Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 148 - 160)

II. Nội dung phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên hiện nay.

2. Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên hiện nay

2. Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên hiện nay nay

Như những phần trên chúng ta đã nói đến sự hình thành của phương thức giáo dục trên cơ sở xuất phát từ sự vận động biến đổi của thực tiễn khách quan, cả chủ thể, nội dung giáo dục và đối tượng được giáo dục. Đổi mới phương thức giáo dục cũng xuất phát từ những biến đổi của các yếu tố căn bản đó.

Khi nói đến xây dựng phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên trong bối cảnh hiện nay, trước hết phải nói đến những phương pháp, hình thức đổi mới cách giáo dục, tuyên truyền, phổ biến những tư tưởng thuộc hệ giá trị quan điểm khẳng định đường lối chính trị, văn hoá, xã hội, kể cả những vấn đề thuộc thế giới quan, nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng ta coi là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam của hành động, sao cho thích hợp với

điều kiện thế giới đã bước vào nền văn minh trí tuệ. Đó là những điều thuộc nguyên lý xây dựng xã mới xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh thường nói đến.

Đồng thời, cần quan tâm đến việc hình thành những phương pháp, hình thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên hiện nay sao cho tư tưởng Hồ Chí Minh đi vào tâm tư, tình cảm của thanh, thiếu niên một cách tự nhiên chứ không nhất thiết phải “lên lớp”, nói to những nguyên tắc lý luận khó hiểu đối với thế hệ trẻ, chưa trải qua những năm tháng sống gian khổ như các bậc cha, chú của họ.

ở đây, chúng tôi chỉ nêu một số nội dung cơ bản của phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên, đan xen cả đấu tranh với những thế lực chống đối Việt Nam đang tìm cách lôi kéo thanh, thiếu niên bằng cách xuyên tạc nhân cách Hồ Chí Minh nhằm “diễn biến hoà bình” đối với thế hệ sống trong hoà bình lại được hoà nhập với quốc tế văn minh toàn cầu hoá.

a)- Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh qua hệ thống nhà trường

Do tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, thanh, thiếu niên ở nước ta đều được khuyến khích và tạo điều kiện học tập theo các loại hình khác nhau ở các loại hình nhà trường. Nhà trường là nơi tập trung đông đảo thế hệ trẻ Việt Nam từ 6 đến 22 tuổi. Hơn 60% người Việt Nam thuộc lứa tuổi này cắp sách đến trường, được đào tạo có mục đích, có nội dung, chương trình và theo một phương thức thống nhất.

Niên giám thống kê 2009 cho biết: số lượng học sinh phổ thông niên học 2008- 2009 là 15, 1 triệu người. Sinh viên các trường đại học năm 2008 là 197, 1 ngàn người. Với số lượng chiếm 33,7% dân số cả nước, vai trò của nhà trường có vị trí rất to lớn trong việc truyền bá tư tưởng Hồ Chí Minh vào học sinh, sinh viên. Làm được tốt việc này tức là đã đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong cả một thế hệ, thế hệ của tương lai xây dựng và bảo vệ CNXH ở nước ta.

Nói chung thanh, thiếu niên đều gắn bó với trường học ít nhất cho tới đến tuổi lao động. Dó đó, đây là lực lượng đông đảo rất quan trọng trong xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và đưa ngọn cờ Hồ Chí Minh và lý tưởng của Đảng đến đích thắng lợi. Vì vậy, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên từ ngay trong nhà trường có vai trò cơ bản, chiếm vị trí cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng nước ta.

Việc trang bị cho thanh, thiếu niên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường những hiểu biết cơ bản về Hồ Chí Minh và hệ thống tư tưởng của Người không những để các em có niềm tin khoa học mà còn xây dựng lý tưởng cách mạng, về thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng, hình thành nền tảng tư tưởng cách mạng vừng chắc để sau này trở thành những chủ nhân của đất nước, kế thừa xứng đáng sự nghiệp của cha anh. Đó là một việc làm cụ thể, thiết thực đào tạo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau đúng theo quan điểm của Hồ Chí Minh.

Từ bậc tiểu học đến các trường đại học, trung học chuyên nghiệp ở Việt Nam đều thống nhất thực hiện mục thiêu đào tạo mà “Luật giáo dục”đã quy định là: “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”1.

