Xây dựng chỉ đạo và thực hiện kế hoạch chung và từng bộ phân (gồm 4 loại kế hoạch chính: kế hoạch dạy học và giáo dục trên lớp; kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp, kế hoạch giáo dục lao động, hướng nghiệp, dạy nghề; kế hoạch phổ cập giáo dục) cho cả năm học kỳ, từng tháng, từng tuần.
Hiệu trưởng tự kiểm tra-đánh giá kế hoạch của mình bao gồm: thu thập xử lý thông tin, xách định mục tiêu và phân hạng ưu tiên; tìm phương án, giải pháp thực hiện mục tiêu; soạn thảo; duyệt và truyền đạt kế hoạch.
2.3.11.2. Tổ chức
• Thu thập thông tin trách nhiệm thực hiện – công khai thông tin.
Việc thu thập thông tin cần được tổ chức khoa học, chính xác và có phân công trách nhiệm theo dõi cụ thể. Thông tin đánh giá phải được công khai thường xuyên và các cấp quản lý cần kịp thời uốn nấn những sai lệch tránh chờ đợi đến kết quả cuối cùng, có vậy hiệu quả đánh giá mới có tác dụng tốt.
• Qui trình thực hiện việc đánh giá
Chuẩn với tiêu chí kèm theo đã định lượng sâu khi đã quán triệt và được tập thể thống nhất, qui trình thực hiện có thể duy trì như thông lệ đang áp dụng gồm các bước:
- Bước 1: Ban thi đua công bố tổng hợp tình hình.
- Bước 2: Theo tiêu chuẩn định lượng giáo viên tự đánh giá, xếp loại. - Bước 3: Thông qua góp ý của tổ chứng minh, tổ trưởng duyệt lại điểm số.
- Bước 4: Thông qua góp ý của hội đồng thi đua, hiệu trưởng phê duyệt kết quả đánh giá và xếp loại.
- Bước 5: Thông tin phản hồi kết quả đến giáo viên, có quan tâm động viên những trường hợp tích cực và chú ý phân tích, giải thích những trường hợp có kết quả thấp hơn tự đánh giá.
Vấn đề quan trọng trong việc tổ chức thực hiện là giải quyết những nhược điểm đang tồn tại bằng các biện pháp:
- Yêu cầu giáo viên phải tự giác tuân thủ qui định khi tự đánh giá.
- Các bộ phân có trách nhiệm thu thập thông tin phục vụ việc đánh giá phải thực hiện chính xác, kịp thời và công khai.
- Tăng cường sinh họat tư tưởng khắc phục tình trạng đễ dãi, xuê xoa trong đánh giá. Đối với trường BC phải khẳng định thêm ảnh hưởng tai hại của vấn đề đối với thể hệ trẻ tương lai.
- Kết hợp tốt việc đánh giá thực hiện nhiệm với việc đánh giá thi đua.
- Làm cho giáo viên nhận thức rằng kết quả đánh giá được sử dụng như một biện pháp kích thích lao động và việc này rất thuận lợi trong trường BC.
- Hiệu trưởng phải dựa trên kết quả đánh giá thực hiện việc sử dụng và phân công lao động một mặt thực hiện mục đích giúp đỡ giáo viên để tiến bộ mặt khác cũng cương quyết thực hiện chủ trương “ không để giáo viên yếu kém đứng lớp ” bằng những qui định cụ thể chẳng hạn: không tiếp tục hợp đồng với giáo viên xếp loại yếu, hoặc loại trung bình không thấy tiến bộ.
2.3.11.3. Chỉ đạo
Hiệu trưởng tự kiểm tra, đánh giá về các mặt: nắm quyền chỉ huy; hướng dẫn cách làm: điều hòa phổi hợp (can thiệp khi cần thiết); kích thích động viên, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên trong hoạt động chỉ đạo các công tác cụ thể trong trường như:
- Chỉ đạo dạy học và giáo dục trong và ngoài lớp, công tác lao động hướng nghiệp, dạy nghề công tác phổ cập giáo dục.
- Chỉ đạo công tác hành chính, quản trị trong trường: công tác văn thư hành chính, hành chính giáo vụ trong trường.
Hồ sơ, sổ sách trong nhà trường , lớp học, giáo viên, học sinh.
Các chế độ công tác, sinh hoạt định kỳ của hiệu trưởng, hiệu phó, các tổ, nhóm, khối chuyên môn, hội đồng giáo dục, hội phụ huynh học sinh.
Thời khóa biểu lịch công tác hang tuần của trường. - Chỉ đạo thi đua điểm và điển hình.
- Việc thực hiện dân chủ hóa quản lý trường học: thực hiện công khai về quản lý tài sản, tài chình, vốn tự có, tuyền sinh, lên lớp, tốt nghiệp, khen thưởng, kỳ thuật nông bậc lương
- chủ đạo và thực hiện việc kết hợp với tổ chức đảng,đoạn thể và huy động cộng động tham giư xây dựng và quản lý nhà trường