II. Tình hình thực hiện phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên
1. Những phương pháp và hình thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian qua.
thời gian qua.
Trong thời gian này, việc thực hiện chủ trương của Đảng về giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên từng bước được thực hiện với phương thức giáo dục rất phong phú, đa dạng, với nhiều phương pháp và hình thức sinh động. Có thể thấy một số phương pháp và hình giáo dục nổi bật sau:
a). Thông qua các công trình nghiên cứu, sách báo tuyên truyền.
Trước năm 1991, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh mới chỉ dừng lại ở việc giáo dục tấm gương, đạo đức của Người và được thông qua chủ yếu với những phương thức giáo dục thông qua hoạt động của các phong trào của Đoàn, Đội trong nhà trường. Từ sau năm 1991, với việc Đảng ta xác định rõ vị trí, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh được sự chú ý của toàn xã hội, Tuy nhiên, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chưa có bước phát triển nào có ý nghĩa đột phá vì những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được xác định đầy đủ và
cụ thể. Nói chung, trong thập niên cuối của thế kỉ XX, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh một cách bài bản chỉ được thực hiện trong hệ thống trường Đảng.
Tuy nhiên, việc chính thức khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động đã trở thành quan điểm chỉ đạo để công tác nghiên cứu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho toàn Đảng toàn dân nói chung cũng như đối với thanh, thiếu niên được chú trọng hơn cả về chiều rộng và chiều sâu. Lần đầu tiên ở nước ta có một chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là chương trình KX 02 nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện trong thời gian từ 1991 đến năm 1995 với 13 đề tài khoa học làm rõ tiểu sử, sự nghiệp, nguồn gốc ra đời và hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Tiếp theo Chương trình khoa học KX 02, một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được đặt trong khuôn khổ các Chương trình nghiên cứu khoa học xã hội có các mã số KHXH-01, KHXH-04, KHXH-05, v.v... được tiến hành từ 1996 đến sau năm 2000.
Cùng với các Chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước, một số ngành, địa phương cũng có các đề tài nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh với ngành, địa phương mình như Bộ công nghiệp, Bộ Y tế, Viện Khoa học - Giáo dục (Bộ Giáo dục), Học viện thanh niên, BTL Bộ đội Biên phòng, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Nghệ An, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia, Đại học sư phạm, v.v. Một số nhà nghiên cứu cũng đầu tư công sức nghiên cứu biên soạn một số cuốn sách.
Các công trình của các Chương trình khoa học nêu trên sau khi hoàn thành được công bố đã góp phần căn bản vào việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đối với các đối tượng trong xã hội trong đó có thanh, thiếu niên.
Ngoài các đề tài khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh, các báo, tạp chí cũng đăng tải một số lượng bài nghiên cứu khá lớn giới thiệu tiểu sử, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng góp phần vào việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong xã hội.
Qua khảo sát kể từ khi chương trình nghiên cứu KX 02 kết thúc (1995) đến năm 2000 (trước Đại hội IX) đã có 397 cuốn sách nghiên cứu các chủ đề về tư tưởng Hồ Chí Minh được xuất bản. Cũng trong khoảng thời gian ấy có tới 6.974 bài viết về Hồ
Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh được công bố trên các tạp chí, báo ở trong nước (cả trung ương và các địa phương), trong đó có 699 bài viết về tiểu sử và những hoạt động; 1131 bài viết về Hồ Chí Minh - Nhà văn hoá lớn; 2392 bài viết về Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam; 2572 bài viết về tình cảm của nhân dân việt Nam, nhân dân thế giới với Hồ Chí Minh.
Có thể nói số đầu sách, bài báo tạp chí nói trên là những tư liệu giáo dục rất quan trọng để hình thành phương thức giáo dục đối với toàn xã hội cũng như đối với thanh, thiếu niên.
b)- Thông qua phương thức giảng dạy trong nhà trường.
Như trên đã nói, chỉ từ sau Đại hội Đảng lần thứ IX, với việc xác định khoa học và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh theo khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh, đã tạo ra một bước tiến mới trong nội dung và phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên. Đặc biệt là sau khi Đảng ta có chỉ thị 23 (năm 2003), việc triển khai đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy ở các bậc học được đặt ra và thực hiện từ năm 2004, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành pháp lệnh đối với ngành giáo dục, đào tạo ở nước ta thì việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua phương thức giảng dạy ở hệ thống giáo dục đào tạo ở nước ta có bước phát triển về chất.
