Khái niệm phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 53 - 55)

II. Nhận thức chung về phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên trong bối cảnh hiện nay

1. Khái niệm phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh

Phương thức (modality, mode) được hiểu theo nghĩa chung nhất là hệ thống phương pháp, hình thức1 tiến hành để tác động vào đối tượng nhằm đạt được những mục đích và nội dung mà chủ thể đề ra. Phương thức có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ đất nước đã có sự biến đổi qua mỗi thời kì.

Cho nên có thể hiểu Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên là một hệ thống phương pháp và hình thức giáo dục được tiến hành để tác động vào thanh, thiếu niên nhằm xây dựng họ trở thành những con người xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Để giáo dục thanh, thiếu niên một cách có hiệu quả, trước sự vận động của thực tiễn khách quan là tình hình trong nước và quốc tế, sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, của đối tượng được giáo dục là thanh, thiếu niên, phương thức giáo dục

thanh, thiếu niên nói chung và phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên cũng phải có sự điều chỉnh, bổ sung, đổi mới cho phù hợp với sự biến đổi của thực tiễn đó.

Từ năm 1986, từ Đại hội VI của Đảng, công cuộc đổi mới mới xây dựng đất nước ở nước ta bắt đầu được thực hiện. Sau 5 năm thực hiện, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực nhưng đất nước vẫn còn khủng khoảng kinh tế- xã hội. Bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6-1991), Đảng ta nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định vị trí nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam và bắt đầu đẩy mạnh việc nghiên cứu tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến Đại hội VIII (6-1996), Đảng ta khẳng định đất nước đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội, mặc dù còn một số mặt chưa vững chắc nhưng Đảng ta đã chủ trương đẩy mạnh đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001), Đảng ta có một bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận về tư tưởng Hồ Chí Minh với việc chỉ ra nguồn gốc, hệ thống quan điểm và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Trong nhiệm kỳ Đại hội IX, Đảng ta có chỉ thị “Đẩy mạnh việc nghiên cứu, giáo dục và tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh” (ngày 27-3-2003), theo các nội dung của Đại hội IX. Trong nhiệm kỳ Đại hội X, Đảng ta có cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Gần đây, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X có nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (ngày 25-7-2008).

Rõ ràng là phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh năm 1991 không thể giống hiện nay, khi bối cảnh thế giới, đất nước đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh đã có sự phát triển, bổ sung lớn. Mục tiêu cách mạng Việt Nam không thay đổi, nhưng nhiệm vụ và con đường đi tới mục đích đó đã có nhiều điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp điều kiện, tình hình. Vì vậy, phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh phải có những đổi mới cho tương thích với hoàn cảnh mới.

Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh có phạm vi rộng, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ, địa bàn, công việc của người được giáo dục; cơ cấu lực lượng gồm cán bộ, đảng viên, thanh niên, thiếu niên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân khác. Thanh niên tronglực lượng vũ trang, trong nhà trường, ở nông thôn

miền núi, đồng bằng, thanh niên công nhân, v. v.. cũng không giống nhau. Trong phạm vi rộng lớn đó, để đạt được kết quả giáo dục, nhà giáo dục cần có biện pháp, hình thức giáo dục phù hợp với tính chất công việc, địa bàn của các lực lượng khác nhau.

Bàn tới khái niệm “Phương thức giáo dục” nói chung, hay “Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh” cần chú ý các khái niệm liên quan như “phương pháp”, “phương pháp giáo dục”, “dạy học”, “phương pháp dạy học”. Đảng ta, trong một số văn kiện Đại hội và hội nghị Ban Chấp hành Trung ương chủ yếu nói tới “đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo” (Văn kiện Đại hội VIII), “đổi mới phương pháp dạy và học” (Văn kiện Đại hội IX), “đổi mới phương pháp giáo dục” (Văn kiện Hội nghị Hội nghị lần thứ Chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X). Riêng trong Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X (7-2008), trong Nghị quyết Đảng lãnh đạo thanh niên ghi rõ: “Đổi mới nội dung và phương thức giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước...”1.

Phương pháp (way, method) được hiểu là cách thức nhằm đạt tới mục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo một trật tự và chủ đích nhất định2.

Theo Bách khoa từ điển, khái niệm “Phương pháp giáo dục” được hiểu là “Cách thức hoạt động thống nhất giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm giải

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)