Cá nhân người Việt Nam:

Một phần của tài liệu VIETTEL (Trang 60 - 69)

II. THỦ TỤC HÒA MẠNG MỚI: 4 Chủ thuê bao là cá nhân:

4.1. Cá nhân người Việt Nam:

• Chứng minh nhân dân

- Giấy tờ thay thế CMND:

• Chứng minh thư Quân đội • Chứng minh thư sỹ quan

• Giấy chứng nhận cảnh sát nhân dân • Giấy phép lái xe

Lưu ý:

• Chứng minh nhân dân và giấy tờ thay thế chứng minh nhân dân phải còn thời hạn ít nhất 6 tháng tính tới thời điểm hòa mạng và là 1 bản gốc kèm 1 bản sao (bản sao không cần công chứng để lưu trữ, bản gốc để đối chiếu). GDV sau khi đối chiếu phải ghi rõ họ tên, ngày đối chiếu lên bản sao

• Đối với khách hàng sử dụng Chứng minh thư Quân đội, Chứng minh thư sỹ quan, Giấy chứng nhận an ninh nhân dân, Giấy chứng nhận cảnh sát nhân dân phải có giấy giới thiệu của đơn vị công tác (còn thời hạn) kèm theo

1.2. Cá nhân người nước ngoài:

• Hộ chiếu còn thời hạn từ 06 tháng trở lên, tính đến thời điểm hòa mạng; • Visa còn thời hạn ít nhất 02 tháng trở lên, tính đến thời điểm hòa mạng • Giấy bảo lãnh của Đại sứ quán hoặc Tổ chức, cơ quan đại diện của các tổ

chức quốc tế hợp pháp tại Việt Nam (UNESCO, UNDP, WMF, WB, Hội Chữ thập đỏ Quốc tế,…). Nội dung bảo lãnh: xác nhận quốc tịch, nơi đang công tác tại Việt Nam và đảm bảo thanh toán cho người được được bảo lãnh với Viettel Mobile trong trường hợp người được bảo lãnh không có khả năng thanh toán cho Viettel Mobile.

Lưu ý:

• Trường hợp không có giấy bảo lãnh, khách hàng phải ký quỹ đàm thoại (trong nước và quốc tê): 2.000.000đ (Hai triệu đồng).

5. Chủ thuê bao là Công ty:

2.1. Cơ quan/Tổ chức hoặc doanh nghiệp nhà nước:

• CMND của người đi làm thủ tục;

• Giấy giới thiệu của cơ quan do Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu;

• Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu vào Phiếu yêu cầu (phụ lục hợp đồng) và Hợp đồng cung cấp dịch vụ

• Nếu là chi nhánh, văn phòng đại diện của các đơn vị này, phải bổ sung thêm Giấy phép hoạt động của chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại địa phương.

• Lưu ý: đối với cơ quan hành chính và doanh nghiệp nhà nước, người ký thay giám đốc trên phiếu yêu cầu (phụ lục hợp đồng) và Hợp đồng cung cấp dịch vụ có thể là phó giám đốc, trưởng phòng hành chính, chánh văn phòng nhưng phải có “K/T giám đốc” (ký thay giám đốc), phải có dấu chức danh và dấu tròn. Dấu doanh nghiệp nhà nước trên dấu tròn có chữ “D.N.N.N”

2.2. Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân:

• CMND của người đi làm thủ tục;

• Giấy giới thiệu của Công ty do Giám đốc Công ty hoặc người đại diện pháp lý ký tên, đóng dấu;

• Giám đốc Công ty ký tên đóng dấu vào Phiếu yêu cầu (phụ lục hợp đồng) và Hợp đồng cung cấp dịch vụ

• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

• Nếu là chi nhánh, văn phòng đại diện của các đơn vị này, phải bổ sung thêm Giấy phép hoạt động của chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại địa phương.

* Lưu ý:

- người đi làm thủ tục hòa mạng là giám đốc không phải kèm theo giấy giới thiệu.

