Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007,tr 460

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 77 - 81)

I. điều kiện lịch sử hìnhthành phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007,tr 460

thanh niên”1

Trước tình hình trên, trong báo cáo của Bộ Chính trị trình Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng khóa VII Về công tác thanh niên của Đảng đã nói rõ: “Thực trạng trên đây của thanh niên đặt ra cho Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ta những nhiệm vụ nặng nề. Đất nước sẽ phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa tùy thuộc và liên quan đến việc quản lí và điều tiết nền kinh tế thị trường và vấn đề ai nắm được thanh niên. Tương lai của đất nước ta trong thế kỉ sau tùy thuộc vào việc Đảng chăm lo đào tạo, bồi dưỡng lớp trẻ hiện nay ra sao. Do đó, bàn về công tác thanh niên, định hướng cho sự phát triển của tuổi trẻ là yêu cầu khách quan, cấp bách của giai đoạn cách mạng mới, của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”2.

Bởi vậy, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, với tư cách cùng với chủ nghĩa Mác Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của thế hệ chủ nhân tương lai đất nước là thanh niên trở thành yêu cầu cấp bách của công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

3. Chủ trương của Đảng trong việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thanh, thiếu niên thanh, thiếu niên

Trải qua các giai đoạn cách mạng, trên thực tế, Đảng ta đều rất quan tâm đến công tác thanh, thiếu niên. Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa III), Bộ Chính trị (khóa V,và khóa VI đều ra nghị quyết chuyên đề về công tác thanh niên (Nghị quyết 181 của Ban Bí thư Trung ương Đảng tháng 9-1968, Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (Khóa V), Nghị quyết 25 của Bộ Chính trị khóa VI..). Các nghị quyết trên của Đảng đã góp phần tạo ra những chuyển biến nhất định trong nhận thức và chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và Chính quyền, các đoàn thể xã hội đối với công tác thanh, thiếu niên và đã tạo ra những yếu tố tích cực của thanh, thiếu niên như đa nói ở trên.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr 460 2 2

Tuy nhiên, từ khi Đảng ra đời mới có hai hội nghị Trung ương Đảng bàn và ra nghị quyết về công tác vận động thanh niên (1-1930 và 3-1931). Ban chấp hành Trung ương Khóa IV, VI đều có ý định đưa vấn đề thanh niên ra bàn nhưng chưa thực hiện được. Tình hình đó đã hạn chế sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác thanh niên nói chung. Do vậy, “công tác thanh niên còn chậm đổi mới”, “còn để cho thanh niên tư duy và hành động tự phát”, “công tác thanh niên còn nặng về khai thác sử dụng sức mạnh thanh niên mà chưa chăm lo bồi dưỡng, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển”1.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, nhưng vấn đề hàng đầu vẫn là sự “lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng còn chung chung, Nhà nước còn chậm trễ trong thể chế hóa nghị quyết của Đảng, thiếu đầu tư thích đáng và chưa có tổ chức chuyên trách về công tác thanh niên. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có cố gắng, song bước vào thời kì mới đã bộc lộ nhiều nhược điểm thiếu sót. Vai trò và ảnh hưởng của Đoàn thanh niên trong thanh niên bị giản sút. Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên và giáo dục thiếu niên nhi đồng còn hạn chế. Các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội và nhiều gia đình chưa quan tâm đầy đủ đén việc chăm sóc giáo dục thanh, thiếu niên”2

Trước sự vận động mạnh mẽ của tình hình thế giới và trong nước tác động mạnh mẽ đến thanh, thiếu niên, trước tình hình thực tế của thanh, thiếu niên nước ta, ngày 14-1-1993, Hội nghị lần thứ tư của BCHTW Đảng (khóa VII) đã ra nghị quyết số 04-NQ/HNTW “Về công tác thanh niên trong thời kì mới”. Đảng ta xác định rõ: “Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỉ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007,tr.456 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.538 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.538

năm thì phải trồng người”, vì vậy vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người”1

Nghị quyết còn nói rõ: “Đảng đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên, phát huy vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên để thanh niên thực hiện được sứ mệnh lịch sử, đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, xây dựng và bảo vệ đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”2.

