Ban chủ nhiệm đề tài KTN 96-0 đã thống kê số bài viết có liên quan ít nhiều đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng của 6 tờ báo và tạp chí (Tiền

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 160 - 165)

II. Nội dung phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên hiện nay.

1 Ban chủ nhiệm đề tài KTN 96-0 đã thống kê số bài viết có liên quan ít nhiều đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng của 6 tờ báo và tạp chí (Tiền

nhiều đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng của 6 tờ báo và tạp chí (Tiền Phong, Tuổi Trẻ Thủ Đô, Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh niên, Tạp chí Thanh niên, và Thông tin Khoa học Thanh niên), kết quả nhận được là hết sức khiêm tốn: 2%, nghĩa là cứ 50 bài đăng trên báo thì có một bài nói đến giáo dục chính trị hay định hướng tư tưởng trực tiếp cho giới trẻ.

nghiệm trong cuộc sống và trong lý luận. Hành là thực hành, là lao động, từ kiến thức đã học vận dụng vào thực tiễn nhằm cải tạo thực tiễn, phục vụ cuộc sống tốt hơn cho con người. Mục đích của học là để hành, để phát triển. Hành còn là điều kiện để củng cố và nâng cao kiến thức được tiếp thu, rèn luyện kỹ năng và hình thành những phẩm chất cần có của con người. Hành không chỉ là sự vận dụng kiến thức đã học mà hành còn là nguồn gốc của tri thức mới để bổ sung vào nhận thức cho quá trình học.

Hồ Chí Minh đã từng phê phán lối học vẹt, lối dạy sách vở, lối nói suông văn hoa, chữ nghĩa mà không có tác dụng gì. Ngày 21 tháng 10 năm 1964, trong dịp nói chuyện với cán bộ giảng dạy và sinh viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Người khuyên: “Các cháu học sinh không nên học gạo, không nên học vẹt… Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”1.

Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên gồm hai khâu: một là, cung cấp những nội dung cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên; hai là,

khuyến khích họ thực hành theo tư tưởng và tấm gương của Người. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên chính là giáo dục lý luận chính trị, và như Người đã dạy: “Khi học tập lý luận thì nhằm mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận”.Với những lý do trên, trong giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên, điều đầu tiên cần chú ý là phải gắn tư tưởng của Người với đời sống thực tiễn, khuyến khích thanh, thiếu niên vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, hoặc thông qua những hình thức mà thanh, thiếu niên thích được thể hiện mình là qua hành động của họ để khẳng định bản thân.

Làm tốt phương pháp giáo dục gắn tư tưởng Hồ Chí Minh với thực tiễn chẳng những chúng ta sẽ thực hiện tốt mục tiêu trang bị kiến thức, nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên, mà còn tạo được niềm tin của thanh, thiếu niên đối với tư tưởng của Người, tin vào nền tảng tư tưởng của Đảng, từ đó tin theo con đường mà Đảng và dân tộc ta đang đi.

Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh qua các phong trào vận động cách mạng sẽ là tổng hợp của các phương thức giáo dục khác, từ nhà trường, kết hợp giáo dục

giữa nhà trường-gia đình-xã hội đến sự tham gia của hệ thống chính trị, của hệ thống truyền thông, thông tin đại chúng... và đặc biệt, phương thức này phù hợp với thanh, thiếu niên ở các lứa tuổi khác nhau, vùng miền khác nhau.

Với tất cả những lý do đó, để có thể gắn bó giữa lý luận và thực tiễn trong giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên, phương thức tốt nhất là thông qua các phong trào vận động cách mạng.

Nên phát động các phong trào học tập, noi gương, làm theo Hồ Chí Minh trong thanh, thiếu niên để họ vừa học, vừa làm theo Hồ Chí Minh. Điều đó không đồng nghĩa với tất cả các phong trào đều phải gắn vào chữ Hồ Chí Minh mới có ý nghĩa mà nên lồng ghép nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh vào các phong trào vận động cách mạng. Trên thực tế đã có nhiều phong trào như vậy. Ví dụ trong thiếu niên có phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Em làm kế hoạch nhỏ”, “áo lụa tặng bà” … Một danh hiệu rất cao quý là “Cháu ngoan Bác Hồ” dành cho những cháu thiếu niên chăm ngoan, học giỏi, rèn luyện tốt trong cả một quá trình. Trong thanh niên có phong trào “Hiến máu nhân đạo”, “Thanh niên tình nguyện” … Thanh niên Công an phát động phong trào “Thi đua thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”, thanh niên Quân đội có phong trào “Xứng danh bộ đội cụ Hồ”.

Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Bộ Chính trị ra chỉ thị 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, triển khai đến nhiều đối tượng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, năm 2007, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phát động trong đoàn viên thanh thiếu nhi cả nước cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”. Phong trào được triển khai tới các cấp bộ Đoàn, ở mỗi đối tượng, mỗi cơ sở Đoàn, mỗi cá nhân đã có kế hoạch hoạt động cụ thể, phù hợp để hưởng ứng cuộc vận động. Thông qua các hoạt động trong các phong trào, việc học và làm theo Hồ Chí Minh có nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả tốt hơn.

Tuy nhiên, phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên thông qua các phong trào vận động cách mạng phải được chuẩn bị hết sức chu đáo, cẩn thận, từ kế hoạch nội dung đến thời điểm tiến hành, thời hạn của phong trào và tổng kết cuộc vận động. Và một vấn đề quan trọng cũng không kém là sẽ tiến hành một phong

trào vận động cách mạng tiếp theo như thế nào cũng cần được cân nhắc, tính toán từ đầu.

Việc không chuẩn bị kỹ kế hoạch, nội dung của một phong trào vận động cách mạng sẽ tạo ra sự lúng túng trong khi tiến hành. Kinh nghiệm của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang được tiến hành hiện nay phải được tổng kết chu đáo, với những thành công và chưa thành công, sẽ là những kinh nghiệm quá báu cho chúng ta trong xây dựng phương thức giáo dục thanh, thiếu niên qua phong trào vận động cách mạng. Nhưng điều có thể nhận biết được từ đầu là tính kế hoạch của cuộc vận động này chưa cao, mỗi năm chuyển tải một nội dung lớn sẽ hết sức khó khăn cho việc phát động cuộc vận động với quy mô toàn quốc. Những vấn đề như chuẩn bị người đi giáo dục, vận động phong trào cũng cần phải đặt ra nghiêm túc bởi nội dung giáo dục là tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Điều đó đặt ra vấn đề về phẩm chất nhà giáo dục, người vận động phong trào. Họ không chỉ là người thấu hiểu chu đáo tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn phải là người thực sự được người nghe, người được giáo dục tin cậy về mặt tư tưởng, đạo đức trong hành động.

Bởi thế, phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên thông qua các phong trào vận động cách mạng không chỉ là sự vận dụng tổng hợp những phương thức khác mà còn mang tính khoa học rất cao và sự đòi hỏi khắt khe đối với người giáo dục. Bởi vậy, phát động một phong trào vận động cách mạng, đặc biệt là phong trào giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên phải được chuẩn bị hết sức chu đáo, cẩn trọng trên tất cả các phương diện, kể cả vấn đề thuộc về tâm lý của tuổi trẻ.

e)- Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh qua hệ thống thông tin, truyền thông và các loại hình nghệ thuật.

Thanh, thiếu niên ngày nay được sống trong một môi trường văn hóa phong phú, đa dạng, đặc biệt là nhờ những tiến bộ hết sức nhanh chóng của khoa học công nghệ mà các thế hệ trước không có được. Sự phong phú đa dạng đó đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa, tinh thần và lối sống của thanh, thiếu niên. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin (Internet...) và các phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo, tạp chí, truyền hình, phát thanh, v.v.. ), thanh niên đã có được sự tự do tiếp nhận thông tin nhiều chiều hết sức nhanh chóng. Sự đa dạng đó đã mở ra khả năng, cơ hội học tập

suốt đời, đặc biệt là cho thanh, thiếu niên. Do đó, thanh, thiếu niên nhanh chóng mở rộng tri thức cả về chiều rộng và chiều sâu, tiếp cận kịp thời mọi thông tin với trình độ hiện đại của thế giới.

Theo số liệu điều tra, tỷ lệ tiếp nhận thông tin về Hồ Chí Minh qua hệ thống thông tin, truyền thông đại chúng (như báo chí, tạp chí: 84, 6%; truyền hình: 83%; Radio: 71%) có tỉ lệ cao nhất so với các hình thức tiếp cận khác.