- KH có thể nộp bản công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động (nếu có) mà không cần bản gốc để đối chiếu nhưng phải nộp

bản công chứng có dấu đỏ và còn thời hạn công chứng ít nhất 6 tháng.

2.3. Công ty/ chi nhánh Công ty/ tổ chức nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài, Công ty liên doanh: ngoài, Công ty liên doanh:

• CMND của người đi làm thủ tục;

• Giấy giới thiệu của Công ty, tổ chức do Giám đốc Công ty hoặc người đại diện pháp lý ký tên, đóng dấu;

• Giám đốc Công ty hoặc người đại diện pháp lý ký tên, đóng dấu vào Phiếu yêu cầu (phụ lục hợp đồng) và Hợp đồng cung cấp dịch vụ

• Giấy phép thành lập (Đối với Công ty liên doanh, Văn phòng đại diện, chi nhánh công ty-cơ quan nước ngoài) hoặc giấp phép đầu tư (đối với Công ty 100% vốn nước ngoài) còn thời hạn do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.

• Nếu là chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty liên doanh phải bổ sung thêm giấy phép hoạt động của chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại địa phương.

Lưu ý:

• Trường hợp người khác đại diện ký tên, đóng dấu trên hợp đồng và phiếu yêu cầu cung cấp dịch vụ (phụ lục hợp đồng) phải có giấy ủy quyền của giám đốc công ty hoặc thủ trưởng đơn vị.

• Đối với giấy phép thành lập, giấy phép đầu tư, hoặc giấy phép hoạt động, KH có thể nộp bản công chứng có dấu đỏ và thời hạn công chứng ít nhất 6 tháng không cần bản gốc để đối chiếu.

6. Lưu ý:

Trên hợp đồng: Địa chỉ theo hộ khẩu:

 Khách hàng sử dụng chứng minh nhân dân, chứng minh quân đội: trường địa chỉ (địa chỉ hộ khẩu) nhập theo nơi thường trú ghi trên chứng minh nhân dân

 Khách hàng sử dụng giấy phép lái xe: trường địa chỉ (địa chỉ hộ khẩu): nhập theo nơi cư trú ghi trên giấy phép lái xe

 Khách hàng sử dụng chứng minh sỹ quan: trường địa chỉ (địa chỉ hộ khẩu) nhập theo chỗ ở hiện nay của gia đình

 Khách hàng sử dụng giấy chứng nhận an ninh nhân dân, giấy chứng nhận cảnh sát nhân dân: trường địa chỉ (địa chỉ hộ khẩu) nhập theo địa chỉ đơn vị ghi trên các giấy tờ dó

 Các nhân nước ngoài: Địa chỉ theo tờ khai xuất nhập cảnh (Entry card)

 Cơ quan, tổ chức hoặc Công ty: Địa chỉ trụ sở chính được ghi trên giấy phép kinh doanh/thành lập của Cơ quan/tổ chức hay Công ty đó.

Tại địa chỉ do bên A đăng ký: Trường hợp thu cước tại nhà (không

áp dụng cho các nhân có giấy xác nhận hộ khẩu tập thể)  Tại điểm thu cước của bên B (Viettel)

Ủy nhiệm thu qua ngân hàng: đăng ký trong trường hợp KH có tài

khoản tại các ngân hàng Việt Nam đồng ý chấp nhận thanh toán ủy nhiệm thu không chờ chấp nhận (Chỉ áp dụng đối với Hệ thống

Ngân hàng Việt Nam, không áp dụng đối với Ngân hàng nước ngoài)

Ủy nhiệm chi qua ngân hàng: đăng ký trong trường hợp KH có tài

khoản tại ngân hàng ký phát Ủy nhiệm chi yêu cầu ngân hàng thanh toán các khoản chi của mình.

