Nguyên tắc giáo dục con người phát triển toàn diện.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 145 - 148)

II. Nội dung phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên hiện nay.

b) Nguyên tắc giáo dục con người phát triển toàn diện.

Đây là nguyên tắc Hồ Chí Minh và Người rất quan tâm đén nguyên tắc này. Phải giáo dục con người mà trước mắt là thanh, thiếu niên thành những người vừa có tài vừa có đức, hay nói như Hồ Chí Minh là vừa “hồng” vừa “chuyên”. Nói đến con người phát triển toàn diện hiện nay phải nói đến rất nhiều mặt như trình độ văn hoá, ngoại ngữ, thông thạo máy tính, rèn luyện sức khoẻ, những nghiệp vụ chuyên môn hẹp… Nhưng, trước hết cần quán triệt một cách sâu sắc quan điểm giáo dục con người phát triển toàn diện của Hồ Chí Minh nói chung ở đây là tài và đức.

“Tài” rất quan trọng, nhất là hiện nay trong thời đại phát triển khoa học kỹ thuật, thời đại cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường toàn cầu hoá, thời đại nước ta hoà nhập với quốc tế toàn cầu hoá muôn màu muôn vẻ. Con người không có năng lực nhất định thì khó tồn tại chứ đừng nói đến phát triển toàn diện, nhất là giai đoạn nước ta đang đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới. Cho nên, Hồ Chí Minh không chỉ coi trọng tài mà chính Người luôn kêu gọi tìm người có tài và trọng dụng người tài dù họ không phải là đảng viên cộng sản. Có thể nói, Hồ Chí Minh là người coi trọng tài năng và biết trọng dụng người có tài hơn ai hết.

Song, so với “tài” thì “đức” không chỉ quan trọng mà còn có vai trò quyết định, cho nên Hồ Chí Minh đã phải khẳng định “đức phải có trước tài”. Trong bối cảnh hiện nay, thực hiện cho được nguyên tắc giáo dục con người phát triển toàn diện theo tư tưởng Hồ Chí Minh không phải dễ dàng. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, như quan điểm thực dụng trong giáo dục theo cách nói “mèo trắng hay mèo đen đều không quan trọng, miễn là bắt được chuột”; như thực trạng chạy theo kinh tế thị trường miễn sao kiếm ra tiền, có thu hoạch cao, lợi nhuận càng tối ưu càng tốt; như cần bàn tay vàng và đầu óc sáng tạo, còn đạo đức hãy nói sau. Một nguyên nhân khách

quan nữa cũng rất quan trọng là hiện tượng xuống cấp về đạo đức trong xã hội. Những bậc cha, chú cũng đang có hiện tượng lao vào cuộc sống gấp gáp, tham nhũng tràn lan. Bên cạnh đó còn rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác khiến cho thanh, thiếu niên khó tập trung tu dưỡng đạo đức, nhất là đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Thậm chí, hiện nay, khi nói đến việc tu dưỡng đạo đức chống chủ nghĩa cá nhân, đến yêu cầu cần kiệm liêm chính, chí công vô tư… không ít người cho rằng chỉ là lý thuyết xuông. Song, nếu không quan tâm đến nguyên tắc giáo dục con người phát triển toàn diện sẽ không bao giờ thực hiện được kế hoạch “trồng người” theo tư tưởng Hồ Chí Minh, càng khó đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau. Điều đó không còn là dự báo mà đã trở thành một thực tế khá rõ ràng, một tình hình đáng báo động trong thanh, thiếu niên hiện nay.

Nguyên tắc giáo dục con người phát triển toàn diện là nguyên tắc mục tiêu giáo dục.

c)-Nguyên tắc “nhà giáo dục cũng cần được giáo dục”.

Trong bối cảnh hiện nay, đây là vấn đề rất quan trọng, thậm chí có vai trò quyết định đến chủ thể được giáo dục là thanh, thiếu niên. Bởi lẽ, nói đến phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên mà những người thực hiện phương thức giáo dục đó, từ Đảng, Nhà nước đến nhân dân, từ cơ chế đến những con người thực hiện cụ thể lại chưa hoặc không làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì sẽ không bao giờ thực hiện được việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên.

Thật thấm thía khi nhắc tới câu nói của Hồ Chí Minh rằng: Không phải cứ trương hai chữ “cộng sản” lên trán thì sẽ trở thành người cộng sản chân chính. Có không ít đảng viên phải đứng trước vành móng ngựa vì tham nhũng, thì làm sao thanh, thiếu niên noi theo được. Đã có những người được gọi là thầy, mang đủ cả các chức danh cao quý nhưng trên thực tế lại làm ngược lại với những lời trên bục giảng… Chính vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải nghiêm khắc hơn với những nhà giáo dục và nhà giáo dục cũng cần được giáo dục. Chúng ta phải rà soát lại cơ chế và người giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên.

