Thực trạng về hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 64 - 66)

Công tác kiểm tra kiến thức của học sinh là một hoạt động không thể thiếu được trong quá trình dạy học. việc kiểm tra được tiến hành với từng bộ môn, mực độ, yêu cầu và nội dung kiểm tra khác nhau với từng hình thức kiểm tra (kiểm tra vấn đáp đầu tiết học, kiểm tra 15 phút, kiểm tra cuối chương, cuối kỳ,…). Việc kiểm tra có tác dụng bắt buộc học sinh phải thực hiện các nhiệm vụ tự học một cách đầu đặn, từ dó hình thành cho các em thói quen và nề nếp tự học.

Qua thăm dò và khỏa sát với giáo viên, chúng tôi có kết quả về mức độ thực hiện tương ứng với các nội dung như sau:

Bảng 2.13. Mức độ thực hiện các phương pháp kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ tự học của học sinh.

STT Phương pháp

Mức độ Thương

xuyên Đôi khi

Chưa sử dung 1 Kiểm tra miệng cá nhân 42,30

%

57, 69

% 0,00 % 2 Đàm thoại với cả lớp trong một

khoảng thời gian nhất định

30, 76 % 46, 15 % 23, 07 % 3 Dùng phiếu kiểm tra đối với một

học sinh

11,53

% 53,84% 34,61% 4 Kiểm tra bài làm viết trên bảng 61,53% 30,76% 7,69% 5 Kiểm tra vở bài tập 42,30% 42,30% 15,38%

6

kiểm tra trong khi giảng bài về Kiến thức mới có liên quan đến Kiến thức đã học.

88,46% 11,53% 0,00%

Kết quả điều tra cho thấy, đa số giáo viên thường áp dụng cách kiểm tra trong khi giảng bài mới có kiến thức liên quan đến bài cũ (88,46%).kiểm tra bài làm viết trên bảng (61,53%). Kiểm tra miệng cá nhân (42,30%). Những cách thức kiểm tra nói trên chưa cho phép kiểm tra được nhiều học sinh. Do đó, tác dụng của kiểm tra đối với việc tự học của học sinh còn hạn chế.

Để kiểm tra được nhiều học sinh, giáo viên cần sử dụng những hình thức như đàm thoại với cả lớp trong một thời gian nhất định, sử dụng phiếu kiểm tra. Tuy nhiên những phương pháp này ít được sử dụng. Chỉ có (30,76%) giáo viên sử dụng cách kiểm tra bằng đàm thoại với cả lớp, (11,53%) giáo viên sử dụng phiếu kiểm tra.

Như vậy, để kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tự học của học sinh, giáo viên vẫn sử dụng cách kiểm tra truyền thống vẫn là chủ yếu.

- Kiểm tra đánh giá nghiêm túc dẫn đến buộc học sinh phải nỗ lực học tập, tuy vậy vẫn chưa thể đạt được mục đích như mong muốn.

- Qua bài kiểm tra, giáo viên đánh giá được tình hình tiếp thu kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức của mỗi học sinh. Thông qua đó nhà trường nằm được tình hình chất lương học tập của học sinh và việc dạy của thầy để có biện pháp quản lý và chỉ đạo.

- Qua kiểm tra, phát hiện ra học sinh bị hổng hoặc yếu kiến thức nào, nhằm được kỹ năng vận dụng của các em để kịp thời uốn nắn, bổ sung.

- Quan tâm tới kiểm tra trực tiếp học sinh (vấn đáp) để phát hiện nhược điểm của học sinh và yêu cầu sửa chữa.

- Có kiểm tra đánh giá học sinh thì các em mới học bài. Động lực này tuy là cưỡng bức nhưng rất cần thiết và được giáo viên ủng hộ.

- Vần đề thi cử của trường phổ thông còn nặng nề đòi hỏi trí nhớ học thuộc lòng. Vì vậy hoạt động học và dạy nhằm đề học sinh đi thi có kiểm tra cao, cho nên giáo viên quan tâm tới việc học sinh có nằm được kiến thức không chứ chưa quan tâm tới hướng dẫn học sinh tự tìm ra kiến thức mới (tìm lại).

Như vậy, yếu tố kiểm tra kiến thức của học sinh không thể xem nhẹ nhưng trong thức tế nhiều giáo viên chưa chú ý đúng mức tới yếu tố này. Khi tiến hành kiểm tra còn để các em tự trao đổi thậm chí em tài lieu mà ít bị nhắc nhở. Vì vậy kết quả đánh giá và động viên các em nỗ lực học tập.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)