Mác và Ăngghen – Toàn tập, Sdd, T.3, tr.0

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 34 - 38)

Vấn đề đặt ra ở đây là phải đứng trên quan điểm duy vật nhưng là duy vật biện chứng mác-xít để nhìn nhận sự vật và hoàn cảnh nói chung, sự hình thành và phát triển con người toàn diện nói riêng. Con người là sản phẩm của lịch sử và xã hội, nhưng mặt khác chính lịch sử và xã hội cũng do con người tạo ra trong quá trình đấu tranh sinh tồn cũng như quá trình cải tạo xã hội. Cũng vậy, con người mới xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng bản thân chủ nghĩa xã hội cũng không phải tự nhiên nó đến, đó là sản phẩm do con người tạo ra. Cho nên, nói “muốn có chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa” là hoàn toàn chính xác. Điều đó chỉ khẳng định vai trò tích cực, chủ động của con người trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người cũng như lịch sử mỗi dân tộc, chứ không có nghĩa là phủ nhận vị trí tác động của hoàn cảnh và lịch sử xã hội đối với việc hình thành con người mới, con người phát triển toàn diện.

Vậy thì, con người, hoàn cảnh, xã hội và cả sự nghiệp giáo dục, do ai chi phối, do ai làm cho họ thay đổi, làm cho họ trở thành con người hoàn thiện, con người phát triển toàn diện. Đúng là hoàn cảnh tạo ra con người, cũng đúng là bên trên mỗi con người còn có cơ chế xã hội, có luật pháp và nhiều thứ khác chi phối, đặc biệt là có các thế hệ đàn anh,... nhưng với Mác, lại phải hiểu rằng tất cả những thế lực chi phối con người đó cũng đã trải qua quá trình được chi phối hay được giáo dục.

Như vậy, cũng có nghĩa là không một ai sinh ra trong xã hội không được giáo dục, không bị chi phối bởi hoàn cảnh. Vấn đề là phải thấy cho được cái lực chi phối cũng như hoàn cảnh chi phối hay giáo dục đó là ai.

Với Hồ Chí Minh, câu trả lời là hoàn toàn rõ ràng và nhất quán: Đó chính là

nhân dân, vị trí, vai trò của nhân dân, nhân dân là tối cao. Chỉ có nhân dân mới có sức mạnh chi phối hoàn cảnh, xã hội và con người. Chỉ có nhân dân mới tạo ra hoàn cảnh và năng lực chi phối con người. Nhân dân là nhà giáo dục vĩ đại nhất không ai thay thế được và cũng không thể không thấy.

Vấn đề là phải hiểu cho được khái niệm nhân dân, thế lực nhân dân, sức mạnh nhân dân và nhất là làm thế nào để nhân dân có được sức mạnh kỳ diệu đó.

Đó là bí quyết, đồng thời cũng là bản chất chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Nếu không thực hiện được bí quyết ấy, cũng như không có được bản chất ấy thì đương nhiên cái xã hội mà chúng ta mong tưởng vẫn chỉ là ảo tưởng mà thôi.

Chính vì thế, khi nói đến chiến lược “trồng người”, đến việc xây dựng con người phát triển toàn diện, đến việc nâng cao đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh đã nói nhiều đến vị trí, vai trò của nhân dân cũng như sức mạnh của nhân dân khi được toàn xã hội quan tâm, khi phát huy được bản chất chế độ vì dân, do dân và của dân, khi nhân dân được nâng cao trình độ văn hoá, được làm chủ thực sự, khi nhân dân được cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần...

Về mối quan hệ giữa cá nhân và quần chúng nhân dân, Hồ Chí Minh cho rằng mỗi người đều từ trong quần chúng nhân dân mà ra, và mỗi người muốn gắn bó với quần chúng nhân dân phải về sâu trong quần chúng nhân dân. “Bất kỳ việc to việc nhỏ, hễ thêm điều lợi, trừ điều hại cho quần chúng, giúp quần chúng giải quyết vấn đề khó khăn, tăng kết quả việc làm, tăng sức sản xuất của xã hội, đánh đổ sức áp bức của quân thù, đó đều là sáng kiến”. Người không quan niệm sáng kiến là cái gì quá cao xa đến mức quần chúng không hiểu, không làm theo được, đòi hỏi người có tài giỏi đặc biệt mới có sáng kiến. Người cho rằng “dân chủ, sáng kiến, hăng hái”, ba điều đó có quan hệ với nhau”. Bởi lẽ, người nào cũng từ quần chúng nhân dân mà ra, không có loại người nào đứng cao hơn nhân dân, nhân dân là tuyệt đối, là sức mạnh vô tận, còn mỗi người chỉ là tương đối, có sức mạnh hạn hữu.

