Về những hiểu biết của thanh, thiếu niên về Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 89 - 96)

II. Tình hình thực hiện phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên

a) Về những hiểu biết của thanh, thiếu niên về Hồ Chí Minh.

Chuyên đề khoa học mã số KHXH- 04/09 CĐ thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KH.XH.04 đã tiến hành điều tra 14 nhóm xã hội bao gồm: 1) Cán bộ công chức; 2) Đảng viên: 3) Đảng viên thành thị; 4) Đảng viên nông thôn; 5) Đảng viên miền núi-vùng sâu, xa; 6) Đoàn viên thanh niên; 7) Học sinh, sinh viên; 8) Đoàn viên thanh niên thành thị; 9) Đoàn viên thanh niên nông thôn; 10) Đoàn viên thanh niên miền núi, vùng sâu, xa; 11) Công nhân; 12) Nông dân; 13) Lực lượng vũ trang; 14) Dân tộc ít người. Điều tra trên cho thấy công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh với những phương pháp và hình thức đã nói ở trên có kết quả như sau:

* Hiểu biết về năm sinh và nơi sinh của Hồ Chí Minh

Bảng 1(%)

Nhóm xã hội Năm sinh Nơi sinh

188 8

1890 Ktl N. An H.Tĩnh Ktl

1 Chung (15 nhóm) 0.6 97.9 1.4 97 1.2 1.8

2 Đoàn viên thanh niên 0.4 98.6 1.0 97.4 1.4 1.2 3 Học sinh - sinh viên 0.5 98.7 0.7 96.9 1.5 1.6 4 Đoàn viên TN thành thị 0.5 98.3 1.2 97.0 1.0 2.0 5 Đoàn viên TN nông thôn 0.3 99.3 0.3 97.7 2.0 0.3

6 Đoàn viên TN Miền núi, Vùng sâu, xa

0.2 99.5 0.3 97.9 1.6 0.5

Bảng trên cho thấy hiểu biết của thanh niên về năm sinh và nơi sinh của Hồ Chí Minh có tỷ lệ đúng cao hơn các nhóm xã hội khác.

* Hiểu biết của thanh niên về công lao to lớn của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam

Bảng 2. (tỉ lệ %)

Nhóm xã hội Công lao to lớn của Bác Hồ 1 2 3 4 5 6 7

1 Chung 89.3 80 76.8 73.7 74.1 79.6 91.6

2 Đoàn viên thanh niên 85.4 67.8 60 59.5 55.6 69.3 90.5 3 Học sinh - sinh viên 83.1 58.5 46.9 47 40.8 59 90.5 4 Đoàn viên TN thành thị 85.6 70.7 63.5 61.9 56 74.6 91 5 Đoàn viên TN nông thôn 86.3 70.7 63.5 64.5 62.5 70 90.6 6 Đoàn viên TN Miền núi,

Vùng sâu, xa

84.6 55.9 74.3 45.2 42 56.9 90.4

Ghi chú nội dung của cột 1-7:

1= Sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam

2= Lãnh đạo nhân dân đánh Pháp đuổi Nhật giành độc lập dân tộc 3= Xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á 4= Sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất

5= Sáng lập lượng lượng vũ trang nhân dân Việt Nam 6= Có công lao lớn trong sự nghiệp thống nhất đất nước

7= Tìm ra con đường cứu dân tộc và vạch hướng đi đúng đắn cho đất nước.

Thống kê kết quả điểu tra 14 nhóm xã hội cho thấy đa số người trả lời đều hiểu rõ Bác Hồ có công lao to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Trong số 14 nhóm xã hội, tỉ lệ thấp nhất là nhóm học sinh-sinh viên (83.1%), tiếp đến là nhóm đoàn viên-thanh niên (85.4%). Tuy nhiên tổng hợp 5 nhóm đoàn thanh niên, sinh viên học sinh vẫn thấp hơn chỉ số chung (84, 8%/ 85, 4%)

* Hiểu biết của thanh niên về tư tưởng Hồ Chí Minh

Đánh giá về mức độ hiểu biết và nhận thức của các nhóm xã hội về tư tưởng Hồ Chí Minh qua điều tra những người được hỏi cho biết họ đã nghe, biết những câu nói, ý kiến nào là của Hồ Chí Minh trong số 12 câu nói, ý kiến đã nêu sẵn. Số liệu kết quả về sự nhận biết của các nhóm xã hội về những câu nói và ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu (ghi dưới bảng) như sau (bảng 3 và 4):

Bảng 3. (tỉ lệ %)

Nhóm xã hội 1 2 3 4 5 6

1 Chung 90.6 80.8 88.9 85.7 84.3 80

7 Đoàn viên thanh niên 80.4 64.9 84.6 73.6 76.6 64.5 8 Học sinh - sinh viên 70.7 50.8 81.1 64.3 71.4 55 9 Đoàn viên TN thành thị 83.1 67.2 84.4 74.1 75.1 67.7 10 Đoàn viên TN nông thôn 81.1 69.7 85 79.2 84.4 68.7 11 Đoàn viên TN miền núi, vùng

sâu, vùng xa

71.8 52.1 83.5 63.8 66.5 51.1

Ghi chú nội dung cột 1- 6:

1= “Đảng ta là một Đảng cầm quyền… phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

2= “Thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết trong Đảng”.

