Những biến đổi của tình hình trong nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 127 - 128)

- Đổi mới hệ thống công nghệ quốc gia nhằm liên kết với cơ quan nghiên cứu, các trường đại học các doanh nghiệp và tổ chức xã hội để kha

d) Những biến đổi của tình hình trong nước

Sau hơn 1/4 thế kỷ thực hiện đường lối đổi mới, nước ta đã có những bước chuyển biến quan trọng trên tất cả các phương diện.

Đó là sự thay đổi có tính bước ngoặt về đường lối phát triển đất nước, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch, tập trung, bao cấp, sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự thay đổi mang ý nghĩa cách mạng đó đã làm biến đổi toàn bộ cơ cấu kinh tế - xã hội, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước có tốc độ phát triển kinh tế khá cao trong khu vực, làm cho thế và lực của nước ta lớn mạnh hơn

nhiều, đặc biệt là tạo ra những tiền đề vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích tụ những điều kiện và khả năng mới cho một cuộc bứt phá mới của cả dân tộc trong thế kỷ XXI. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4-2006), Đảng ta nêu rõ: “Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp” 1.

Môi trường hòa bình, sự hợp tác, liên kết và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đang tạo điều kiện để Việt Nam phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực, nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, với chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam tiếp tục củng cố, đẩy mạnh và tăng cường các quan hệ đối ngoại, mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực và ở các cấp độ khác nhau với nhiều quốc gia; phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác, liên kết với các nước trong khu vực ASEAN, khối EU, với các nước lớn như Mỹ, Nhật, Trung Quốc,… ký hiệp định AFTA, vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) và gần đây nhất là Việt Nam chính thức trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc. Sự kiện này càng thúc đẩy khả năng hội nhập với cộng đồng thế giới ngày càng sâu rộng, góp phần khẳng định vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy vậy, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Thách thức lớn nhất là tình trạng thấp kém của nền kinh tế, khoảng cách khá xa về trình độ công nghệ giữa nước ta và nhiều nước khác trên thế giới. Mặc dù chúng ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhưng về cơ bản, nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng một nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp kém, năng suất lao động chưa cao, lao động thủ công chiếm phần lớn, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn... Phát triển đất nước trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)