Năm 2003, Giáo trình chuẩn quốc gia Tư tưởng Hồ Chí Minh, do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đạo biên soạn đã được xuất bản. Đây là những cuốn sách giáo khoa đầu tiên về tư tưởng Hồ Chí Minh và trở thành sách công cụ, phục vụ công tác học tập, tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ một cách bài bản.
Để đưa môn học tư tưởng Hồ Chí Minh vào các trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, từ năm học 2003-2004, Bộ Giáo dục Đào tạo đã chính thức đưa môn học này vào chương trình chính khoá trong chương trình đào tạo của các trường đại học và cao đẳng trong toàn quốc. Đây là một bước đi có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đối với học sinh, sinh viên. Chương trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh của các trường đại học, cao đẳng lại được biên soạn thành Giáo
trình của Bộ Giáo dục Đào tạo gồm 7 chương chính và 1 chương tham khảo (khoảng 30-40 tiết học).
Nói chung, những nội dung của các giáo trình và bài học trên đây được biên soạn trên cơ sở của các đề tài nghiên cứu khoa học, bảo đảm nội dung khoa học và tính khách quan lịch sử, thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta.
Gần đây, thực hiện nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 02-11-2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020” và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khoá X, Bộ giáo dục đào tạo đã ra quyết định số 2194/QĐ-BGDĐT về việc xây dựng đề án “Đổi mới kết cấu nội dung chương trình, giáo trình các môn học Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học và cao đẳng,” để trình Ban Bí thư phê duyệt thực hiện. Đây là một trong những đề án quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam có tác động tới viẹc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ.
Trong bộ môn giáo dục công dân của hệ thống trung học cơ sở và trung học phổ thông cũng bắt đầu đưa vào một số hiểu biết về Chủ tịch Hồ Chí Minh để giáo dục cho học sinh.
Nói chung, sau khi có Chỉ thị 23, song song với các phương thức khác, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh được thực hiện chủ yếu thông qua phương pháp, hình thức giảng dạy trực tiếp đối với thanh, thiếu niên đang ngồi trên ghế nhà trường. Việc tư tưởng Hồ Chí Minh được giảng dạy và thi cử đối với bậc Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp cũng như những bài học ở hệ thống các trường phổ thông trung học đã có tác dụng nâng cao hơn những hiểu biết của thanh, thiếu niên về Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người.
c)-Thông qua phương pháp và hình thức của các cuộc vận động.
Từ sau đại hội IX, đặc biệt là với việc Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 23, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên sâu rộng với nhiều phương pháp và hình thức phong phú. Để phục vụ cho nhiệm này, Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương đã biên soạn Tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, do NXB CTQG ấn hành với số lượng khá lớn. Đây cũng là tập “giáo trình phổ thông” cho cán bộ trong thực hiện chỉ thị 23 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Bên cạnh đó, hàng năm Ban tư tưởng văn hoá Trung
ương đã biên soạn các tài liệu hướng dẫn những nội dung tuyên truyền nhân dịp các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước, ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh …, gần đây là tài liệu phục vụ cho cuộc vận động. Những tài liệu đó đã cung cấp những nội dung cơ bản, chuẩn mực về một số nội dung căn bản của tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên…Qua các phương tiện thông tin đại chúng, một phong trào lớn thu hút tất cả các tầng lớp nhân dân ở các địa phương. Nhiều cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh được tổ chức từ cơ sở, địa phương tới Trung ương với sự tham gia của hàng ngàn người thuộc các đối tượng, trong đó tỷ lệ học sinh sinh viên, thanh, thiếu niên khá cao. Với đợt học tập, tuyên truyền này, nhận thức về Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh, thiếu niên được nâng lên một tầm cao mới.
Do tính đa dạng của đối tượng và thuộc nhiều lứa tuổi, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh còn được thực hiện thông qua các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục của các tổ chức xã hội Đoàn, Đội của thanh, thiếu niên ở trong và ngoài nhà trường Đại học và hệ thống các trường phổ thông.
Hệ thống tổ chức Đoàn đã lựa chọn những nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành một trong sáu bài học lý luận chính trị cho Đoàn thanh niên. Qua đó, thế hệ trẻ đón nhận những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh một cách tương đối toàn diện và đầy đủ. Thực hiện chỉ thị số 23-CT /TW ngày 27/3/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đẩy mạnh nghiên cứu tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề như “Thanh niên học tập, hành động theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, “Đoàn thanh niên vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc giáo dục thanh niên thành lớp người vừa hồng vừa chuyên”; phát động trong toàn Đoàn đợt sinh hoạt chính trị: “Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh”; mở cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”, gần đây là cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”. Trên cơ sở đó, các cấp bộ Đoàn cơ sở đã xây dựng nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh để giáo dục cho thanh, thiếu niên và triển khai thành các phong trào hành động cách mạng thiết thực, từng bước giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên.
Theo chỉ thị số 06-CT/TƯ ngày 7-1-2007 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trên cả nước ta đã sôi nổi tổ chức thực hiện cuộc vận động này. Các phương tiện truyền thông, xuất bản, báo chí tích cực tham gia tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ trong xã hội làm xuất hiện nhiều hình thức đa dạng, phong phú trong việc thực hiện cuộc vận động này. Bên cạnh những tác động tích cực chung tới việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đối với các tầng lớp nhân dân, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng ta phát động đã có tác động quan trọng cho việc giáo dục đạo đức cho thanh, thiếu niên hiện nay. ý nghĩa to lớn của vấn đề là ở chỗ, thanh, thiếu niên không chỉ học tập là theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà họ còn được thấy kết quả từ chính cuộc vận động này từ các thế hệ đi trước. Điều đó làm phong phú thêm các hình thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thanh, thiếu niên.
d)- Thông qua các hệ thống thông tin, truyền thông đại chúng
Trong những năm qua, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, chúng ta cũng thấy rõ vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng góp phần vào việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thanh, thiếu niên. Đối với thanh, thiếu niên, lớp người luôn gắn bó, say mê với tiến bộ khoa học công nghệ, việc giáo dục học thông qua các phương tiện thông tin ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại trở nên có hiệu quả ngày càng cao. Thông qua các phương tiện thông tin áp dụng công nghệ cao, việc giáo dục tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua hình thức giao lưu, tìm hiểu và thi kiến thức nói chung và về Hồ Chí Minh và tư tư tưởng của Người dưới nhiều hình thức, với những chủ đề nhất định cũng đã đem lại những kết quả tốt. Việc học tập từ xa qua kênh riêng của đài phát thanh và (VTV2) của hệ thống truyền hình, hay việc tìm hiểu về Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người thông qua việc tra cứu trên các trang chuyên về Chủ tịch Hồ Chí Minh của các trang báo điện tử thực sự đã mở ra phương thức giáo dục khá hấp dẫn và thu hút được thanh, thiếu niên. Việc tra cứu, học tập thông qua các thư viện điện tử cũng như cách học từ xa như trên đã làm cho thanh niên có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc. Điều đó sẽ loại trừ được nhiều khó khăn của thanh, thiếu niên và tạo ra niềm hứng thú học tập cho họ.
Bên canh đó, nhờ có các phương tiện thông tin hiện đại đã mở rộng được các phương pháp, hình thức có tính truyền thống trên đây trong giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh cho thanh, thiếu niên. Thanh, thiếu niên có thể học tập các tấm gương thực tế người thật, việc thật đã và đang sống làm việc theo gương Hồ Chí Minh qua phương tiện nghe nhìn. Đây là phương thức giáo dục có hiệu quả cao và tính hiệu quả đó được đo trên cả chất lượng và số người nhận được thông tin giáo dục qua phương pháp nghe nhìn.
Có thể nói, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, việc kết hợp nhiều phương pháp, hình thức giáo dục như vậy đã đáp ứng được phần nào tính đa dạng của đối tượng và mức độ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh đối với các đối tượng cụ thể. Các phương pháp, hình thức này đáp ứng các yêu cầu đa dạng của thanh, thiếu niên còn trên ghế nhà trường, đồng thời đáp ứng cả nhu cầu đối với những thanh, thiếu niên đã rời ghế nhà trường do những lý do khác nhau.
Sự đa dạng của phương pháp và hình thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian qua không chỉ là đòi hỏi của thực tiễn như trên đã nói mà còn xuất phát từ sự phong phú, rộng lớn của nội tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự phong phú và với sự rộng lớn bao quát tất cả các lĩnh vực đời sống như vây không thể chuyển tải bằng