Xem: Chungta.com, ngày 04/02/2009.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 43 - 47)

người xung quanh. Hơn nữa, tính nhân bản không chỉ dừng lại ở mối quan hệ trực tiếp giữa hai hay nhiều cá thể nào, mà còn mở rộng ra ở ý thức của một cá nhân đối với tập thể, với xã hội.

“Trong xã hội hiện nay, với bản tính tò mò của con người, chúng ta dễ dàng thấy được nhiều điều xấu hơn là điều tốt, nhiều vi phạm hơn việc chấp hành đúng nội quy. Thậm chí có một số trường hợp ta không thể phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai. Vì sao? Qua khả sát về việc xả rác và lái xe trên đường bộ, chúng tôi xin phép đưa ra một số giải thích về điều này”.

Tác giả nêu ba câu hỏi và khảo sát. Qua ba trả lời, chúng ta thấy rõ ràng tỷ lệ câu trả lời “không” ngày càng tăng dần, điều đó khá dễ hiểu vì mỗi con người luôn phải tự chăm lo cho bản thân mình trước người khác, ngay cả cha mẹ. Trong bản khảo sát, 100% trả lời “không” ở câu trước đều sẽ trả lời “không” ở câu sau.

Tác giả viết: “Bằng việc nhìn vào câu hỏi thứ nhất, chúng ta thấy được vật chất đang ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của giới trẻ ngày nay. Điều này có thể giải thích như sau:

- Xã hội đang trên đà phát triển nhanh, buộc con người phải chạy theo vật chất mới có đủ cái ăn, cái mặc.

- Các phương tiện giải trí, cộng với chủ nghĩa cá nhân du nhập từ phương Tây khiến giới trẻ muốn tìm hạnh phúc trong sự hưởng thụ (nhận) hơn là đóng góp (cho). Không những thế, vì sống một cuộc sống đầy đủ, nên họ ít khi tìm kiếm những mục tiêu sống cho bản thân, gia đình và xã hội.

Những điều trên, tuy không xấu, nhưng phần lớn giới trẻ đang chạy theo nó mà quên đi những giá trị cao đẹp khác của con người. Điều này được chứng minh qua tỷ lệ trả lời “không” và “cao siêu” ở câu xã hội 79%, (“cao siêu” ở đây nghĩa là những điều quá lý tưởng, viễn vông, khó thực hiện được). Chính vì vậy mà tính nhân bản đang dần bị mai một trong giới trẻ, đây cũng là lý do vì sao ở câu khảo sát về việc lái xe, có đến 54% chọn cách lách xe, hơn là 34% đi từ từ không chen lấn.

Dù vậy, giới trẻ vẫn ý thức rõ những giá trị cao đẹp trong cuộc sống và muốn hướng đến nó: đặc biệt những giá trị này rất ít bị chi phối bởi vật chất”.

Tác giả còn đưa ra một câu hỏi khảo sát khác: Có người đi chùa, nhà thờ, người khác đọc sách dạy làm người… với mong muốn được trở nên tốt đẹp hơn. Còn bạn sẽ làm gì để bạn sống tốt hơn?

Qua biểu đồ, chúng ta thấy được rằng, dù đang phải lo toan nhiều thứ để mưu sinh, nhưng bên trong mỗi con người, họ đều hướng đến những giá trị tinh thần cao đẹp, mà điều này rất ít bị chi phối bởi vật chất: 20% muốn giúp đỡ những người bất hạnh hơn mình, 34% muốn tự rèn luyện để nâng cao giá trị nhân bản của mình, 25% chọn cách học từ sách vở, từ kinh nghiệm cuộc sống, các bậc tiền bối, 5% ảnh hưởng của giáo lý các tôn giáo, bởi hầu hết các tôn giáo đều xem trọng tính nhân bản. Tuy nhiên, hậu quả của những cách học hỏi trên khác nhau tuỳ theo tinh thần của người học, đồng thời họ cần một thời gian dài để áp dụng đúng những gì mình đã học.

Qua khảo sát, tác giả thấy rằng: Khi có pháp luật quy định, người ta hành động theo pháp luật nhiều hơn. Nói cách khác, hành động tích cực xảy ra nhiều hơn hành động tiêu cực.

