Phương thức giáo dục kết hợp truyền thống với hiện đại, dân tộc với quốc tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 57 - 60)

II. Nhận thức chung về phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên trong bối cảnh hiện nay

1. Phương thức giáo dục kết hợp truyền thống với hiện đại, dân tộc với quốc tế

tế

Phương thức giáo dục kết hợp truyền thống với hiện đại và dân tộc với quốc tế, thực chất là hai vấn đề khác nhau, nhưng có quan hệ với nhau về phương pháp tư duy cũng như phương thức giáo dục. Nói đến truyền thống và hiện đại là nói đến quan hệ lịch đại; còn nói đến dân tộc và quốc tế là nói đến quan hệ đồng đại. Lịch đại hay đồng đại đều thể hiện cách nhìn thế giới, sự kiện và con người theo phương pháp tư duy biện chứng, tức biện chứng duy vật lịch sử và biện chứng duy vật nhân văn.

Nói đến truyền thống yêu nước và giá trị lịch sử trong mối quan hệ với hiện tại và tương lai, với những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của sự nghiệp cách mạng, tức quan hệ lịch đại, thể hiện cách nhìn sự vật, sự kiện, con người và hành động đi tới chân lý cách mạng theo chiều sâu của quan điểm duy vật lịch sử. Trong lĩnh vực phương pháp luận khoa học mác-xít, đó là quan điểm thế giới quan khoa học trong phát triển tư duy biện chứng mác-xít. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là một trong những nguyên tắc lý luận cơ bản được vận dụng trong tư duy và vào hoạt động thực tiễn của phương pháp luận khoa học mác-xít, cho nên trước hết phải trang bị cho thanh, thiếu niên quan điểm chung này khi giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đối với họ.

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề truyền thống và hiện đại cũng như dân tộc và quốc tế là những nội dung cơ bản, xuyên suốt, thể hiện cả trong lý luận và thực tế. Chính là nhờ quán triệt quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử này, Hồ Chí Minh đã giác ngộ về thế giới quan, vận dụng thành công học thuyết cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cách mạng Việt Nam, chẳng những tìm ra con đường cứu nước mà còn thực hiện sáng tạo học thuyết Mác vào hoàn cảnh một nước nông nghiệp lạc hậu như Việt Nam.

Trong thực tế, những ai có quan điểm đúng về truyền thống với hiện đại thường cũng có quan điểm đúng về dân tộc với quốc tế. Với học thuyết Mác cũng như với tư tưởng Hồ Chí Minh, duy vật lịch sử và duy vật biện chứng vốn gắn kết với nhau trong tư duy khoa học, tựa như hai mặt của cách nhìn nhận một vấn đề: Một mặt là chiều sâu

và mặt khác là chiều rộng; sâu hay rộng đều có quan hệ đến phương thức giáo dục con người phát triển toàn diện, cho nên giữa hai mặt ấy không thể tách rời nhau, không thể xem nhẹ mặt nào.

ý nghĩa lý luận của vấn đề là ở chỗ, trong tư duy khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử thường hiện diện khi đánh giá hoặc nhận thức về một sự vật, một sự kiện, một con người. Do đó, người ta không thể chỉ nhìn hiện đại trong mối quan hệ tách rời với truyền thống; Cũng vậy, không thể chỉ nhìn dân tộc trong mối quan hệ tách rời với quốc tế, nhất là bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.

Nhưng, trong thực tế chúng ta lại thấy nhiều quan điểm cố ý hay vô tình muốn tách rời khi đề cao hiện đại lại coi nhẹ truyền thống, thậm chí còn phê phán truyền thống, coi nhẹ giá trị lịch sử, hoặc đề cao quốc tế lại coi nhẹ dân tộc, thậm chí còn bài xích dân tộc như quan điểm phê phán cả bản sắc văn hoá dân tộc nói ở trên.

Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của quá trình tìm đường cứu nước và phát hiện ra chân lý cách mạng của Hồ Chí Minh, đồng thời được hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn của sự nghiệp cách mạng Việt Nam, thì đương nhiên bản thân hệ thống tư tưởng ấy đã mang giá trị của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cho nên, khi giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên phải trên cơ sở tư duy khoa học biện chứng mác-xít chúng ta mới nắm bắt được và hiểu đúng những phát hiện mang tính lịch sử cụ thể của chân lý cách mạng ấy.

Còn ý nghĩa thực tiễn là ở chỗ, khi nói đến giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên, cần phải giúp thanh, thiếu niên thấy những suy nghĩ độc lập và phương pháp tìm đến chân lý và hành động cách mạng của Hồ Chí Minh. Nói đến học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trước hết phải thấy con đường học tập và đi tìm chân lý cách mạng của Người như thế nào. Đó vừa là vấn đề lý luận chung vừa là vấn đề phương thức, phương pháp luận khoa học. Cho nên, muốn giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên đạt kết quả khả quan trước hết phải nắm bắt chính phương pháp tư duy khoa học của Hồ Chí Minh. Dùng phương thức, phương pháp học tập của Hồ Chí Minh để giáo dục cho thanh, thiếu niên về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người có thể là phương thức tốt nhất mà chúng ta không thể không quan tâm.

Vậy ý nghĩa thiết thực của vấn đề nêu trên sẽ có tác dụng như thế nào trong việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên.

