Phương thức giáo dục kết hợp giữa xây và chống.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 60 - 62)

II. Nhận thức chung về phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên trong bối cảnh hiện nay

2. Phương thức giáo dục kết hợp giữa xây và chống.

Không chỉ ngày nay mà bao giờ cũng vậy, vấn đề xây và chống thường đi đôi với nhau, trong xây có chống, khi chống phải chú ý xây, mà xây là chủ yếu, nhưng chống cũng rất quan trọng. Bởi lẽ, trong cuộc sống thường diễn ra hai mặt tích cực và tiêu cực, lạc hậu và tiên tiến, chính và tà; Đó là chưa nói đến những luận điệu cố ý xuyên tạc biến tốt thành xấu và ngược lại. Điều đó thường diễn ra trong cuộc đấu tranh tư tưởng và cả trong đấu tranh với những kẻ thù địch với Việt Nam.

Phương thức giáo dục kết hợp giữa xây với chống thường diễn ra trên hai bình diện:

Bình diện thứ nhất, xuất phát từ nội tâm mỗi người, gắn liền với việc tu dưỡng của bản thân mỗi người.

Bình diện thứ hai, xuất phát từ bên ngoài, gắn liền với việc chống những âm mưu thù địch, những cám dỗ vật chất từ nhiều phía.

Cả hai bình diện thường xảy ra cùng một lúc và có quan hệ với nhau, có khi cái xấu từ bên ngoài tấn công vào nội tâm mỗi người khiến chúng ta phải đề phòng từ cả hai phía.

Về bình diện thứ nhất, xuất phát từ quan điểm xem con người có mặt tốt và mặt xấu, mặt thiện và mặt ác, Hồ Chí Minh cho rằng trong đầu óc mọi người đều có sự đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác. Người nói: “Người ta ai cũng có tính tốt và tính xấu”. “Trong xã hội có Thiện và cũng có ác”. “Theo nghĩa rộng thì cả thế giới và trong một nước có Thiện và có ác. Theo nghĩa hẹp thì trong bản thân và tư tưởng của mỗi một người cũng có Thiện và có ác”1.

Từ quan niệm ấy, Hồ Chí Minh đề ra yêu cầu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức làm cho phần Thiện trong mỗi người ngày càng tăng thêm, phần ác ở mỗi người ngày càng bớt dần. Đó là thái độ của người cách mạng chân chính. Tốt và xấu ấy là thông thường, gắn với việc hình thành bản chất con người. Do đó, trong quá trình tu dưỡng bản thân việc tìm cách khắc phục những cái xấu những cái thuộc bản năng hoặc chịu ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, bao giờ cũng đặt ra với mỗi người và cả xã hội nói chung. Dĩ nhiên, đó chỉ là nói cái xấu vốn có trong bản thân mỗi người cũng như xã hội nói chung.

Ngoài ra, cũng cần cảnh giác với những thói hư tật xấu từ bên ngoài vào, thậm chí cả những thói hư tật xấu cố ý gieo rắc của những kẻ bất lương, những kẻ thù tìm cách đục nước béo cò. Trong bối cảnh hiện nay, điều đó không phải là hiếm, chúng ta có thể thấy khá phổ biến trên các phương tiện viễn thông. Những cái xấu từ bên ngoài này luôn có tác động xấu đến việc tu dưỡng phẩm chất mỗi người khiến chúng ta phải cảnh giác, phải cố gắng giữ mình mới tránh được những cám dỗ, nhất là đối với thanh, thiếu niên vốn là những người trong trắng, thường ngây thơ thiếu kinh nghiệm sống, dễ học đòi những việc làm mới, những cảm giác lạ, những cách sống lập dị thường thấy trong văn hoá phẩm. Những hiện tượng không bình thường đó tuy ở bên ngoài mỗi người, thậm chí bên ngoài xã hội ta, vấn có thể xem là thuộc bình diện thứ nhất.

Nói đến bình diện thứ hai, chúng tôi muốn lưu ý những luận điệu cố ý xuyên tạc, nói xấu sự nghiệp cách mạng Việt Nam, cố ý xuyên tạc phẩm chất, nhân cách văn hoá Hồ Chí Minh với ý đồ rõ ràng nhằm lôi kéo thanh, thiếu niên về phía đối lập với cách mạng, nhằm mục đích “diễn biến hoà bình” đối với thanh, thiếu niên với hy vọng sẽ biến họ thành những người chống phá cách mạng từ bên trong. Đó cũng là những bài học thường thấy trong các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã diễn ra khủng hoảng đi đến tan rã.

Chính vì vậy, trong giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thanh, thiếu niên, ngoài việc học tập, làm theo những tấm gương người tốt việc tốt phải luôn có ý thức cao trong việc cảnh giác với những âm mưu lôi kéo, nhằm làm biến chất thanh, thiếu niên mà hiện nay kẻ thù với Việt Nam đang tìm mọi cách vừa tinh vi vừa trắng trợn, không từ một thủ đoạn nào.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)