Hồ Chí Minh – Toàn tập, Sdd, T 8, tr 493-494.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 26 - 28)

Minh đã cùng Người hoàn thành sứ mệnh cách mạng của mình một cách vẻ vang, đưa đất nước ta từ một nước nô lệ thành một nước độc lập, tự do, có vị thế trên thế giới. Những thế hệ cách mạng nối tiếp trong thời đại Hồ Chí Minh cũng tỏ ra xứng đáng với vị trí con người mới xã hội chủ nghĩa, đã hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ của mình và ngày nay nhiều người trong số họ còn giữ vai trò quyết định trong sự nghiệp đổi mới.

Các thế hệ tiếp theo liệu có bảo vệ và phát huy được thành quả cách mạng mà các thế hệ trước để lại hay không, không thể xem là việc tất nhiên hoặc chắc chắn, nhất là bối cảnh thế giới có những diễn biến phức tạp hiện nay, nếu không tiếp tục sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người phát triển toàn diện theo tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thanh, thiếu niên.

Rõ ràng, giữa các thế hệ bao giờ cũng có tác động lẫn nhau, bằng sự nêu gương, bằng việc giáo dục trực tiếp và bằng cả những nguyên tắc tổ chức, biện pháp tư tưởng, tác động của văn hóa, đạo đức, lối sống, tác phong. Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến thế hệ cùng thời mà Người đặc biệt quan tâm đến các thế hệ tiếp theo, nhất là đối với thanh, thiếu niên. Người chú ý đến công tác thanh, thiếu niên và nhi đồng với một thái độ vừa yêu thương, độ lượng, vừa nghiêm túc, thận trọng. Người căn dặn: “Phải uốn cây từ lúc cây non, đừng để tâm hồn các cháu bị vẫn đục vì chủ nghĩa cá nhân”. Người nói ý đó khi thấy một số thanh, thiếu niên phấn đấu vào Đoàn, vào Đảng với động cơ không đúng, muốn trở thành những cán bộ mà lại nghĩ sai về yêu cầu đối với cán bộ cách mạng. Điều đó chứng tỏ Hồ Chí Minh đã sớm thấy những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân phát sinh từ lớp người còn rất non trẻ.

Trước đây nói đến thanh, thiếu niên hư hỏng chỉ là đề phòng, nhưng ngày nay trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập với quốc tế toàn cầu hóa, hiện tượng thanh, thiếu niên hư hỏng không còn là cá biệt mà đã thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Cho nên, việc Hồ Chí Minh lưu ý Đảng và xã hội quan tâm đến việc uốn cây từ lúc cây non, giáo dục trẻ từ lúc còn bé, thật là sáng suốt.

Trong chiến lược “trồng người”, Hồ Chí Minh quan tâm đến mọi mặt, song Người rất lưu ý đến việc nêu gương người tốt, việc tốt. Mà điều đó thì trước hết phải có một Đảng cầm quyền đủ mạnh, đủ sức nêu gương cho toàn dân tộc, không phải ở chỗ mang danh hai chữ “cộng sản” mà quan trọng là ở chỗ phải thấm nhuần đạo đức cách

mạng, mỗi đảng viên là một tấm gương đạo đức, toàn Đảng phải là đảng đạo đức và văn minh.

Chính vì vậy, một mặt Người ca ngợi Đảng ta vĩ đại thật, song mặt khác Người cũng cảnh báo: “Một dân tộc, một đảng và mỗi người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”1. Điều đó, ngày nay không còn là cảnh báo mà đã thành một nguy cơ thật sự nếu Đảng không tự chỉnh đốn lại đảng, nếu Đảng không nghiêm khắc với những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, nếu Đảng không xây dựng được Nhà nước thực sự vì dân, do dân và của dân, nếu đảng viên không gương mẫu, không nêu gương tốt cho thế hệ thanh, thiếu niên noi theo.

Phải nói là những năm gần đây do phát triển kinh tế thị trường, nhiều cán bộ, đảng viên không vượt qua được những thử thách trong điều kiện xã hội mới, hội nhập với quốc tế toàn cầu hóa theo hướng tư bản chủ nghĩa. Chính điều đó đã làm cho thế hệ “thanh niên già” vốn là những người đang nắm giữ nhiều trọng trách quan trọng không tạo được những tấm gương hấp dẫn đối với thanh, thiếu niên. Trái lại, hiện tượng thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên ngày càng nghiêm trọng, khiến cho vị trí của Đảng cầm quyền không còn được như trước, khiến cho Nhà nước có lúc không đủ mạnh về phương diện đạo đức để làm gương cho các cấp trong hệ thống hành chính quốc gia. Chính vì thế, thanh, thiếu niên vốn là những người nhạy cảm trước những thứ gọi là mốt của lối sống bắt chước và văn hóa ngoại lai, càng thiếu một chất xúc tác tốt đẹp, lành mạnh từ những bậc cha anh, thế hệ “thanh niên già” đang là tấm gương soi phản diện đối với thế hệ thanh, thiếu niên hôm nay.

Trong khi đó, bên cạnh những khám phá ra nhiều bí ẩn của thế giới, vẫn còn những thế lực muốn tìm cách lừa bịp con người, đưa ra những luận điểm phản khoa học về bản chất con người và bản chất văn hóa. Điều đó không chỉ thấy trên thế giới mà còn thấy ở nước ta. Họ viết những cuốn sách về con người và văn hóa nhằm nói vu vơ về bản chất con người, nào tự do sinh ra con người, nào con người không cần hệ tư tưởng mà mỗi người có hệ tư tưởng riêng, nào văn hóa không cần bản sắc, nào đất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 26 - 28)