• Đối với khách hàng đăng ký mới từ 2 thuê bao trở lên GDV cần kiểm tra xem KH muốn thanh toán trên cùng 1 hóa đơn hay nhiều hóa đơn. Vì nếu thanh toán trên 1 hóa đơn, KH sẽ thanh toán tại 1 nơi nhất đinh, nhận cùng 1 bản kê thông báo cước tại 1 nơi duy nhất do KH đăng ký.

• Các dịch vụ yêu cầu cung cấp: Đánh dấu X vào các ô đăng ký.

Đăng ký hạn mức sử dụng hàng tháng: Đánh dấu X vào một trong 03 ô trống theo các mức đăng ký của khách hàng: 2 triệu, 4 triệu và trên 4 triệu. Nếu khách hàng đăng ký hạn mức sử dụng trên 4 triệu đồng, khách hàng phải đặt cọc số tiền bằng mức cước đăng ký sử dụng vượt thêm.Nếu khách hàng không đăng ký hạn mức, mức cước khách hàng có thể sử dụng cao nhất sẽ là 2 triệu VNĐ.  THỦ TỤC NGHIỆP VỤ SAU BÁN HÀNG CỦA TB TRẢ SAU GÓI VPN: I. TẠM KHÓA SỬ DỤNG DỊCH VỤ:

1. Theo yêu cầu KH: a. Thủ tục :

- Khách hàng là cá nhân:

• Cá nhân Việt Nam: CMND, hợp đồng gốc

• Cá nhân nước ngoài: Bản chính hộ chiếu, hợp đồng gốc

- Khách hàng là Công ty, tổ chức:

• CMND của người đến làm thủ tục, hợp đồng gốc; • Giấy giới thiệu của Cơ quan, tổ chức;

• Cá nhân ký tên, Giám đốc/ thủ trưởng đơn vị ký tên và đóng dấu vào Phiếu yêu cầu thay đổi dịch vụ (02 bản, mỗi bên giữ 01 bản).

Lưu ý:

• Trường hợp người tạm khóa thông tin ủy quyền cho người khác đến làm thủ tục:

 CMND của người được ủy quyền

 Giấy ủy quyền có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú, thời hạn ủy quyền tối đa là 03 tháng.

• Chính chủ thuê bao phải đến cửa hàng Viettel Mobile làm thủ tục tạm khóa thông tin

• Đối với KH thay đổi CMND (bị mất, quá hạn 15 năm…) có yêu cầu làm các dịch vụ sau bán hàng, GDV phải đối chiếu thông tin của KH như họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi thường trú trên CMND mới và trên cơ sở dữ liệu sẽ phải khớp nhau. Đặc biệt, phải kiểm tra ngày cấp CMND mới để xem có chính xác là cấp mới hay không  Nếu kiểm tra chính xác, vẫn làm thủ tục cho khách hàng.

• KH phải thanh toán hết cước đến thời điểm tạm khóa. • Thời gian tạm khóa:

 Đối với thuê bao hòa mạng trước 01.01.2007, thời gian tạm khóa 2 chiều tối đa là 6 tháng

 Đối với thuê bao hòa mạng từ 01.01.2007 trở đi, thời gian tạm khóa 2 chiều tối đa là 3 tháng

b. Quy định khác:

- Tạm khóa chiều gọi đi:

• Không phải thanh toán tiền mở máy; • KH phải trả tiền thuê bao tháng; • Miễn phí tạm khóa

• Trường hợp KH mất máy, mất SIM có thể gọi 198 (từ máy di động mạng Viettel – không bị tính cước) hoặc 04.2660198, 08.2660198 (từ mạng khác – vẫn bị tính cước bình thường), 0989.198.198, 0988.198.198 (tính cước như bình thường) để thông báo tạm cắt 1 chiều. Trong vòng 24h, KH phải đến cửa hàng Viettel Mobile để đăng ký tạm khóa dịch vụ và KH vẫn phải thanh toán cước khoản cước dịch vụ phát sinh.

