Về thời cơ: Toàn cầu hóa tạo ra một thị trường rộng lớn giúp Việt Nam tiêu thụ được những sản phẩm sản xuất ra trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong hơn 300.000 doanh nghiệp ở nước ta hiện nay có hàng nghìn doanh nghiệp mà người đứng đầu và số đông người lao động đều là thanh niên.
Toàn cầu hóa tạo ra thời cơ để nước ta thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong những năm gần đây mỗi năm Việt Nam thu hút hàng chục tỷ đô la từ nguồn đầu tư và viện trợ nước ngoài. Nguồn vốn đó tác động tích cực tới sự phát triển của đất nước tạo công ăn, việc làm cho nhiều người mà số đông là thế hệ trẻ.
Toàn cầu hóa tạo điều kiện để chúng ta tiếp thu công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý hiện đại. Đối với thế hệ trẻ thì đây là niềm khát khao mong đợi trong quá trình lập thân, lập nghiệp để làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước.
Những thách thức do toàn cầu hóa đưa lại trước hết là làm cho sự cạnh tranh trên các lĩnh vực, trước hết là kinh tế trở nên quyết liệt hơn. Trong chiến tranh giải phóng, với thế chính nghĩa chống xâm lược, Việt Nam đã đánh thắng hai đế quốc to là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhưng trong, hội nhập kinh tế quốc tế với sự cạnh tranh kinh tế khốc liệt không chỉ trên thị trường quốc tế, mà ngay cả thị trường trong nước chúng ta cúng gặp không ít khó khăn. Việt Nam khó khăn trong cạnh tranh không chỉ với các nước lớn có nền kinh tế phát triển mạnh mà có thể cũng gặp khó khăn ngay cả với những nước nhỏ như Xingapo.
Hai là, việc giải quyết mối quan hệ giữa phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường với sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia dân tộc. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc với việc đẩy mạnh giao lưu văn hoá, chống lại sự xâm lược về văn hoá cũng là những thách thức gắn với quá trình toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập. Trong điều kiện mở cửa, cuộc đấu tranh tư tưởng tranh giành con tim, khối óc diễn ra cũng không thua kém bất cứ lĩnh vực nào mà còn có phần quyết liệt hơn trước các mưu toan diễn biến hòa bình của kẻ thù. Đây là những thách thức rất lớn là đối với thế hệ trẻ.
Về mặt hội nhập quốc tế về giáo dục của Việt Nam cũng có những chuyển biến căn bản. Để đổi mới cơ bản và toàn diện, NQ 14/2005/NQ-CP chỉ rõ là “xây dựng
chiến lược hội nhấp quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác và sức cạnh tranh của giáo dục Việt Nam thực hiện các hiệp định và cam kết quốc tế”. Tháng 2-2007, Hội nghị Trung ương 4 (khóa X) của Đảng đã ra nghị quyết về một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, trong đó yếu cầu: “Khẩn trương xây dựng đề án đề án tổng thể cải cách giáo dục - đào tạo nghề từ nội dung, chương trình đến phương pháp dạy và học, chế độ thi cử; chú trọng đào tạo ngoại ngữ, tin học, luật pháp quốc tế, kiến thức và kỹ năng hành chính; đào tạo và đào tạo lại giáo viên đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chất lượng cao”. Ngày 15/4 /2009, Bộ Chính trị tái khẳng định sự cần thiết thực hiện chủ trương cải cách nhằm tăng cường năng lực hội nhập. Chiến lược hội nhập quốc tế được coi là một bộ phận của cải cách giáo dục. Có thể nói rằng, sự tồn tại đồng thời, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, của hai xu thế đó là đặc trưng nổi bật, sự vận động của giáo dục Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Sự vận động đó tác động đến đối tượng giáo dục là thanh, thiếu niên Việt Nam.
Như vậy, toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập là xu thế khách quan trong thời đại ngày nay nhưng bên cạnh những thời cơ là những thách thức rất to lớn. Để có thể tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do hội nhập kinh tế quốc tế đưa lại, để đất nước và dân tộc, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam, có thể hội nhập mà không bị hòa tan, vấn đề xây dựng phương thức giáo dục nói chung, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên nói riêng cho phù hợp với những vận động của tình hình trong và ngoài nước là đòi hỏi khách quan.
b). Kinh tế tri thức ngày càng phát triển
Xét từ góc độ tiến bộ kỹ thuật và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, người ta chia lịch sử phát triển kinh tế thế giới thành 3 giai đoạn:
Thứ nhất, giai đoạn kinh tế dựa vào lao động tức là phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào chiếm hữu và phân phối nguồn lực lao động. ở giai đoạn này việc tác động vào đối tượng lao động tạo ra của cải vật chất đều do lao động chân tay làm ra.
Thứ hai, giai đoạn kinh tế tài nguyên, tức là phát triển kinh tế dựa chủ yếu vào chiếm hữu và phân phối tài nguyên thiên nhiên.
Thứ ba, giai đoạn kinh tế tri thức tức là phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sự sáng tạo và phát triển trí thức. Đây là thời giai đoạn khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp như Mác đã dự đoán.
Theo tổ chức hợp tác và phát triển (OECD) thì: “Một nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo ra việc làm trong tất cả các ngành kinh tế được gọi là nền kinh tế tri thức”1 (Knowledge economy) 2.
Bước vào thế kỉ XX, sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của khoa học -
công nghệ đã góp phần khẳng định vai trò quan trọng của lĩnh vực này trên bình diện toàn cầu và trong đời sống kinh tế - xã hội, trở thành một trong những yếu tố quyết định sự phát triển vươn lên của mỗi quốc gia. Trình độ khoa học - công nghệ đã đạt tới đỉnh cao chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại và nhờ những đột phá quan trọng trong lĩnh vực khoa học - công nghệ đã dẫn đến sự bùng nổ mạng lưới các trung tâm truyền dữ liệu quốc gia và quốc tế, hình thành các xa lộ thông tin toàn cầu. Các lĩnh vực công nghệ điện tử - tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin đã liên kết thành một hệ thống công nghệ mới của thời đại khác hẳn về chất so với hệ thống công nghệ trước đây. Sự phát triển mạnh mẽ đó của khoa học - công nghệ tạo điều kiện nhanh chóng dịch chuyển cơ cấu kinh tế, chu trình luân chuyển vốn và thay đổi công nghệ được rút ngắn, do đó, việc khai thác lợi thế của các quốc gia trở nên có hiệu quả. Khoa học - công nghệ còn làm thay đổi căn bản không chỉ xã hội công nghiệp mà còn làm thay đổi cả xã hội nông nghiệp truyền thống, nghề nghiệp của người lao động, tính chất, nội dung và cấu trúc lực lượng lao động…và góp phần vào việc làm thay đổi một cách nhanh chóng cơ cấu giai tầng trong xã hội. Khoa học công
1
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Tài liệu học tập cho cán bộ quản lý cấp cao, Sđd, tr 138.
2
Để các nước có thể tham gia vào nền kinh tế tri thức, Ngân hàng thế giới đưa ra bốn tiền đề cơ bản: