Thanh, thiếu niên hiện nay như thế nào, đang là vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau. Căn cứ vào một số hiện tượng tiêu cực của thanh, thiếu niên rất dễ thấy trên đường phố, một số người cho rằng thanh, thiếu niên ngày nay đang theo hướng hư hỏng, không bằng thế hệ thanh, thiếu niên đàn anh trước đây trong kháng chiến. Một số người khác lại căn cứ vào sự thông minh, tính ham học và những hiểu biết mới của thanh, thiếu niên ngày nay để nói rằng thanh, thiếu niên ngày nay hơn hẳn thế hệ thanh, thiếu niên ngày trước ở trình độ học vấn, ở tinh thần ham học và nhất là sự nhạy cảm trước cái mới của thế giới… Hơn nữa, có người còn nói thanh, thiếu niên ngày nay là sản phẩm “sành điệu và chịu chơi” của truyền thông… Có thể nói, nếu nhìn vào hiện tượng thì mọi ý kiến đều có thể đúng.
Quả là có nhiều thanh, thiếu niên hư hỏng, không chỉ những thanh, thiếu niên không được gia đình quan tâm chăm sóc, không được nhà trường giáo dục mà cả những thanh, thiếu niên trong các gia đình khá giả, được học hành đến nơi đến chốn, thậm chí cả những thanh, thiếu niên được xếp vào loại tiên tiến trong các nhà trường cũng có hiện tượng sống buông thả. Lối sống thực dụng đang trên đà phát triển mạnh trong thanh, thiếu niên, nhất là đối với những thanh, thiếu niên thuộc các gia đình khá
1 Daikasu Ikeda, Aurelio Peccei – Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 162. tr. 162.
giả, giàu có, kể cả những thanh, thiếu niên của con em các cán bộ được xem là cốt cán của Đảng và Nhà nước. Tất cả những hiện tượng suy thoái đạo đức nêu trên đều đúng và do đó có ý kiến khác nhau về thanh, thiếu niên ngày nay cũng là chuyện bình thường, dễ hiểu.
Hơn thế nữa, không chỉ có thanh, thiếu niên suy thoái đạo đức mà là hiện tượng chung của cả xã hội: Đó là mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hoá theo hướng tư bản chủ nghĩa như chúng ta thường nói. Thậm chí còn có thể nói, sự suy thoái đạo đức cũng như hiện tượng buông thả về lối sống, cách sống, dẫn đến tham nhũng của công trong một số cán bộ, đảng viên còn đáng báo động hơn. Điều đó đã rõ ràng và đã được phản ảnh nhiều trên các báo, đài và cả ở các nghị quyết, văn kiện của Đảng và Nhà nước. Chẳng hạn, trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX của Đảng nói: “Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng”1. Ngày nay, điều đó không những không giảm mà còn có phần nghiêm trọng hơn.
Song, vấn đề đặt ra ở đây là cần nhìn nhận cả thế hệ thanh, thiếu niên hiện nay như thế nào, thì vấn đề lại khác, không thể căn cứ vào những hiện tượng được xem là cá biệt, hoặc tuy không phải cá biệt nhưng cũng không phải là số đông thanh, thiếu niên. Hơn nữa, khi nói đến thế hệ thanh, thiếu niên ngày nay, phải thấy cả lớp người gồm hàng triệu con người có mặt trên khắp mọi miền của đất nước, những nơi đầu sóng ngọn gió ở biên cương, hải đảo, những công trường, nhà máy, hầm mỏ và đương nhiên cả hàng chục triệu học sinh, sinh viên đang học tập trong các nhà trường.
Rõ ràng, họ là một sức mạnh đã và đang chuyển mình cùng đất nước, đã và đang tiếp thu những cái mới, cái tiên tiến của thời đại khoa học, công nghệ phát triển nhanh đến chóng mặt như hiện nay. Không phải ai mà chính là tầng lớp thanh, thiếu niên mới lớn lên thường được gọi là 8x, 9x đang làm chủ các phương tiện khoa học và công nghệ hiện đại, đang tham gia thậm chí là chủ nhân của nhiều công trình khoa học, kỹ thuật có trình độ cao, đang thực hiện những nhiệm vụ giao lưu văn hoá, hợp tác khoa học và công nghệ với nước ngoài, đang giữ vai trò đầu tàu trong lĩnh vực khoa học, văn hoá khi tiếp nhận những giá trị khoa học mới, khi hội nhập với quốc tế toàn cầu hoá…Thậm chí cả trên mặt trận chống các thế lực thù địch, chống kẻ thù đang tìm
cách xâm lược âm thầm trên các trận địa công khai và bí mật, cũng có vai trò nòng cốt, đầu tầu của thanh, thiếu niên.
Tóm lại, có thể nói, thời nào cũng vậy, không có lực lượng thanh, thiếu niên thì đất nước này khó tồn tại chứ đừng nói đến phát triển. Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận những lớp người đã qua rồi cái tuổi thanh, thiếu niên mà chỉ để khẳng định rằng thanh, thiếu niên thời nào cũng có vị trí, vai trò quan trọng. Những người đã qua rồi cái tuổi thanh, thiếu niên, thường được gọi là lớp “thanh niên già”, đến nay vẫn giữ nhiều trọng trách của đất nước, cũng chính vì lúc còn thanh, thiếu niên họ đã tỏ ra xứng đáng là thế hệ tương lai của đất nước, của chế độ, của sự nghiệp cách mạng.
Các thế hệ thanh, thiếu niên của dân tộc ta có thể xem như dòng chảy từ cội nguồn những con suối trong lành, mạnh mẽ, có sức sống của cả dân tộc này từ thời các Vua Hùng dựng nước với những Thánh Gióng liên tục xuất hiện, với người tài, những anh hùng hào kiệt không bao giờ thiếu như Nguyễn Trãi khẳng định trong Bình Ngô đại cáo. Đó là quy luật cuộc sống, là hồn thiêng đất nước, là sức mạnh văn hoá dân tộc. ...
Tuy nhiên, nói đến thực trạng thanh, thiếu niên ngày nay, cần tìm hiểu nhằm làm rõ thực chất nhiều mặt trong mối quan hệ nhiều chiều của một đối tượng đang bị tác động mạnh mẽ của thực tế cuộc sống hiện đại hội nhập với thế giới toàn cầu hoá. Đây là một thực tế khác với thực tế khi đất nước còn chiến tranh, cho nên không thể nghĩ đơn giản mà phải thấy thanh, thiếu niên ngày nay đang sống trong môi trường dân tộc và quốc tế hoàn toàn khác trước rất nhiều, do đó họ có những suy nghĩ không giống thanh, thiếu niên ngày trước. Hơn nữa, họ đang là đối tượng tranh giành ảnh hưởng của kẻ thù. Nếu nói đến “diễn biến hoà bình” thì chính là ở đối tượng này. Những kẻ thù địch với Việt Nam hy vọng nhiều vào đối tượng 8x và 9x này. Họ hy vọng sẽ lôi kéo được lớp người này lật đổ sự nghiệp cách mạng, phản lại Hồ Chí Minh. Đó cũng là bài học đã thấy ở nhiều nước vốn là xã hội chủ nghĩa mà nước ta chắc chắn không phải là ngoại lệ.
Đương nhiên, không phải thế hệ trẻ ngày nay có nhiều yếu kém hơn các thế hệ cha anh khi họ còn trẻ. Hơn nữa, có thể nói, thế hệ trẻ ngày nay có nhiều thuận lợi và thông minh hơn rất nhiều nếu so với các bậc cha anh của họ. Điều đó có thể mỗi người chúng ta đều cảm nhận được khi tiếp xúc với con cháu mình. Do đó, nếu nói thanh,
thiếu niên ngày nay thiếu ý thức yêu nước và tinh thần dân tộc hơn các thế hệ cha anh thì hoàn toàn không đúng. Có điều cần phải thấy thanh, thiếu niên ngày nay đang đứng trước không chỉ thực tế đất nước mà trước mắt họ là cả một thế giới đã toàn cầu hoá, đã phát triển nhanh đến chóng mặt, là một thế giới phong phú, đa dạng cả vật chất và tinh thần, muôn mầu muôn vẻ, có cả tích cực và tiêu cực, cả mặt tốt và mặt xấu, thậm chí là rất xấu.
Tóm lại, đó là một thế giới hầu như rất khó phân biệt đâu là lý tưởng, đâu là thực tế. Cái thực tế sống động của xã hội tiêu dùng, của nền văn minh vật chất, của lối sống hấp dẫn… hầu như đang trở thành một trận địa khiến mỗi thanh, thiếu niên, nhất là những người có tiền, có điều kiện và hoàn cảnh phải suy nghĩ nhiều, phải đấu tranh với những đòi hỏi bản năng của phần “con” và phần “người” cao quý mà họ hấp thụ được, muốn vươn tới.
Đây cũng là một trận địa, nếu có thể nói như vậy, giữa hai thậm chí nhiều thế giới – thế giới của những con người có lý tưởng sống cao quý mà bất cứ xã hội nào cũng tôn vinh, cũng coi trọng với cách sống buông thả theo nhu cầu vật chất, theo tiếng gọi của xã hội tiêu dùng, thực chất là lối sống của xã hội tư bản chủ nghĩa. Chính vì những lý do đó, chúng ta cần phải có sự nhìn nhận thanh, thiếu niên ngày nay một cách đúng đắn, không thần thánh họ cũng không coi thường họ. Họ cũng chỉ là những con người bình thường đang đòi hỏi những nhu cầu tối thiểu của thời đại họ đang sống. Vấn đề là phải có biện pháp giúp họ nhìn thấy mặt khác của cuộc sống, mặt trái của xã hội, giúp họ tinh thần nhân bản mà bất cứ xã hội nào cũng cần tôn vinh để hướng tới xã hội tốt đẹp hơn không chỉ cho bản thân họ mà cho cả xã hội, cả nhân loại cần lao.
Nếu suy nghĩ về tương lai của đất nước, xét cho cùng, là suy nghĩ về thế hệ thanh, thiếu niên tức lớp trẻ Việt Nam. Đó là quan điểm của nhiều người, lo lắng của nhiều người. Nhưng lo lắng rồi phải làm gì để giúp lớp trẻ có đủ bản lĩnh vượt qua những sóng gió cuộc đời mà chắc chắn họ sẽ gặp và đang gặp trong thời đại hiện nay.
Vậy thực sự lớp trẻ Việt Nam đang nghĩ gì ? Họ thiếu cái gì ?
Có người nói, tuổi trẻ ngày nay không thiếu thông tin, cái họ thiếu chính là tính nhân văn trong cái lõi thông tin đó. Dưới hình thức một bức thư cho bạn trẻ, một trí thức sống ở nước ngoài nói rất đúng rằng: “Nhưng dù hiện tại như thế nào thì tương lai
cũng sẽ đến và tương lai đó sẽ trong tay của bạn. Chẳng những tôi không biết hình tượng vật chất, cơ cấu xã hội hay thể chế kinh tế của tương lai ấy thế nào, tôi còn ngờ rằng bạn sẽ phải đương đầu với những vấn đề triết lý cực kỳ cơ bản”. Đúng như vậy. Nói đến hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh là nói đến những vấn đề triết lý cực kỳ cơ bản của cuộc sống, của tương lai đất nước mà hiện tại thế hệ thanh, thiếu niên không chỉ phải tiếp cận mà đang là lực lượng nòng cốt trong việc thực hành để đất nước vươn tới xã hội giàu mạnh và tốt đẹp hơn.
Cũng chính vì vậy, vẫn cần phải giải thích, làm rõ về hiện tượng tiêu cực của hiện tượng thanh, thiếu niên hư hỏng đang có chiều hướng gia tăng hiện nay. Thiết nghĩ các thế hệ đàn anh cũng như những bậc cha chú không nên xem hiện tượng thanh, thiếu niên sống buông thả chạy theo lối sống, cách sống gấp là hiện tượng bình thường. Sau đây, chúng ta có thể tham khảo một số ý kiến đã được kiểm nghiệm trong thực tế hoặc đã có điều tra theo phương pháp xã hội học về thực trạng thanh, thiếu niên ngày nay.
Cũng đã có nhiều bài báo nói đến hiện tượng 8x, 9x đang chạy theo mốt, đang có xu hướng bành trướng cả trên giảng đường, trong không gian ảo lẫn trong cuộc sống thực tế. Thậm chí có bài báo còn liệt kê được 6 xu hướng của giới trẻ Việt Nam trong năm 2008 như sau: Blog lên ngôi, forum tụt hạng; “High-tech” đến trường; Nở rộ hoa khôi học đường; Salsa, múa bụng hớp hồn lớp trẻ; “Tự sướng” và “khoe hàng”; Kết hôn sớm1. Đó là những thực tế không khó thấy. Nhưng, điều đó chưa thể nói lên bản chất của thanh, thiếu niên Việt Nam ngày nay.
Để làm rõ thực trạng thanh, thiếu niên ngày nay, chúng ta có thể tham khảo một số ý kiến khác dưới đây:
Trong một buổi tạo đàm suy tư về bản lĩnh thế hệ trẻ, hai con người đầu bạc: Nhà văn Nguyên Ngọc và nhà giáo, GS.TS. Lê Ngọc Trà đã có những suy nghĩ đáng cho chúng ta quan tâm. Dưới đầu đề: “Tuổi trẻ giàu thông tin, nhưng còn bản lĩnh?”, hai con người tiêu biểu cho hai lĩnh vực có trách nhiệm đối với thanh, thiếu niên đều thấy: Thật đáng ngờ, không thể yên tâm khi thấy họ tiếp nhận quá nhiều thông tin với các kênh khác nhau. “Vấn đề của con người không phải chỉ là thông tin. Vấn đề là cái