• Nếu KH có nhu cầu sử dụng lại ngay, KH đến các điểm giao dịch của Viettel Mobile làm thủ tục cấp lại SIM (theo quy định). Ngược lại, khách hàng nên làm thủ tục khóa 2 chiều (theo quy định) để tránh phát sinh cước thuê bao.

Đối với trung tâm GĐKH: KH có thể gọi lên 198 yêu cầu tạm khóa

chiều gọi đi với lý do: chuyển chủ quyền, chuyển trả trước, … để hôm sau đi làm thủ tục => ĐTV kiểm tra thông tin của khách hàng theo quy định và tiến hành chặn 1 chiều cho KH.

- Tạm khóa 02 chiều (chiều đi và đến)

• Không phải thanh toán tiền mở máy

• Không phải trả cước thuê bao tháng (kể từ thời điểm hoàn tất thủ tục tạm khóa thông tin)

• Thanh toán hết cước phát sinh đến thời điểm tạm khóa 02 chiều

• Nếu chặn 02 chiều quá 180 ngày đối với TB hòa mạng trước ngày 01/01/2007 hoặc 90 ngày đối với TB hòa mạng từ 01/01/2007, Viettel Mobile sẽ đơn phương thanh lý hợp đồng.

• Miễn phí tạm khóa

• Trước khi tiếp nhận yêu cầu tạm khóa 2 chiều của KH VPN, GDV cần kiểm tra trên hệ thống số thuê bao đang hoạt động (01 chiều hoặc 02 chiều) trong nhóm VPN đó.

• Trong trường hợp một thành viên yêu cầu tạm khóa dẫn đến việc nhóm VPN có dưới 05 thành viên, bắt buộc phải hủy nhóm. (Hủy nhóm phải có sự đồng ý của chủ nhóm).

c. Thực hiện:

- GDV hướng dẫn KH điền vào Phiếu yêu cầu thay đổi dịch vụ

- KH thanh toán cước phát sinh tạm tính đến thời điểm tạm khóa thông tin (bao gồm cước nợ cũ (nếu có) + cước phát sinh của tháng hiện tại)

- Trường hợp chủ nhóm VPN tạm khóa 2 chiều:

* Đối với gói VPN có hạn mức + tiền TB tháng chủ nhóm đăng ký trả cho thành viên > 0, khi chủ nhóm VPN muốn chặn 2 chiều:

+ KH phải thanh toán cước phát sinh tạm tính cho phần cước mình sử dụng và phần cước trong hạn mức đăng ký của các TB thành viên nhóm, làm cam kết thanh toán cho phần cước phát sinh còn lại của mình đến thời điểm tạm khóa theo phương thức KH đăng ký.

+ Phải làm thủ tục đổi chủ nhóm, nếu không đổi chủ nhóm phải làm thủ tục hủy nhóm VPN.

* Đối với gói VPN có hạn mức + tiền TB tháng chủ nhóm đăng ký trả cho thành viên = 0  làm thủ tục tạm khóa như KH thường.

- Khách hàng là thành viên nhóm VPN tạm khóa 02 chiều: KH phải thanh toán cước phát sinh tạm tính phần ngoài hạn mức đăng ký và GDV đề nghị KH cam kết sẽ thanh toán nốt phần cước còn lại theo phương thức KH đăng ký.

Lưu ý:

* Trường hợp KH cắt để chuyển sang TT, chuyển nhượng, tách hợp đồng, GDV cần phải tiến hành thủ tục tạm khóa 1C hay 2C tùy theo yêu cầu liên lạc của KH, sau đó theo dõi hệ thống tính cước:

• Nếu hệ thống tính cước chậm hơn so với thời điểm hiện tại trong khoảng 24h (< 24h), GDV hẹn KH 24h sau quay lại làm thủ tục;

• Nếu hệ thống tính cước chậm hơn so với thời điểm hiện tại quá 24h (>24h), GDV hẹn KH 48h sau quay lại làm thủ tục;

• Trong trường hợp có sự biến động của hệ thống tính cước (hệ thống tính cước chậm hơn so với thời điểm hiện tại quá 48h), GDV phải chủ động liên lạc để thông báo kịp thời cho KH.