Thực hiện mục tiêu đào tạo này phải dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vì “chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” của Đảng ta. Từ mục tiêu đó, nội dung giáo dục, phương thức, hình thức giáo dục được thống nhất. Đây là một ưu thế rất nổi bật của nhà trường ở nước ta hiện nay. Những tri thức về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thể hiện khá rõ nét và chiếm một vị trí quan trọng trong các chương trình giảng dạy ở nhà trường, đặc biệt trong các bộ môn khoa học xã hội, văn học, lịch sử, giáo dục công dân2. Số liệu điều tra xã hội học cho thấy thanh, thiếu niên

1

Luật Giáo dục, Nxb CTQG, Hà Nội, 1998, tr.8 2

Trong môn “Tìm hiểu tự nhiên và xã hội” đã có những bài nói về tuổi ấu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương đạo đức cũng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thiếu niên. Như vậy, ngay từ những năm đầu tiên cắp sách đến trường, hình ảnh kính yêu, gần gũi của Bác Hồ đã in đậm dấu ấn trong các em; ở bậc trung học cơ sở (lớp 9) có những bài, những nội dung lịch sử gắn liền với quá trình lao động của Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh như bài: Hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở nước ngoài (1919 - 1925); Nguyễn ái Quốc với quá trình thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn ái Quốc với việc thành lập Mặt trận Việt Minh và chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám; Bác Hồ với Tuyên ngôn độc lập, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; ở lớp 12 những tri thức lịch sử về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trình bày kỹ hơn và lồng với kiến thức lịch sử dân tộc. Qua các bài lịch sử, học sinh không chỉ hiểu về những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc, phong trào cách mạng thế giới mà còn hiểu hơn mối quan hệ giữa lãnh tụ với quần chúng, dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với tiến trình cách mạng nước ta. Hay trong môn văn học, ở cả 2 cấp (trung học cơ sở và trung học phổ thông) đều có nhiều nội dung giảng dạy về Chủ tịch Hồ Chí Minh như truyện, ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bản Tuyên ngôn độc lập; Các bài thơ trong “Nhật ký trong tù” của Người. Những nội dung này là những kiến thức hỗ trợ quan

tiếp nhận thông tin về Hồ Chí Minh qua trường học có tỉ lệ cao hơn chỉ số chung: 70, 1%/ 58, 5%. Điều này cũng tương thichs với chỉ số 70,3%/ 59,8% người được hỏi cho rằng họ đã tiếp nhận thông tin về Hồ Chí Minh qua sách giáo khoa, giáo trình1.

Từ các dữ kiện trên cho thấy, phương thức giáo dục qua hệ thống nhà trường là phương thức căn bản nhất, có ưu thế nhất, tốt nhất trong tất cả các phương thức. Ưu thế đó còn thể hiện ở việc có thể điều chỉnh, kiểm soát được bởi chủ thể giáo dục, nội dung, người giáo dục, đối tượng được giáo dục và phần nào cả môi trường giáo dục.

Để có thể thực hiện phương thức giáo dục thông qua nhà trường cần phải căn cứ theo lứa tuổi, trình độ, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà học sinh sống và hoạt động; phải căn cứ vào nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh để truyền thụ cho học sinh theo yêu cầu giáo dục, mục tiêu giáo dục, đối tượng được giáo dục.

ở trường đại học, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện qua môn học “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Việc giảng dạy ở đây cần làm cho sinh viên tiếp cận với tình hình, kết quả nghiên cứu hiện nay về tư tưởng Hồ Chí Minh và không để cho sinh viên tiếp nhận một cách thụ động theo cách thầy giảng, trò ghi và nói lại những điều đã nghe hoặc đọc sách mà cần phải gắn việc học tập với nghiên cứu khoa học, góp phần vào việc giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều chủ yếu là vận dụng những kiến thức đã học về tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc học tập, nghiên cứu ngành khoa học của mình, vận dụng vào cuộc sống để lý giải những vấn đề của xã hội và có thái độ ứng xử kịp thời đúng đắn. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành cơ sở phương pháp luận cho sinh viên nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học đang được tìm hiểu và là kim chỉ nam cho hành động thực tiễn của sinh viên.

Trong các trường phổ thông, học sinh các cấp không được học tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là một môn học riêng, nhưng những hiểu biết về Hồ Chí Minh - cuộc đời, sự nghiệp, phẩm chất đạo đức, tư tưởng, tình cảm của Người - được trình bày một cách khá cụ thể qua các môn học về khoa học xã hội, đặc biệt là qua các môn Văn, Sử, Giáo dục công dân và các môn bổ trợ khác. Những kiến thức của các môn học đã giúp

trọng góp phần giúp học sinh nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người.

thanh, thiếu niên tiếp thu có hệ thống, vừa sức nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. và nâng cao chất lượng, trình độ nhận thức về các môn học trong đó có môn tư tưởng Hồ Chí Minh..

Về phương diện này, phát huy những mặt mạnh của hệ thống giáo dục chính quy, chúng ta cần sớm nghiên cứu thống nhất được một chương trình giảng dạy chính quy về tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống trường học, từ giáo dục phổ thông cơ sở đến đại học, phối hợp lồng ghép việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào các môn học quan trọng khác với một dung lượng cần thiết, tương xứng mục tiêu đặt ra và yêu càu của thực tiễn.