Trên đây chỉ nói đến ba nguyên tắc cơ bản nhất khi bàn về phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên. Cả ba nguyên tắc nêu trên không thể xem nhẹ nguyên tắc nào, phải đồng thời quán triệt và thực hiện khi nói đến xây dựng, đổi mới phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên. Nói đến nội dung xây dựng, đổi mới không có nghĩa là rời bỏ những nguyên tắc cơ bản, trái lại phải quán triệt những nguyên tắc đó sâu sắc hơn, tìm ra những nguyên nhân vì sao tư tưởng Hồ Chí Minh không đến được hay khó đến với thanh, thiếu niên. Trên cơ sở đó, cả hệ thống chính trị từ Đảng, Nhà nước đến các đoàn thể, gia đình và xã hội phải xây dựng, phải tìm những hình thức mới, phương pháp, biện pháp mới trong việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên trong điều kiện tình hình khách quan đang vận động nhanh chóng và rất phức tạp hiện nay.

Ngoài ba nguyên tắc lý luận cơ bản nêu trên, có thể nói đến những vấn đề mang tính nghiệp vụ về giáo dục cho thanh, thiếu niên, như “uốn cây từ lúc cây non”; nguyên tắc giáo dục trực quan cũng đang được chú ý; nguyên tắc coi trọng tính sáng tạo chứ không phải học thuộc làu sách kinh điển đối với thanh, thiếu niên; nguyên tắc phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, v. v… cũng đã được Hồ Chí Minh nhắc đến

Những nguyên tắc giáo dục thanh, thiếu niên có tính nghiệp vụ đó đã được các nhà giáo dục học như nhà giáo dục học người Nga Makarencô rất quan tâm. Chẳng hạn, ông cho rằng đối với một con người lên 8 tuổi mới nghĩ đến việc giáo dục đã là quá muộn. Uốn nắn cả một lớp người, một thế hệ thanh, thiếu niên nhằm tạo ra một lớp người có lý tưởng cách mạng, có hiểu biết chính trị, có kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, dũng cảm và sáng tạo trong chiến đấu cũng như trong sản xuất, lại càng phải có kế hoạch một cách toàn diện từ rất sớm. Đó là việc của toàn xã hội, thể hiện không chỉ trong những chủ trương chính sách đúng đắn đối với giáo dục, đào tạo mà có thể nói trong toàn bộ chiến lược kinh tế và xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Cho nên, không phải là ngẫu nhiên những năm gần đây ngành giáo dục đào tạo đang được cả xã hội quan tâm, đang có nhiều quan điểm rất khác nhau, thậm chí có cả những quan điểm trái ngược nhau của cả người ở nước ta và người nước ngoài có thiện cảm với chúng ta.

Trong bối cảnh hiện nay, nói đến việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, không thể không nói đến thế hệ gắn liền với nền giáo dục phổ thông. Cho nên, khi nói đến đổi mới phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu

niên không phải là công việc riêng của ngành nào mà phải được quán triệt trong toàn bộ đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước ta.

Bên cạnh những nguyên tắc mang tính lý luận nêu trên, cần phải chú ý đến những vấn đề mang tính thực tiễn mà ở Chương I đã đề cập đến với bốn mối quan hệ thường gặp và cũng đang bị những kẻ thù với Việt Nam tìm cách lợi dụng, xuyên tạc nhằm mục đích lôi kéo thanh, thiếu niên theo hướng có lợi cho chúng. Đó là phương thức giáo dục kết hợp giữa truyền thống với hiện đại, dân tộc với quốc tế; phương thức giáo dục kết hợp giữa xây và chống, trong đó xây là chủ yếu; phương thức giáo dục kết hợp giữa nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tế, trong đó làm là chủ yếu, thực tế là quan trọng; phương thức giáo dục kết hợp giữa giáo dục đạo đức, tính nhân văn với yêu cầu đáp ứng nhu cầu cuộc sống vật chất, nhất là đối với những tầng lớp thanh, thiếu niên gặp hoàn cảnh khó khăn ở nông thôn và các vùng sâu vùng xa, ít có điều kiện tiếp cận với đời sống văn minh, hiện đại… Từng vấn đề quan hệ nêu trên đã được phân tích ở những phần trên.

Trên cơ sở ba nguyên tắc lý luận đổi mới và bốn nguyên tắc thực tiễn vận dụng đó, chúng ta sẽ bàn đến những nội dung phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 145 - 148)