* Từ ngày 1 đến ngày 5 hàng tháng hệ thống khóa sổ để tính cước tháng trước nên không tổng hợp cước được cước nóng, vì vậy GDV phải thông báo và hẹn thời gian hợp lý cho khách hàng để tránh trường hợp khách hàng đi lại nhiều lần.

* Cước nóng (cước phát sinh) khi tra trên phân hệ 198 là cước chưa thuế VAT 10%. Ngoại trừ nhóm khách hàng thuộc diện miễn thuế theo quy định của Nhà nước (Khu

chế xuất, đặc khu kinh tế,…), khi thu cước nóng (cước FS) của KH GDV phải nhân với 10% thuế VAT. 2. Tạm khóa do nợ cước:Chặn 01 chiều  Hệ thống tự động chặn  Thời điểm chặn:

 Khách hàng hòa mạng trước 01.08.2006: Sau ngày 28 hàng tháng  Khách hàng hòa mạng sau 01.08.2006: Sau ngày 25 hàng tháng  Trong thời gian bị chặn 01 chiều, KH vẫn phải thanh toán 100% cước

thuê bao tháng

 Miễn phí nối lại thông tin, sau khi thanh toán hết cước nợ. • Chặn 02 chiều:

 Hệ thống tự động chặn  Thời điểm chặn:

 Khách hàng hòa mạng trước 01.08.2006: Sau 30 ngày kể từ thời điểm chặn 1 chiều

 Khách hàng hòa mạng sau 01.08.2006: Sau 15 ngày kể từ thời điểm chặn 1 chiều

 Trong thời gian chặn 02 chiều, KH không phải đóng cước thuê bao tháng  Miễn phí nối lại thông tin, sau khi thanh toán hết nợ.

Quy định khác:

 Quá 06 tháng kể từ ngày chặn 02 chiều (đối với khách hàng hòa mạng trước 01.01.2007) và quá 3 tháng kể từ ngày chặn 02 chiều (đối với thuê bao hòa mạng sau 01.01.2007), Viettel Mobile có quyền đơn phương thanh lý hợp đồng;

 Nếu KH có nhu cầu sử dụng lại phải thanh toán hết nợ và trả cước hòa mạng như thuê bao mới;

 Nếu cước phát sinh trong tháng đạt 75% hạn mức đã đăng ký, Viettel Mobile sẽ quyền thông báo và yêu cầu KH thanh toán;

 Nếu KH không thanh toán thì khi đạt 100% hạn mức đăng ký sử dụng, Viettel Mobile có quyền tạm ngừng cung cấp một phần hay toàn bộ dịch vụ.

 Trong nhóm VPN có thể có một hoặc một số thuê bao bị khoá hai chiều do yêu cầu của khách hàng hoặc do nợ cước. Về nguyên tắc, nếu tổng số thuê bao trong nhóm VPN nhỏ hơn 05, Viettel Mobile có quyền đơn phương tạm ngừng nhóm VPN và các thuê bao đang hoạt động còn lại sẽ được coi như các thuê bao Basic+ đơn lẻ, và hưởng chính sách của thuê bao Basic+, tức là:

+ Mỗi thuê bao phải tự thanh toán cước cho tất cả các cuộc gọi của mình, kể cả các cuộc gọi phát sinh trong hạn mức đã đăng ký.

+ Không được hưởng giá thấp khi gọi trong nhóm.

 Khi chủ nhóm VPN bị chặn nợ cước (1 chiều hoặc 2 chiều):

+ Thuê bao thành viên có tiền thuê bao tháng + hạn mức chủ nhóm đăng ký trả “>” 0đ: Thành viên VPN sẽ bị chặn nợ cước theo chủ nhóm

+ Thuê bao thành viên có tiền thuê bao tháng + hạn mức chủ nhóm đăng

Một phần của tài liệu VIETTEL (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w