văn học, văn hoá cũng như các ngành nghệ thuật khác ngày càng đóng vai trò to lớn trong quá trình tiến hoá của nhân loại” như ý kiến của Joseph Carroll cũng với ý nghĩa chân chính đó của tiến hoá luận.

Nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà chúng ta phấn đấu trong thế kỷ XXI chính là nền văn hoá có thể giúp con người phân biệt đúng sai, phải trái, chính tà trong cái thế giới hỗn tạp đang vây quanh. Đó cũng chính là nền văn hoá thấm đậm chủ nghĩa dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh.

Trên đây, chỉ nêu hai quan điểm tiêu biểu có quan hệ đến chiến lược “trồng người” theo tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thanh, thiếu niên. Có thể còn nhiều quan điểm khác không thể nói hết ở đây.

b)- Nguyên tắc giáo dục con người phát triển toàn diện

Đây cũng là một nguyên tắc giáo dục được Hồ Chí Minh quan tâm và nói nhiều trong các bài viết của Người. Hồ Chí Minh thường nói đến con người mới xã hội chủ nghĩa, còn khái niệm con người phát triển toàn diện là khái niệm mới ra đời sau khi đất nước đổi mới. Song, về bản chất chỉ là một. Đó là con người phát triển toàn diện cả đức và tài, có cuộc sống tập thể và cá nhân hài hòa, phong phú.

Khái niệm con người Việt Nam phát triển toàn diện nói ở đây đã được xác định rõ nội dung, thực chất đó là con người mới như Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã viết: “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội”. Thực chất đó cũng là con người phù hợp với xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng đồng nghĩa với sự nghiệp cách mạng con người. Nói đến chiến lược “trồng người” là nói đến sự nghiệp cách mạng con người mà chỉ có xã hội mới xã hội chủ nghĩa mới có khả năng thực hiện được. Cho nên, giữa hai mặt xây dựng xã hội mới với chiến lược “trồng người” luôn có tỷ lệ thuận với nhau. Điều này không phải do chúng ta tự nghĩ ra mà

cũng đã được Mác, Ăngghen nói đến: Bất kỳ lịch sử nào cũng không phải là cái gì khác, mà là sự biến đổi không ngừng bản chất con người. Cho nên trong bước ngoặt lịch sử hiện nay, xã hội ta muốn phát triển theo hướng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội nhất thiết phải có con người mới của mình phản ảnh bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa.

Vậy cần hiểu con người phát triển toàn diện như thế nào trong bối cảnh hiện nay. Trong chiến lược “trồng người”, Hồ Chí Minh bao giờ cũng chú ý việc giáo dục con người phát triển toàn diện mà Người thường nói là vừa “hồng“ vừa “chuyên“, hoặc vừa có “đức” vừa có “tài”. “Hồng” nói ở đây là nói đến giáo dục đạo đức cách mạng, việc tu dưỡng thành những người có phẩm chất, hoài bão, chí hướng; còn “chuyên” nói ở đây là nói đến chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực hoạt động khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Với Hồ Chí Minh, hai mặt ấy không thể tách rời nhau, không thể xem nhẹ mặt nào, song nếu cần phải so sánh giữa “tài” và “đức” xem mặt nào trước mặt nào sau thì Người nói “đức phải có trước tài”1. Bởi lẽ, có tài mà không có đức, có khi cái tài không những không mang lại lợi ích cho xã hội mà còn có thể phản tác dụng, biến tài năng thành một thứ vị kỷ, làm hại người khác. Điều đó không khó thấy trong xã hội hiện nay.

Cho nên, vấn đề giáo dục con người phát triển toàn diện cả tài và đức cũng là một vấn đề thời sự đang đặt ra hiện nay, khi nhiều người thấy giáo dục là quan trọng nhưng thường hướng việc giáo dục theo yêu cầu nâng cao nghiệp vụ một cách đơn thuần mà ít quan tâm đến việc nâng cao đạo đức. Thậm chí có người còn nghĩ rằng đã qua rồi cái thời nhấn mạnh đạo đức, nhất là đạo đức cách mạng. Họ nghĩ, bây giờ là thời đại cần con người hành động, con người thành thạo công việc, con người thao tác, chứ không phải con người đạo đức. Thực chất, đó là quan điểm thực dụng về giáo dục, hoàn toàn không phải là quan điểm “trồng người” theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Khi nói đến con người phát triển toàn diện, Hồ Chí Minh cũng cho thấy đó không phải là quá trình tự nhiên, mà có sự phấn đấu thường xuyên, lâu dài và gian khổ của mỗi người và toàn xã hội. Con người phát triển toàn diện chỉ có thể thành hiện thực với hai điều kiện:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)