Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 34 - 36)

1) Để dánh giá một cách chính xác việc tự học của học sinh , giáo viên thường sử dụng các phương pháp kiểm tra như kiểm tra miệng kiểm tra viết và kiểm tra thực hành.

- kiểm tra miệng: được sử dụng trước khi, trong khi và sau khi học bài mới, cũng như trong khi thi cuối học kỳ học cuối năm học. Nó giúp cho giáo viên thu được tín hiệu ngược nhanh chóng ở nhiều loại học sinh khác nhau, nó thức đầy học sinh học tập thường xuyên, có hệ thống và giúp cho học sinh rèn luyện năng lực biểu đạt bằng lời nói.

Khi kiểm tra miệng, luân theo những yếu cầu đối với phương pháp vấn đáp, song cần chủ ý thêm: phải thu hút toàn bộ học sinh vào kiểm tra, phải kiên nhẫn, bình tĩnh nghe học sinh trình bày, khi cần thiết, phải gợi ý, không làm cho các em sợ hãi, lung túng, hình thức, tỉnh thần, thái độ. Phải công bố điểm công khai, ghi điểm vào số điểm cá nhân của.

- kiểm tra viết: sử dụng sau khi học một phần chương, một chương hay nhiều chương, hoặc sau khi học toàn bộ giáo trình. Nó có tác dụng kiểm tra từ một vấn đề nhó đến một vấn đề lớn có tính chất tổng hợp, kiểm tra được toàn lớp trong một thời gian nhất định.

Để giúp học sinh rèn luyện năng lực biểu đạt bằng ngôn ngữ viết khi tiến hành kiểm tra viết, cần chú ý điểm sau: giáo viên cần ra đề chính xác, phát huy được trí thông mình của các em. Đồng thời, giáo dục cho học sinh tính tự giác khi làm bài cần thận, đầy đủ, không làm cho các em mất tập trung tư tưởng, phân tán chú ý, thu bài đúng gời, chấm bài cần thận, có lời nhận xét chính xác, cụ thể, trả bài đúng hạn, có nhận xét chung và riêng về nội dung, hình thức trình bày, tinh thần thái độ làm bài,…

+ Kiểm tra thực hành: được sử dụng nhằm kiểm tra kỹ năng, kỹ xảo thực hành ( đo đạc , thí nghiệm lao động,…) ở trên lớp hoặc trong phòng thí nghiệm, ở vườn trường, ngoài thiên nhiên, khi kiểm tra cần theo dõi trình tự, độ chính xác, trình độ thành thạo của các thao tác, kết hợp kiểm tra lý thuyết, cơ sở lý luận của thao tác.

Các phương pháp kiểm tra nói trên thực hiện hoặc với tập thể hoặc với từng cá nhân học sinh tùy thuộc vào yếu cầu, nội dung kiểm tra.

2) Đánh giá là quá trình thu thập, xử lý thông tin để giúp cho quá trình lập kế hoặch hoặc ra quyết định của các nhà quản lý. Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, có hệ thống thông tin và hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiểu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục theo.

Để dánh giá được kết quả học tập của học sinh có thể dung những phương pháp dánh giá như sau.

+ Phương pháp dánh giá chần đoán.

Được tiến hành trước khi dạy một chương trình hay một vấn đề quan trọng nào đó nhằm giúp cho giáo viên nắm được tình hình những kiến thức liên quan đã có trong học sinh, những điểm HS đã nhằm vững, những lỗ hổng cần bổ khuyết,… để quyết định cách dạy thích hợp.

+ phương pháp đánh giá từng phần.

Được tiến hành nhiều lần trong giảng dạy và cách học, ghi nhận kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chương trình một cách vững chắc.

+ phương pháp đánh giá tổng kết.

Tiến hành khi kết thức môn học, khóa học bằng những kỳ thi nhằm đánh giá tổng quát kết quả học tập của học sinh, đối nhiều với những mục tiêu đã để ra.

+ Ra quyết định.

Đây là khâu cuối cùng của quá trỉnh đánh giá. Dựa vào những định huống đã nêu trong khâu đánh giá. GD quyết định nhu74nh biện pháp cụ thể để giúp đỡ HS, hoặc giúp đỡ chung cho cá lớp về những thiếu sót phổ biến hoặc giúp đỡ riêng cho những học sinh có những sai sót đặc biệt.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)