Thanh, thiếu niên vốn là những người hậu sinh, tiếp xúc với hiện đại nhiều hơn với lịch sử quá khứ hào hùng của dân tộc. Cho nên, rất có thể họ không hiểu hết những giá trị lịch sử dẫn đến cách nhìn nhận đánh giá sai những sự kiện lịch sử, những nhân vật anh hùng cũng như những bài học cần thiết cho việc bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, vai trò của các anh hùng dân tộc, thậm chí ngay cả đối với Hồ Chí Minh.

Điều đó ngày nay không còn là điều có thể mà đã là một thực tế rõ ràng khi thấy có những em học sinh, sinh viên không hiểu cả lịch sử dân tộc mình, thậm chí nghĩ sai về rất nhiều sự kiện lịch sử, nhiều nhân vật có công với đất nước, kể cả Hồ Chí Minh cũng có những cách hiểu lệch lạc theo luận điệu xuyên tạc của kẻ thù. Chính vì vậy, muốn giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên, cũng như muốn thanh, thiếu niên hiểu đúng hiện đại, thấy rõ trách nhiệm của mình đối với các nhiệm vụ của đất nước, dân tộc, cần phải làm cho họ nắm bắt được những giá trị truyền thống, trước hết là truyền thống yêu nước trong bản thân thanh, thiếu niên từ thời các Vua Hùng dựng nước với hình tượng Thánh Gióng biểu tượng của em bé lên ba đã có chí căm thù giắc, với hình ảnh Bà Trưng, Bà Triệu đều là những thanh, thiếu niên nữ anh hùng và suốt cả chiều dài lịch sử với rất nhiều anh hùng hào kiệt cứu nước, nhiều tấm gương là những thanh, thiếu niên. Cho đến thời hiện đại, những tấm gương thanh, thiếu niên dũng cảm, lập công cứu nước, cứu dân ngày càng nhiều. Cho nên, khi viết lịch sử nước ta, Hồ Chí Minh đã ghi rõ từ những dòng đầu:

Thiếu niên ta rất vẻ vang,

Trẻ em Phù Đổng tiếng vang muôn đời. Tuổi tuy chưa đến chín mười,

Ra tay cứu nước dẹp loài vô lương.

Trong giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên, có thể nói, phương thức giáo dục kết hợp truyền thống với hiện đại cũng như dân tộc với quốc tế đang là vấn đề thời sự hiện nay.

Không phải là ngẫu nhiên, những kẻ thù địch với Việt Nam đang tìm mọi cách xuyên tạc lịch sử đất nước ta, nhất là hai cuộc kháng chiến vĩ đại mà nhân dân ta đã

phải hy sinh biết bao xương máu mới giành được độc lập tự do. Cũng không phải là ngẫu nhiên, kẻ thù với Việt Nam đang tìm mọi cách xoá dần hình ảnh Hồ Chí Minh trong thanh, thiếu niên. Tất cả những việc làm đó đều nằm trong ý đồ “diễn biến hoà bình” của chúng bằng cách làm cho thanh, thiếu niên quên lãng dần những truyền thống yêu nước hào hùng của dân tộc, thậm chí chỉ thấy những đau thương mất mát trong hai cuộc kháng chiến được cả thế giới ca ngợi, mà không thấy công lao to lớn và sự hy sinh anh dũng của các thế hệ cha anh để đất nước có được ngày hôm nay.

Trong quan hệ giữa dân tộc với quốc tế, phương thức giáo dục kết hợp lại có một ý nghĩa khác nhưng cũng trong quan niệm tư duy biện chứng thuộc thế giới quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Thường thường ở đây hay diễn ra những quan điểm hiểu sai về dân tộc và cả về quốc tế. Với dân tộc, nếu tách rời với quốc tế hoặc theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chúng ta thường không thấy sức mạnh dân tộc, không thấy chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước, dẫn đến quan điểm chạy theo chủ nghĩa quốc tế một cách vô nguyên tắc mà không thấy hết quan điểm không có gì quý hơn độc lập, tự do của Hồ Chí Minh. Hoặc có khi lại phạm phải chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi trong quan hệ với các nước nhỏ yếu hơn mình dẫn đến chủ nghĩa quốc tế không chân chính.

Với Hồ Chí Minh, có thể nói, thành công nhất của Người chính là ở chỗ Người đã có quan điểm đúng trong mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế, cho nên mặc dù rất đề cao chủ nghĩa dân tộc, Người vấn giữ được ý thức quốc tế chân chính theo quan điểm quốc tế vô sản. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh không những phát huy được sức mạnh dân tộc mà còn quy tụ được sức mạnh quốc tế ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến không cân sức đã diễn ra.

Ngày nay, vấn đề truyền thống và hiện đại cũng như dân tộc và quốc tế đang diễn ra những quan điểm lệch lạc do cách nhìn nhận hoặc thiếu thực tế hoặc chạy theo những luận điệu chống cộng tìm cách xuyên tạc những thành quả cách mạng để ca ngợi cuộc sống thực dụng, không còn lý tưởng, hoài bão của thanh, thiếu niên. Chính vì vậy, cần phải chú ý cả phương thức giáo dục kết hợp xây và chống, đặc biệt chống những luận điệu xuyên tạc về Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)