Những chỉ số trên cho thấy tầm quan trọng của thông tin truyền thông dưới tác động sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Một mặt chúng có khả năng thu hút thanh, thiếu niên rất cao và có tác dụng tích cực trong giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên. Nhưng mặt khác, không kể đa số thanh, thiếu niên tận dụng được sự phát triển của công nghệ thông tin làm cơ hội để tích lũy thêm các hiểu biết và phát triển khả năng, khẳng định bản thân của mình, thì ngược lại một bộ phận thanh, thiếu niên lại bị chi phối theo chiều hướng ngược lại. Họ lãng phí thời gian qua các game, hoặc lang thang trên các trang thông tin không lành mạnh. Trên thực tế, không ít thanh, thiếu niên bị tác động bởi các thông tin phản diện. Nhiều vấn đề chưa rõ ràng, thanh, thiếu niên đều tra trên google. Sự đúng sai như thế nào là điều chúng ta chưa thể kiểm soát được. Hơn thế nữa, sự tập họp của thanh, thiếu niên trên mạng đã bắt đầu lan sang những vấn đề chính trị, an ninh quốc gia. Cuộc đấu tranh tư tưởng trên hệ thống thông tin truyền thông, đặc biệt trên mạng internet thực sự đã diễn ra.

Như vậy, trong điều kiện của xã hội thông tin hiện đại, chúng ta cần tăng cường hơn nữa việc vận dụng sức mạnh của hệ thống các kênh truyền thông đại chúng vào việc truyền bá tư tưởng Hồ Chí Minh sâu rộng trong xã hội, đặc biệt là trong thế hệ trẻ. Phải cải tiến và đổi mới các hoạt động thông tin, truyền thông từ việc biên soạn nội dung đến thay đổi hình thức biểu đạt, từ khâu chuẩn chương trình tới phổ biến và phát hành chương trình, để các chương trình truyền thông về tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng phong phú đa dạng, sát thực với những nhu cầu và đòi hỏi của thanh, thiếu niên. Không thể để tình trạng truyền thông theo kiểu mùa vụ, ào ạt, nhân các ngày kỷ niệm, một kiểu thông tin có tính chất hình thức nhàm chán mà lâu nay đã sử dụng.

Cần phải nâng cao năng lực và hiệu quả của các phương tiện truyền thông, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản thuộc hệ thống của Đoàn, Hội, Đội với những nội dung gắn liền với nhận thức và hành vi của lớp người trẻ tuổi để công tác truyền thông

về tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn. Cần chấm dứt tình trạng thiếu tài liệu, sách vở học tập, tham khảo về Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người đối với thanh, thiếu niên nhất là trong nhà trường và các tổ chức Đoàn, Hội, Đội. Phải có chế tài đối với việc xuất bản, phát hành các loại sách cần thiết cho thanh, thiếu niên, không để thị trường tự do tùy tiện xuất bản, phát hành các sách có liên quan đến Hồ Chí Minh mà không được kiểm soát chặt chẽ. Cần tạo điều kiện để các chương trình truyền thông về tư tưởng Hồ Chí Minh có được những phương tiện kỹ thuật cần thiết, những thời lượng truyền thông thích đáng trong hệ thống các kênh thông tin và truyền thông đại chúng để thường xuyên tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên. Mặt khác, trên lĩnh vực thông tin, truyền thông cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ, hình thành những bức tường lửa ngăn chặn những thông tin đầu độc thế hệ trẻ, nhất là trên mạng internet.

Trong điều kiện hiện nay, thanh niên hướng tới các loại hình văn hóa nghệ thuật mới, hiện đại là phù hợp với qui luật phát triển tâm lý của tuổi trẻ. Nét mới là thanh niên chủ động tự giác tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa mới, phong phú như đi tham quan du lịch theo các nhóm bạn, trực tiếp tham gia và cổ vũ cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Cần nghiên cứu các hình thức nghệ thuật phù hợp với tuổi trẻ để lồng ghép giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên. Phát huy vai trò của các câu lạc bộ, nhà văn hóa thanh, thiếu niên, thư viện.. làm các "kênh" tiếp nhận thông tin tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 160 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)