Như trên đã nói, để tránh thụ động trong học tập, một vấn đề rất quan trọng là

phải đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường. Phải đổi mới cách giảng truyền thống nghe-ghi sang sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong các nhà trường để tạo ra sự yêu thích trong học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh, sinh viên.

Ngoài hình thức học tập chính khoá, các hoạt động ngoại khóa rất có tác dụng trong giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh, sinh viên. Hình thức hoạt động ngoại khóa rất phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều hoạt động cần được tiến hành và có thể thực hiện trong điều kiện hiện nay phù hợp với lứa tuổi thích hoạt động và khám phá của tuổi trẻ. Đó là việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh qua việc tổ chức tham quan tìm hiểu, học tập các di tích lịch sử, tiến hành cuộc đi về cội nguồn ...

Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường đã và đang được hình thành và hoàn thiện hơn cùng với việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và là một bộ phận hữu cơ trong giáo dục học, trong phương thức dạy học của các bộ môn có liên quan. Do vậy, cần phải chú ý một số vấn đề sau đây:

Một là, phải quán triệt nguyên lý gắn liền nhà trường với xã hội, học đi đôi với hành. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ cần gắn với tình hình, nhiệm vụ đất nước ngày nay làm cho những kiến thức mà họ thu nhận được có ý nghĩa và tác dụng thiết thực. Thầy giáo và học sinh cần tham gia những hoạt động xã hội, ích nước lợi dân. Đó chính là việc gắn kết giữa học với hành. Đây là điều kiện để cho thanh, thiếu niên đem vốn hiểu biết tiếp thu được phục vụ cuộc sống, phục vụ xã hội, là điều kiện để giáo

dục lý tương, rèn luyện đạo đức, trách nhiệm, ý thức công dân cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hai là, cần nắm chắc đối tượng giáo dục; đây là thế hệ trẻ được kế thừa những di sản tư tưởng, truyền thống của cha anh, song lại có những biến đổi khác biệt nhất định do điều kiện cụ thể của cuộc sống chi phối, ảnh hưởng. Dó đó, không thể vận dụng những phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục trong điều trước đây vào thế hệ trẻ ngày nay với sự vận động mạnh mẽ của toàn cầu hóa, kinh tế tri thức, quốc tế hóa giáo dục, kinh tế thị trường... vừa có tác động tích cực, vừa có mặt tiêu cực, hạn chế của nó.

Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh, sinh viên phải tôn trọng đối tượng giáo dục, tránh việc giảng dạy công thức, giáo điều, áp đặt mà phải chú ý phát huy trí thông minh, tư duy sáng tạo, kết hợp lý trí với tình cảm. Do đó một mặt phải thống nhất được những quan điểm chung nhất, từ việc xây dựng kế hoạch đến việc chỉ đạo thực hiện trong toàn bộ hệ thống giáo dục đào tạo, từ trung ương tới địa phương, cơ sở phát huy sức mạnh của toàn xã hội. Phải không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, theo phương pháp giảng dạy tích cực, kể cả giảng dạy trên lớp và giảng dạy từ xa trên cơ sở tận dụng phương tiện công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông hiện đại.

Ba là, Người thầy phải làm gương cho người học về mọi mặt trong giáo dục thực hành tư tưởng Hồ Chí Minh. Phải khơi dậy trong người học ý thức học tập và làm theo những điều Bác Hồ dạy và theo gương của Người. Vì vậy, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường phải thể hiện tính nhân văn Hồ Chí Minh và sự nghiêm khắc, nghiêm túc trong việc tiếp thu và vận dụng vào kiến thức vào học tập và cuộc sống. Muốn thế, người thầy phải có trình độ hiểu biết sâu rộng về khoa học về Hồ Chí Minh, về tình hình, nhiệm vụ cách mạng tương ứng với yêu cầu của đối tượng, là tấm gương để cho các em noi theo.

Bốn là, Phải hiểu sâu sắc ý nghĩa quan trọng của giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường cho học sinh, sinh viên vừa là nhiệm vụ “xây”, nhưng còn là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, học thuyết chính trị xã hội. Phải thấy đây là cuộc đấu tranh có tổ chức của Đảng và Nhà nước ta chống những luận điểm sai trái, chống các âm mưu hành động lôi kéo con tim khối óc thế hệ trẻ của kẻ thù. Trong cuộc đấu tranh này, chúng ta có thể kiểm tra kết quả về mặt nhận thức khoa học của thanh, thiếu niên, song chưa thể nhận thấy ngay hiệu quả của việc giáo dục mà trải qua một thời gian

kiểm nghiệm lâu dài. Bởi vây, phải coi nhiệm vụ giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn của nhiều thế hệ.

b)- Kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội trong giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 148 - 160)