Báo Sự thật thanh niên, ngày 7-2-995.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 96 - 100)

II. Tình hình thực hiện phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên

1 Báo Sự thật thanh niên, ngày 7-2-995.

+ Vốn hành trang nào là quan trọng nhất để thanh niên bước vào cuộc sống? Kết quả cho thấy:

. 73,6% trả lời là ý chí và nghị lực của thanh niên. . 16,4% trả lời là cần đến sự hỗ trợ của gia đình.

+ Điều quan trọng nhất để thanh niên lựa chọn nghề nghiệp? Kết quả:

Có 84,9% cho là dựa vào năng lực, sở trường và sức khỏe của bản thân thanh niên.

Không phải ngẫu nhiên mà hai phong trào "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước", do Trung ương Đoàn phát động năm 1993 lại được đông đảo các đối tượng thanh niên hưởng ứng sôi nổi, phát triển mạnh mẽ cả bề nổi lẫn chiều sâu.

Theo Thống kê của Trung ương Đoàn, trong 4 năm 1994-1998, trên 1 triệu thanh niên nông thôn đã tham dự các lớp huấn luyện khuyết nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp; có 2.814 câu lạc bộ khuyến nông được thành lập, thu hút 195.000 thanh niên tham gia; có 82.100 công trình thanh niên được thực hiện trị giá trên 300 tỷ đồng.

Thanh niên nông thôn đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp: những mô hình cải tạo vườn tạp Cổ Loa, làng nghề truyền thống ở Bát Tràng, trồng rau sạch ở Vân Nội, VAC ở Sóc Sơn, trồng hoa cây cảnh ở Tây Tựu; v.v.. đều có sự đóng góp rất lớn của thanh niên.

Trong thanh niên công nhân có 2.418 hội thi sáng tạo với trên 27.000 thanh niên tham gia; có 8.219 sáng kiến khoa học công nghệ của thanh niên trị giá 234 tỷ đồng.

Thanh niên sinh viên tích cực hưởng ứng và tham gia phong trào "Học tập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh"; đã thu hút 412.000 học sinh, sinh viên tham gia vào các câu lạc bộ; qua Hội thi SV-96, "Bảy sắc cầu vồng", toàn xã hội đã được chứng kiến nhiều đại biểu thanh niên sinh viên năng động, sáng tạo, có bản lĩnh khi bước vào cuộc sống.

Với sự bung ra của nền kinh tế thị trường, nhiều thanh niên đã hăng hái, không chịu khoanh tay chấp nhận sự nghèo túng. Họ đã thực hiện phương châm vừa học,

vừa làm, không phân biệt sang, hèn, làm đủ mọi nghề (gia sư, dịch vụ, tiếp thị, xây dựng...). Tất nhiên, kết quả vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực.

Những dẫn chứng nêu trên phần nào đã chứng minh cho nhận định: Những nội dung cụ thể của lý tưởng cách mạng đang được thẩm thấu một cách tự nhiên vào thanh niên.

Tuy nhiên cũng còn một bộ phận thanh niên, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, bởi họ chưa xác định được lý tưởng của mình một cách đúng đắn, họ còn bị mê hoặc, bị lôi kéo bởi một số phần tử xấu trong xã hội.

- Thanh niên ngày càng gắn bó hơn với tổ chức Đoàn, Hội mong muốn phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên

Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức Trung ương Đoàn, năm 2000 có 870.000 thanh niên tiên tiến được kết nạp vào Đoàn và 57.245 đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng. Thì đến năm 2004, số thanh niên tiên tiến được kết nạp vào Đoàn tăng lên là 1.082.392 và số đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng là 95.061 thanh niên (chiếm 60,38% tổng số đảng viên mới được kết nạp).

Bảng 1: Số đoàn viên thanh niên được kết nạp vào Đoàn, vào Đảng

Năm Số thanh niên tiên tiến được kết nạp vào Đoàn

Số đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng 2000 870.300 57.245 2001 949.262 59.376 2002 1.018.193 73.498 2003 1.051.711 83.667 2004 1.082.392 95.061

Nguồn: Ban Tổ chức Trung ương Đoàn năm 2004.

Điều cần nói là những đảng viên trẻ này đã phát huy tốt vai trò, tích cực hoạt động chính trị, xã hội. Đặt trong bối cảnh tình hình chính trị thế giới có những thay đổi, khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nền kinh tế, xã hội của đất nước còn đang gặp nhiều khó khăn, thì chúng ta càng thấy rõ ý nghĩa của những kết quả trên.

Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh niên, thì đa số thanh niên cho rằng tổ chức Đoàn, Hội là chỗ dựa tin cậy của thanh niên. 57% đối với thanh niên

nông thôn; 19,4% đối với thanh niên công nhân và 9,1% đối với thanh niên học sinh, sinh viên.

Thanh niên sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội và phong trào thanh niên tình nguyện do Đoàn Thanh niên và Hội Liên hiệp Thanh niên tổ chức. Qua khảo sát trên 2.900 thanh niên tại 15 tỉnh, thành phố trong cả nước, của ủy ban quốc gia về thanh niên cho thấy: Đại đa số thanh niên đều sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội tình nguyện; 82,7% thanh niên luôn sẵn sàng, tích cực tham gia hoạt động tình nguyện ở địa phương; 53,7% thanh niên sẵn sàng tình nguyện đến các vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc để hoạt động tình nguyện. Đây là một nét đẹp nổi bật của thanh niên thể hiện lòng nhân ái, sẵn sàng nhường cơm, xẻ áo, xả thân vì nghĩa lớn của thanh niên.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận thanh niên có khuynh hướng sống thụ động, ý thức chính trị và tính tích cực xã hội thấp, chưa ý thức được vị trí, vai trò của mỗi cá nhân, của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của đất nước.

* Về đạo đức, lối sống của thanh niên

Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước đã có bước chuyển mình quan trọng và thu được những kết quả to lớn. Cùng với sự biến đổi của thời đại, của khoa học công nghệ, đặc biệt là của công cuộc đổi mới, xã hội Việt Nam đang diễn ra quá trình chuyển đổi giá trị một cách sâu rộng trên phạm vi toàn xã hội. Trong quá trình vận động của xã hội, của mục tiêu giáo dục, của đời sống, của xu thế phát triển của thời đại... đạo đức mới đang được hình thành và định hình trong thanh niên.

- Thanh niên tự đánh giá về bản thân

Qua số liệu điều tra cho thấy hầu hết thanh niên đánh giá tích cực về bản thân, như cho rằng mình có phẩm chất tốt, có trách nhiệm đối với gia đình; có khả năng làm được những việc mà người khác đã làm; họ cảm thấy tự hào về bản thân mình.

Bảng 2: Thanh niên tự đánh giá về bản thân

- Cho rằng mình có phẩm chất tốt 98,4%

- Mình có trách nhiệm đối với gia đình 94,7%

- Mình có khả năng làm được việc 93,9%

- Chưa bao giờ cảm thấy buồn chán 67,38%

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Y tế năm 2003 - Về định hướng giá trị cuộc sống

Biểu hiện định hướng giá trị cuộc sống của thanh niên hiện nay mang những nét đặc trưng của tuổi trẻ: sức khỏe, khát vọng về tình bạn, tình yêu, nhu cầu tự khẳng định mình, sự đề cao học vấn, khát vọng tìm kiếm ý nghĩa của sự thành công và nghề nghiệp... Đối với thanh niên hiện nay, các giá trị về đạo đức, tinh thần được xếp cao hơn giá trị về vật chất.

Bảng 3: Thanh niên định hướng giá trị cuộc sống

Có cuộc sống gia đình ổn định 87,2% Có sức khỏe tốt 82,2% Có học vấn 72,3% Có nghề nghiệp thích hợp 65,5% Tình yêu 57,3% Thành đạt 59,3%

Cùng với quá trình đổi mới, mở cửa của đất nước và tác động của nền kinh tế thị trường, nhiều chuẩn mực, giá trị, quan niệm của thanh niên có sự thay đổi về trật tự. Song thanh niên đều có một sự thống nhất chung đối với những giá trị như: Sự đổi mới, hướng tới tương lai; tính năng động tự chủ của cá nhân; tính thực tiễn và hiệu quả trong công việc. Các giá trị được xác định của thanh niên phù hợp với sự biến đổi của xã hội, thời đại và yêu cầu của xã hội trong tiến trình phát triển.

- Về các chuẩn mực đạo đức

Đa số thanh niên xem tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc là những giá trị đạo đức quan trọng (chiếm trên 90% tổng số thanh niên được hỏi)1.

Điều tra 2.271 thanh niên thì có 60% thanh niên cho rằng trung thành với Tổ quốc là lối sống cơ bản của thanh niên hiện nay2.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)