Tuy nhiên, khi pháp luật không quy định, người ta có xu hướng hành động theo bản năng nhiều hơn, hay tích cực ít hơn tiêu cực. Đặc biệt, đối với các vấn đề liên quan đến nhân bản và đạo đức, ranh giới giữa đúng và sai bị lu mờ, khiến cho người trẻ không thể phân biệt đâu là đúng, đâu là sai. ở trường hợp này, nếu không được hướng dẫn, họ thường làm theo số đông, theo phong trào. Mà số đông ở đây cũng là những người trẻ. Điều ấy đưa đẩy họ hành động theo bản năng có sẵn, tìm đến cái lợi cho chính mình trước tiên. Điển hình nhất là tình trạng chen lấn, lách xe khi tham gia giao thông của giới trẻ hiện nay còn khá cao.

Khi nêu phần thảo luận, tác giả viết: “Mỗi con người đều có hai bản chất khác nhau, có thể nói nôm na là phần “con” và phần “người”. Phần “con” chi phối những ý muốn, nhu cầu thuộc về bản năng của con người như ăn uống, nghỉ ngơi, ngay cả cảm giác sung sướng và hạnh phúc xác thịt cũng do bộ não chi phối. Khác với phần “con”, phần “người” được hình thành do con người sống trong xã hội, để duy trì xã hội vững mạnh, con người đôi khi cần phải hy sinh lợi ích riêng của cá nhân để duy trì lợi ích chung. Từ đó, xã hội đã tạo ra các quy luật đạo đức để phát triển cộng đồng, phát triển phần “người” của từng cá nhân.

Cuộc sống, thái độ, hành động của con người sống trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ, luôn chịu sự chi phối của hai mặt xã hội: tinh thần và vật chất. Bản chất nguyên thuỷ của hai luồng tư tưởng này là tốt đẹp, chúng đều là những phương tiện giúp đời sống con người ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, con người đã làm thay đổi tính chất nguyên thuỷ ấy…

Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, mang đến cho con người nhiều tiện nghi, cuộc sống sung sướng, thoải mái hơn. Tuy vậy, giới trẻ vẫn đang chạy theo vật chất, tìm đến hạnh phúc từ những nhu cầu vật chất, khiến nhu cầu tinh thần giảm đi đáng kể.

Máy tính Internet ra đời phục vụ con người, giúp con người liên lạc nhanh chóng, rút ngắn khoảng cách địa lý. Nhưng hiện nay nó cũng đang bị giới trẻ lạm dụng. Họ ngày càng sống trong thế giới ảo mà quên đi cuộc sống thực của mình. Họ liên lạc qua máy tính, Internet và cũng dễ dàng lừa dối nhau.

Chủ nghĩa cá nhân làm cho ý kiến và quyền lợi cá nhân được tôn trọng hơn, nhưng mặt trái của nó là làm cho giới trẻ quá chú ý và coi trọng bản thân, không quan tâm và đôi khi làm những việc không có lợi hay thậm chí có hại đến người khác, thường là điều xấu.

Tác giả kết luận và kiến nghị:

“Qua khảo sát và phân tích, chúng tôi thấy rằng giáo dục hiện nay quá đặt nặng kiến thức, chuyên môn mà xem nhẹ việc nâng cao nhân bản cho thanh, thiếu niên. Chính họ là tương lai của đất nước, nhưng cũng chính họ sẽ phá hoại những thành quả của các bậc tiền bối nếu không được giáo dục kỹ lưỡng. Họ cần được định hướng rõ ràng về mục tiêu sống, để họ trở thành một phần tử có ích cho xã hội. Điều này cũng giúp giới trẻ ngăn chặn những trào lưu không lành mạnh trong một xã hội chạy theo vật chất, lãng quên các giá trị tinh thần như hiện nay”.

Các vấn đề ở trên sẽ được giải quyết khá triệt để nếu mỗi người đều chú trọng xây dựng tính nhân bản cho bản thân. Từ đó, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn. đất nước không chỉ giàu mạnh về kinh tế mà còn phát triển về văn hoá. Trên đây, chỉ là khảo sát về tính nhân văn của giới trẻ mà theo tác giả tính nhân văn là cái quan trọng nhất của con người đang có hiện tượng xuống cấp trong giới trẻ.

Những điều nêu trên chưa thể coi là đã phản ảnh đầy đủ thực trạng thanh, thiếu niên hiện nay. Nhưng, có thể nói, chỉ thông qua tính nhân văn vốn được xem như phẩm chất cơ bản của con người, chúng ta có thể thấy được thực chất những suy tư cũng như

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 43 - 47)