Trong nhân dân có thể có người thế này người thế khác, muôn màu muôn vẻ, có cả mặt tốt và mặt xấu, mặt thiện và mặt ác... nhưng nói chung vẫn là một khối thống nhất mà ở đó mỗi người chỉ là một thành viên, nếu biết tổ chức họ lại sẽ tạo nên sức mạnh. Cái vĩ đại ở Hồ Chí Minh là ở chỗ, Người quy tụ được tất cả mọi người về phía cách mạng, khơi dậy mặt tích cực của con người, khiến cho mọi người đều có thể phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội, thành những con người mới, và theo Người, đó chính là niềm hạnh phúc chân chính đối với con người.

Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh vai trò tập thể, vai trò quần chúng nhân dân, nhưng Người không coi tập thể chỉ là số đông cộng lại, cũng như quần chúng nhân dân không phải là một khối người thiếu tổ chức, mà là tập thể và quần chúng gồm những người giác ngộ thật sự, có tài năng thật sự, có ý thức về mình, về cộng đồng dân tộc và

nhân loại. Người đặc biệt lưu ý mối quan hệ giữa cán bộ, đảng viên và quần chúng. Người nói: “Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ. Nhưng trước hết cần phải chịu khó tìm đủ cách giải thích cho họ hiểu rằng: những việc đó là vì lợi ích của họ mà phải làm”...“Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”1.

Bản thân Hồ Chí Minh là người được nhân dân và cả thế giới thừa nhận là người anh hùng dân tộc, nhà văn hoá lớn, cũng không bao giờ xem mình là người đứng trên nhân dân. Hồ Chí Minh là người có nhiều công lao trong giáo dục, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng. Song, Người cũng không bao giờ tự nhận mình là người đứng cao hơn người khác. Đây là vấn đề có ý nghĩa triết lý sâu sắc, ở chỗ, một mặt thừa nhận vai trò giáo dục đối với con người mới, nhưng mặt khác, lại không được tuyệt đối hoá giáo dục, biến những người có trọng trách giáo dục, kể cả các đoàn thể, thành lớp người có đặc quyền đặc lợi, đứng trên người khác, ban phát chân lý cho người khác.

Trong cái thế giới có nhiều điều bất ngờ hiện nay, cái thế giới có nhiều kẻ tự phong là anh hùng, nhiều nước tự xem là siêu cường, nhiều cá nhân trở thành quái nhân, chúng ta càng thấm thía với những điều căn dặn của Hồ Chí Minh đối với nhân dân, coi nhân dân là trên hết, coi sức mạnh nhân dân là tất cả và đặc biệt chống lại chủ nghĩa cá nhân, cũng như sáng suốt lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Nếu không phải là cái lý tưởng cao quý vì con người có sức thuyết phục bằng cái chân lý tưởng đơn giản mà hết sức sâu sắc ấy của Hồ Chí Minh thì không dễ nhân dân ta chiến thắng được những kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta gấp nhiều lần, và hiện nay cũng chính cái lý tưởng cao quý ấy đang chi phối nhân dân ta ra sức xây dựng một xã hội mới ở nước ta trong điều kiện vô vàn khó khăn. Quả như Aurelio Peccei nói: “Đó là cách duy nhất có thể tìm ra một hệ thống những lý do mà những tư tưởng có khả năng thuyết phục hàng tỷ người không thuần nhất để họ chấp nhận những mạo hiểm và

sự hy sinh cần thiết, hướng loài người vào con đường mới”1. Đó chính là sức hấp dẫn và khả năng thuyết phục hàng tỷ con người không thuần nhất trên khắp thế giới của hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng về chiến lược “trồng người” nhằm xây dựng con người phát triển toàn diện cho xã hội mới, xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là sức hấp dẫn của lý luận khoa học mác-xít coi “hành vi lý tính vi mô sẽ gây ra kết quả xấu nhất cho nền kinh tế vĩ mô” như vị giáo sư Canada nói ở trên; và có thể đó cũng là định hướng đúng đắn trong giáo dục con người mới phát triển toàn diện cho thanh, thiếu niên theo tư tưởng Hồ chí Minh.

Trên đây chỉ là ba nguyên tắc cơ bản trong quan niệm giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên trong bối cảnh hiện nay. Song, để thực hiện cho được ba nguyên tắc cơ bản ấy còn phải xem xét đối tượng giáo dục là thực trạng thanh, thiếu niên trong bối cảnh hiện nay như thế nào.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)