tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên.
1. Những vận động mới của tình hình quốc tế và trong nước.
Như đã trình bày ở các chương trước, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho
thanh niên được đặt trong chiến lược trồng người, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau của Đảng và Nhà nước ta. Để giáo dục nói chung, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng cho thanh, thiếu niên đạt mục tiêu cần phải có phương thức giáo dục phù hợp. Sự phù hợp này không xuất phát từ ý đồ chủ quan, mang tính áp đặt của chủ thể giáo dục là Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục mà phải dựa trên cơ sở nghiên cứu thấu đáo những nhân tố khách quan tác động, chi phối đối tượng giáo dục. Vậy những nhân tố khách quan tác động đến việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên nước ta hiện nay bao gồm những vấn đề gì?. Có thể thấy nổi bật lên các vấn đề cơ bản sau đây:
Sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất thế giới trong những thập niên gần đây đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế. Đó là xu thế tất yếu khách quan, không thể đảo ngược và là đặc trưng của thời đại mà trọng tâm và trước hết là toàn cầu hóa kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy nhanh chóng và mạnh mẽ sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, góp phần làm tăng trưởng kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế đã tạo ra sự truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành quả mới, những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh... Nó cũng đồng thời tạo thêm khả năng phát triển nhanh, rút ngắn và mang lại những nguồn lực cần thiết cho các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng tạo ra sự phân cực về kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước phát triển, các nước đang phát triển ngày càng trở nên sâu sắc và nhanh chóng. Điều đó làm cho đời sống của nhân dân các nước này đa phần còn dưới mức nghèo, đã vốn thiếu thốn về lương thực, thực phẩm thiết yếu, lại còn chịu sự chi phối của các nước tư bản giàu có. Sự áp đặt các điều kiện của các nước phát triển và các tổ chức tài chính, thương mại quốc tế để có các hình thức viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi, cung cấp vốn đầu tư phát triển... cho các nước đang phát triển thực chất là vắt kiệt mọi nguồn lực của các nước đang phát triển và nợ nần ngày càng chống chất.
Mặt khác, phải hiểu rõ là, toàn cầu hóa kinh tế hiện nay là do các nước tư bản công nghiệp phát động và trước hết vì lợi ích của họ. Vì vậy, toàn cầu hóa hiện nay là toàn cầu hóa có tính từ - toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa. Và do vậy, toàn cầu hóa hiện nay là toàn cầu hóa “không đối xứng”. Điều này thể hiện rõ khi xem xét đầu tư của các nước phát triển sang các nước đang phát triển và nguy cơ các nước đang phát triển biến thành bãi chứa chất thải của các nước phát triển. Không đối xứng còn thể hiện rõ rệt, khi xét đến lợi ích mà các nước được hướng trong toàn cầu hóa. Các nước công nghiệp phát triển được hướng lợi nhiều hơn. Các nước có thu nhập thấp chiếm 40% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 3% thương mại toàn cầu1.
1 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Tài liệu học tập cho cán bộ quản lý cấp cao, tập 1, Hà Nội, 2-2006, tr 189. 189.
Bởi vậy, điều dễ thấy là toàn cầu hóa đang làm sâu rộng chứ không xóa bỏ những khác biệt quốc gia và khu vực cũng như sự phân hóa, phân cực trong nền kinh tế thế giới. Do đó, bên cạnh sự tác động tích cực, mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hoá cũng đem đến tác động tiêu cực trong phát triển kinh tế, đời sống xã hội. Đó là sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, là nền đạo đức xã hội xuống cấp, xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc, tha hóa nhân cách, làm rối loạn các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia dân tộc...
Chính từ sự khác biệt giữa các quốc gia và sự phân hóa, phân cực của nền kinh tế thế giới đã dẫn đến xu thế toàn cầu hóa diễn ra không đồng đều ở các khu vực. Thêm vào đó, do sự bất bình đẳng thực tế giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển, do sự khác biệt về lợi ích giữa các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia, đã hình thành nên xu thế khu vực hóa, đa cực hóa - một biểu hiện cụ thể của toàn cầu hóa hiện nay. Khu vực hóa phản ánh lợi ích của các nước có điều kiện gần gũi nhau về địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, giống như một sự tập hợp lực lượng để đối phó với sự cạnh tranh đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và như là một “phản ứng ngược” với xu thế toàn cầu hóa. Để bảo vệ và phát huy thế mạnh của mỗi nước thành viên trong khu vực, sự liên kết khu vực được hình thành ở nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, về mặt văn hóa thì vấn đề khu vực hóa, đa cực hóa hình thành, phát triển còn xuất phát từ sự lo ngại những giá trị văn hóa đặc sắc của các quốc gia, dân tộc sẽ bị che phủ bởi những giá trị mới xuất phát từ quá trình Mỹ hóa, phương Tây hóa, do đó, sự hình thành xu thế này cũng chính là nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, gắn văn hóa với sự phát triển mọi mặt của các quốc gia, dân tộc.
Toàn cầu hóa trước hết vì lợi ích của các nước tư bản phát triển nhưng lại là xu thế chung, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, kể cả các nước đang phát triển và chưa phát triển, trong đó có Việt Nam. Bởi vì hiện nay, các yếu tố của sản xuất đã được quốc tế hóa một cách sâu sắc, không một nước nào có thể tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao nhằm, rút ngắn khoảng cách phát triển, thoát khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn, nếu không tham gia vào quá trình này. Từ đây, việc nhìn nhận, đánh giá toàn cầu hóa phải khách quan, toàn diện, không chỉ thấy mặt tích cực mà còn phải hiểu rõ những mặt hạn chế không chỉ hợp tác mà còn có đấu tranh.
Tác động tiêu cực rõ nhất của toàn cầu hóa kinh tế là khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong những năm vừa qua trên toàn thế giới. Cuộc đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hoá vì thế, đã và đang dần trở nên mạnh mẽ ở nhiều nước, thậm chí thu hút cả một bộ phận nhân dân ở các nước tư bản phát triển tham gia. Tuy nhiên, toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, chủ đạo, vừa thúc đẩy vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia.
Ngày nay, trong các cuộc tranh cãi không ngã ngũ về toàn cầu hóa, chí ít vẫn có một sự thống nhất chung về nhận định đó là việc coi toàn cầu hóa là một quá trình không thể đảo ngược. Toàn cầu hoá không chỉ thể hiện trên lĩnh vực kinh tế mà đồng thời ngày càng mở rộng sang tất cả các lĩnh vực khác, trong đó có lĩnh vực giáo dục và chi phối ngày càng sâu rộng vào đời sống xã hội toàn cầu. Nó thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau, kích thích các luồng và các dạng giao lưu giữa các nước trên mọi phương diện góp phần nâng cao dân trí và sự tự khẳng định của các dân tộc, quốc gia và đến cả từng cá nhân.
Quốc tế hóa giáo dục là quá trình hội nhập quốc tế trong đó các yếu tố quốc tế và liên văn hóa được tích hợp vào chức năng, nhiệm vụ, cách cung ứng và tiến trình tổ chức thực hiện giáo dục. Quá trình này đang diễn ra chủ yếu thông qua sự dịch chuyển xuyên biên giới của người học, nhà giáo, chương trình giáo dục và nhà cung ứng dịch vụ giáo dục. Sự dịch chuyển này được gọi là giáo dục xuyên biên giới.
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh”1.
Xuất phát từ nhận thức trên, trong hơn 10 năm gần đây Việt Nam đã chủ động hội nhập khu vực và quốc tế.2 Quá trình đó cũng là quá trình Việt Nam có những thời cơ và thách thức mới.
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H. 2000, tr 64.
2