Mục tiêu của Đảng ta đối với công tác thanh niên là:

- Đào tạo, giáo dục và tạo mọi điều kiện cho thanh niên phấn đấu để hìnhthành một thế hệ con người mới có lí tưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công dân, có trí thức, có sức khỏe và lao động giỏi, sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính.

- Cổ vũ thanh niên Việt Nam nuôi dưỡng hoài bão lớn, tự cường dân tộc, năng động sáng tạo, làm chủ được khoa học và công nghệ mới, vươn lên ngang tầm thời đại, sánh vai cùng thanh niên các nước trên thế giới.

- Hình thành một lớp thanh niên nam, nữ ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, tiêu biểu cho thế hệ trẻ, trở thanh những nhà lãnh đạo, quản lí, kinh doanh giỏi, những chuyên gia xuất sắc trên mọi hoạt động xã hội, những trí thức uyên bác chiếm lĩnh các đỉnh cao của khoa học, những văn nghệ sĩ có tài năng, những người lao động có tay nghề cao”3.

Cùng với nghị quyết 04-NQ/HNTW “Về công tác thanh niên trong thời kì mới”, Đảng ta đồng thời ra nghị quyết 04-NQ/HNTW, ngày 14-1-1993, Về tiếp tục dổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Quán triệt Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, Nghị quyết này chỉ ra yêu cầu “xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo cụ thể của từng bậc học, cấp học, ngành học” và nhấn mạnh “Chú trọng giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”4 cho thế hệ trẻ.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.538 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.538 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.538 3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.538 4

Cũng cần phải nói rõ là, ngay sau Đại hội VII, với Nghị quyết số 01- NQ/TW (1992) của Bộ Chính trị về "Công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay",

Đảng ta đã nêu lên những phương hướng như "Đổi mới chương trình, nội dung,

phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành hệ thống tư tưởng chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội ta, nâng cao giác ngộ lý tưởng và niềm tin cho đảng viên, đoàn viên thanh niên và nhân dân"1.

Ngày 18-2-1995, Bộ Chính trị lại ra nghị quyết số 09 “Về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay” đã xác định cụ thể: Việc nghiên cứu, học tập để nắm vững, vận dụng sáng tạo, bảo vệ và phát triển Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh phải trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chính trị tư tưởng và lí luận của toàn Đảng, toàn dân ta.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), trong định hướng phát triển giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh việc "Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước"2 và xác định việc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ đảng viên và phải được quy định thành chế độ. Đồng thời, coi trọng bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ.

Trong chương trình toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, cũng có một số nghị quyết liên quan đến việc chỉ đạo giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) (12- 1996) về "Định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000" đã xác định nhiệm vụ "đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi và từng bậc học"3.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.25. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.109.

3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương, khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.40. quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.40.

Bước chuyển căn bản trong giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên được thể hiện qua chủ trương của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng. Đó là việc, cùng với sự khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta, là ánh sáng soi đường cho nhân dân ta đi tới thắng lợi, Đảng ta đã chỉ ra nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Với những nội dung được khẳng định đó, nhiệm vụ giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên có những bước phát tiển mới cả trong nội dung lẫn phương pháp và hình thức giáo dục.

Nghị quyết của Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) (3-2002) về Nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng lý luận trong tình hình mới

còn nêu rõ việc: “Cần đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lý luận, coi trọng chất lượng và tính hiệu quả. Tổ chức học tập một cách nghiêm túc, có hệ thống Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng”.1

Việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh được thúc đẩy mạnh mẽ hơn với Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 27-3-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới". Chỉ thị đã nêu lên một cách cụ thể nội dung, nhiệm vụ của công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh và việc tổ chức thực hiện và yêu cầu: "Cần sớm tổ chức biên soạn giáo trình và giáo khoa thống nhất về tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với từng cấp học, bậc học". Mặc dù trong nghị quyết số 01-NQ/TW (1992) của Bộ Chính trị về "Công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay", Đảng ta đã nêu lên việc "Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng có thể nói trên thực tế, từ sau Chỉ thị 23, các phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên mới được xây dựng một cách bài bản hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 77 - 81)