hướng dạy-tự học
Đổi mới phương pháp dạy học ở Trường phổ thông DTNT tỉnh Savannakhet là quá trình áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào nhà trường trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của phương pháp truyền thống nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh, chuyển từ học tập thụ động, ghi nhớ kiến thức là chính sang học tập tích cực chủ động, sáng tạo chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kĩ năng vào thực tiễn. Biện pháp này được tiến thành với các nội dung chủ yếu sau:
- Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa về dạy học theo hướng dạy - tự học: Thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tham quan hội thảo trao đổi kinh nghiệm học tập mà học sinh học hỏi thêm nhiều kiến thức mới, trang bị thêm cho bản thân phương pháp học tập phù hợp hơn để nâng cao chất lượng học tập. Sau đây là một hình thức tổ chức sinh hoạt nhằm giúp các giáo viên tăng cường phương pháp dạy – tự học cho học sinh, là một số biện pháp này nhằm nâng cao chất lượng tự học, tự bồi dưỡng cho các học sinh.
Những biện pháp có hệ thống trong việc đổi mới phương pháp dạy học, cần nhìn lại lịch sử phát triển các tư tưởng phương pháp dạy học trong năm gần đây nhìn chung, có 3 quan điểm tiếp cận đáng chú ý.
- Về tâm lý. Cải tiến phương pháp bằng cách tăng cường vai trò chủ thể học học sinh, tìm mọi cách phát triển, tích cực, độc lập và cá nhân hóa quá trình dạy học.
- Quan điểm điều khiển học thì hướng dẫn đến biện pháp. giải phóng người học, cải tiến mọi hệ thầy và trò mà hiện nay là vấn đề “ Lấy học sinh làm trung tâm “ đang được mọi người nói đến là trong những hướng này.
Về hướng “ Cải tiến mọi quan hệ thầy trò “ trước đây cũng có nhiều nhà giáo dục nói đến như “ Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ “ ( Xukhomlinski ) “ tất cả vì học sinh thân yêu “ .
- Vận dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào giáo dục trong đó có vấn đề công nghệ giáo dục.
- Tổ chức thực hiện tư tưởng dạy học “ Lấy học sinh làm trung tâm “ (Dạy học hướng về người học ) được yêu cầu giáo viên chu trọng đến các nội dung chủ yếu như sau:
a. Chú ý đến đối tượng dạy về:
- Kinh nghiệm về trình độ kiến thức hiện có của học sinh. - Đặc điểm nhận thức của học sinh.
- khả năng và điều kiện làm việc cụ thể.
b. Tìm mọi biện pháp và hành thức khác nhau để kích thích hứng thú, tính tích cực nhận thức của học sinh.
d. Tăng cướng cá nhân hóa hoạt động học tập. Trong vấn đề này cần chú ý vận dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
e. Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả trong quá trình dạy học.
f. phát huy sức mạnh ý chí của học sinh trong học tập bằng nhiều biện pháp khác.
Để phát khai được tư tưởng “ Lấy học sinh làm trung tâm “ người hiệu trưởng cần tiến hành.
- Thay đổi lại các đánh giá, thi cử.
- Điều chỉnh sách giáo khoa theo tinh than đổi mới phương pháp và lược gọn nội dung dạy học.
- Bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, đặc biệt là phương pháp dạy học, nâng cao tay nghề cho giáo viên.
- Tạo điều kiện chất lượng cần thiết cho thầy giáo và học sinh.
- Tổ chức phong trào tăng cường phương pháp dạy học trong trường và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của giáo viên tiên tiến.