3= “Nhà nước của ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân”.

4= “Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì hại cho dân phải hết sức tránh”. 5= “Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết giành cho kỳ được độc lập”.

6= “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”.

Bảng 4 (tiếp). Nhận biết của thanh niên về những câu nói và ý kiến của Hồ Chí Minh

Nhóm xã hội 7 8 9 10 11 12

1 Chung 95.3 96.1 95.2 59.2 79.6 95.7

7 Đoàn viên thanh niên 94.8 96.5 95.2 39 59.4 92.9 8 Học sinh - sinh viên 93.4 95.6 94.4 23.7 39.9 91.4 9 Đoàn viên TN thành thị 95.6 96.8 95.8 40.6 60.9 94.4 10 Đoàn viên TN nông thôn 94.8 97.1 96.4 42.3 62.9 93.5 11 Đoàn viên TN miền núi,

vùng sâu, vùng xa

94.1 96.3 92.6 28.7 49.5 89.9

Ghi chú nội dung cột 7-12:

7= “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”. 8= “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

9= “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người “

10= “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân ta”

11= “Không sợ thiếu, chỉ sợ phân phối không công bằng”

12= “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”

Kết quả trên cho thấy trong 14 nhóm xã hội, nhóm có tỉ lệ thấp nhất là nhóm học sinh-sinh viên, tiếp đến là nhóm đoàn viên thanh niên miền núi vùng sâu vùng xa và thứ ba là nhóm đoàn viên thanh niên nói chung). Tổng hợp kết quả của nhóm đoàn viên và học sinh sinh viên vẫn thấp nhất so với chỉ số trung bình (chung)

* Tự đánh giá về mức độ hiểu biết về Tư tưởng Hồ Chí Minh của thanh niên (Bảng 5)

Bảng 5 (tỉ lệ %)

Nhóm xã hội

Đánh giá mức độ hiểu biết của bản thân Giản đơn Hiểu công lao Hiểu tổng quát Hiểu sâu sắc Không trả lời 1 Chung 4.9 21.5 35.6 31.5 6.5

7 Đoàn viên thanh niên 6.3 35.4 35.5 17.6 5.2

8 Học sinh - sinh viên 6 38.1 39.3 12 4.6

9 Đoàn viên TN thành thị 4.5 29.8 38.5 21.7 5.5

10 Đoàn viên TN nông thôn 8.1 44.7 27.2 14.9 5.1

11 Đoàn viên TN miền núi,

vùng sâu, vùng xa 7.6 36.8 41. 12.5 2.1

Bảng trên cho thấy: đoàn thanh niên, sinh viên học sinh tự đánh giá mình hiểu biết công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hiểu tổng quát tư tưởng Hồ Chí Minh có chỉ số cao hơn mức độ trung bình của 14 nhóm xã hội. Tuy nhiên họ cũng tự đánh giá mức độ hiểu sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh còn thấp hơn nhiều so với các nhóm xã hội khác.

* Đánh giá mức độ hiểu biết của cộng đồng về Tư tưởng Hồ Chí Minh

(Bảng 6)

(%)

Đánh giá mức độ hiểu biết của bản thân Giả n đơn Hiểu công lao Hiểu tổng quát Hiểu sâu sắc Không trả lời 1 Chung 15.1 40.9 12.9 8.1 23

7 Đoàn viên thanh niên 16.1 43.1 14.2 8.5 19.1

8 Học sinh - sinh viên 13.4 44.8 18.6 6.8 16.4

9 Đoàn viên TN thành thị 12.9 42.4 17.4 9.4 17.9

11 Đoàn viên TN miền núi,

vùng sâu-xa 14.8 44.4 17.3 7.4 16

Bảng trên cho thấy: Thanh niên đánh giá về sự hiểu biết của cộng đồng về tư tưởng Hồ Chí Minh cũng giống như tự đánh giá về mình: hiểu biết về công lao Hồ Chí Minh có chỉ số cao nhất; hiểu khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh có chỉ số lớn hơn và hiểu sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh không nhiều.

