Phương thức giáo dục kết hợp giữa đạo đức, tính nhân văn và yêu cầu đáp ứng cuộc sống vật chất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 64 - 66)

II. Nhận thức chung về phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên trong bối cảnh hiện nay

4. Phương thức giáo dục kết hợp giữa đạo đức, tính nhân văn và yêu cầu đáp ứng cuộc sống vật chất

ứng cuộc sống vật chất

Phương thức giáo dục nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tế có quan hệ đến phương thức giáo dục kết hợp giữa đạo đức và đáp ứng yêu cầu cuộc sống, cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần cho toàn dân mà trước hết cho thanh, thiếu niên. Bởi lẽ, nói đến tính ưu việt của xã hội cũng như bản chất chế độ không thể chỉ nói xuông mà phải luôn luôn được chứng minh bằng những việc làm cụ thể, những chính sách mang lại lợi ích thiết thực cho dân cho nước, trước hết cho các cháu thanh, thiếu niên và nhi đồng vốn là những người xứng đáng nhất trong hưởng thụ của xã hội mới, của chế độ mới.

Trong lĩnh vực giáo dục, nhất là giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên, không thể chỉ diễn ra bằng những lời thuyết giáo xuông, bằng những chân lý cao đẹp nhưng không có sức thuyết phục. Có thể không có thứ giáo dục nào có hiệu quả bằng việc kết hợp giữa đòi hỏi tu dưỡng đạo đức với việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho thanh, thiếu niên.

Dĩ nhiên, không thể mọi lời nói đạo đức thì có ngay những việc làm đạo đức, nhưng nói chung khi nói đến yêu cầu phấn đấu về đạo đức cho thanh, thiếu niên, chúng

ta không nên biến họ thành những bậc thần thánh không cần đến yêu cầu vật chất. Điều đó trước đây đã không đủ sức thuyết phục, ngày nay càng không thể thuyết phục được đối tượng cần giáo dục, nhất là bối cảnh của xã hội tiêu dùng hiện nay. Hơn nữa, hiện nay khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, những đòi hỏi vật chất của con người ngày càng được đáp ứng thì đối với thanh, thiếu niên lại càng phải đáp ứng cho họ ngày càng nhiều hơn những điều thuyết giảng về đạo đức, về bản chất chế độ, về nền văn minh mới mà họ vẫn mơ tưởng.

Tóm lại, trên đây là những phương thức giáo dục cơ bản, chứ không phải là toàn bộ phương thức đáp ứng thực tiễn muôn hình, muôn vẻ luôn đặt ra trong cuộc sống hiện đại, nhất là đối với đối tượng luôn trong trạng thái vận động, vận động nhanh

trong cả tư duy và hành động như thanh, thiếu niên trong bối cảnh hiện nay. 3. Những nguyên tắc cơ bản của phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí

Minh cho thanh, thiếu niên.

Một là: Hiểu rõ đối tượng được giáo dục là thanh, thiếu niên.

Để xác định được phương thức giáo dục đúng đắn, có hiệu quả phải xuất phát từ một trong những vấn đề hàng đầu là đối tượng giáo dục. Đó là vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng phương thức giáo dục nói chung và xây dựng phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên nói riêng.

Như trên đã trình bày, do tính đa dạng của thanh, thiếu niên xét theo các phương diện xã hội, nghề nghiệp, tuổi, giới tính, nơi cư trú...và sự vận động liên tục của các yếu tố này trong điều kiện phát triển không ngừng của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trước tác động của sự phát triển của khoa học, kĩ thuật ở trong nước và trên thế giới, do đó cần phải nghiên cứu nắm chắc những yếu tố chung nhất của đối tượng được giáo dục là thanh, thiếu niên mới có thể xác định tốt nhất phương thức giáo dục chung (với hệ thống phương pháp và hình thức) về tư tưởng Hồ Chí Minh cho đối tượng là thanh, thiếu niên. Đồng thời, cũng trên cơ sở đó xác định những phương thức cụ thể phù hợp với các đối tượng thanh, thiếu niên phù hợp với sự đa dạng đã nêu trên. Không thể áp dụng máy móc phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên ở thành thị vào thanh, thiếu niên ở các vùng dân tộc ít người, miền xuôi cho miền núi, vùng không có đạo với các vùng có đạo...

Nguyên tắc hiểu rõ, nắm chắc đối tượng thanh, thiếu niên với tính đa dạng củatầng lớp này để hình thành những cách thức, hình thức, biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh tương ứng cho phù hợp với đối tượng được giáo dục. Điều đó đặt ra cho chúng ta phải chú ý đến đặc điểm của thanh, thiếu niên trong đó bao hàm nhiều yếu tố như trình độ văn hóa chung, dân tộc, tôn giáo... để định ra phương thức giáo dục cụ thể về tư tưởng Hồ Chí Minh cho họ.

Tất cả những vấn đề đặt ra trên đây cho thấy, phải hiểu rõ, nắm chắc đối tượng thanh, thiếu niên mà xây dựng, lựa chọn phương thức giáo dục thích hợp để chuyển tải nội dung giáo dục là tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm đạt mục tiếu đã đề ra trong giáo dục đối với thanh, thiếu niên. Bởi vậy, hiểu rõ, nắm chắc đối tượng thanh, thiếu niên để xác định phương thức giáo dục với nội dung được xác định là tư tưởng Hồ Chí Minh là nguyên tắc hàng đầu. Nguyên tắc này nhằm hiểu rõ đối tượng khách thể.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 64 - 66)