* Đánh giá mức độ cần thiết của việc hiểu biết và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc đổi mới (Bảng 7)

(%) Rất cần Rất cần thiết Cần thiết Khó trả lời Không trả lời 1 Chung 79.2 13.8 5 1.9

7 Đoàn viên thanh niên 66.4 20.4 11.3 1.8

8 Học sinh - sinh viên 58.5 23.2 16.1 2.2

9 Đoàn viên TN thành thị 66.7 21.9 9.5 2

10 Đoàn viên TN nông thôn 69.7 19.1 10.2 1

11 Đoàn viên TN miền núi, vùng

sâu-xa 58.4 21.1 17.8 2.7

Nhận xét chung: Có tới 93,0% số người được hỏi khẳng định việc hiểu biết và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc đổi mới là “rất cần thiết” và “cần thiết” và chỉ có 6.9% “khó trả lời” hoặc “không trả lời” đối với câu hỏi này. Trong khi đó, nhóm Đoàn thanh niên có: 86,8; Học sinh-sinh viên: 81,7; Đoàn thanh niên nông thôn: 88,8%; Đoàn viên thanh niên miền núi, vùng sâu-xa: 79, 5%. Tổng hợp các nhóm thanh niên vẫn thấp hơn chỉ số trung bình.

Có thể nhận xét một cách tổng quát rằng, nhận thức của thanh, thiếu niên về Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người có chỉ số khá cao. Do được học tập nên thanh, thiếu niên hiểu chính xã về công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên cũng thấy rõ rằng, những hiểu biết của thanh, thiếu niên về tư tưởng của Hồ Chí Minh còn

có chỉ số thấp hơn các nhóm xã hội khác. Chính nhóm này cũng tự nhận hiểu biết về tư tưởng Hồ Chí Minh ở chỉ số thấp và họ đánh giá về hiểu biết của cộng đồng cũng như vậy. Điều chú ý là những điều tra này mới chỉ dừng lại ở nhóm xã hội gồm những đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên là những người thường xuyên có học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.

b)- Về tình hình chung của thanh, thiếu niên

Tình hình của thanh, thiếu niên là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố. Bởi vậy, việc đánh giá kết quả của việc thực hiện phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thanh, thiếu niên phải được đặt trong việc đánh giá tình chung của thanh, thiếu niên. Không thể nghiên cứu tác dụng của phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên một cách riêng rẽ mà phái thấy tác động của phương thức giáo dục đó trong kết quả chung. Việc đối chứng này sẽ kiểm nghiệm kết quả của công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh với hiệu quả của phương thức được thực hiện trong thời gian qua.

*Về nhận thức tư tưởng và thái độ chính trị của thanh niên

Trong những năm qua, tư tưởng, thái độ chính trị của thanh niên tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Đa số thanh niên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng vào thành công của công cuộc đổi mới; gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tinh thần xung phong tình nguyện, tính tích cực chính trị, xã hội của thanh niên tiếp tục được khơi dậy và phát huy. ý chí tự lập tự cường, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống là xu hướng ngày càng được khẳng định.

- Thanh niên ngày càng hiểu rõ hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình

Khảo sát của Viện Nghiên cứu thanh niên năm 2000 cho thấy: Trong 1.723 thanh niên đại diện cho các đối tượng thanh niên công nhân, nông dân, dân tộc, tôn giáo, sinh viên được hỏi thì có:

+ 67,7% ý kiến cho rằng đã hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với đất nước và hăng hái tham gia.

+ 24,1% ý kiến cho rằng đã có quan tâm tới sự nghiệp đổi mới đất nước, nhưng chưa tin tưởng vào vai trò của bản thân.

+ Còn lại 8, 2% là số thanh niên thờ ơ, không quan tâm đến xã hội.

Khảo sát của ủy ban quốc gia về thanh niên năm 2001 cho thấy: Trong 2.900 thanh niên được hỏi thì phần lớn thanh niên đã nhận thức đúng đắn nhiệm vụ của mình để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Thanh niên ngày càng tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng

Đây là một ưu điểm nổi bật của thanh niên ta, niềm tin ấy đối với thanh niên ngày một tăng lên. Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu thanh niên cho thấy: Số thanh niên tin tưởng vào công cuộc đổi mới:

+ Năm 1990 là 71,4% + Năm 1994 là 90% + Năm 1995 là 92% + Năm 1998 là 98%

So sánh số liệu trên với thanh niên Nga cùng thời điểm thì mới thấy đây là một dấu hiệu đáng phấn khởi của thanh niên Việt Nam.

Thanh niên Nga vào cuối năm 1995 đầu 1996 chỉ có 5% thanh niên quan tâm đến chính trị; 67% thanh niên cho rằng tình hình chính trị đang có chiều hướng xấu đi; 98% cho rằng họ mất lòng tin vào Hội đồng liên bang; 94% mất lòng tin vào Chính phủ1.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ thanh niên (khoảng 30% chưa có nhận thức tốt, họ còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, lại sống trong môi trường có nhiều hiện tượng tiêu cực, nên bị ảnh hưởng, chi phối cũng là điều dễ hiểu.

- Tính năng động, tự vươn lên lập thân, lập nghiệp của thanh niên ngày càng được thể hiện rõ

Khi được hỏi:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 89 - 96)