Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 87 - 89)

sinh theo hướng pháp huy tự học

Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

+ Thúc đẩy việc học tập của học sinh và thông báo cho các em biết trình độ nắm kiến thức, thấy được chỗ hổng hay còn yếu của vốn kiến thức của mình để có kế hoạch bổ sung.

+ Qua đánh giá, kiểm tra sẽ xếp loại được học sinh về chất lượng học tập.

+ Qua việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học tập của học sinh mà giáo viên thấy được kết quả dạy học của mình để có biện pháp điều chỉnh.

+ khuyến khích học sinh tự học thông qua đánh giá chính xác kết quả, động cơ và thái độ học tập của học sinh. Thực hiện theo các phương châm “ Mọi người đều thừa nhận rằng không tổ chức đúng đắn việc kiểm tra kiến thức thì không thể bảo đảm tốt việc đào tạo học sinh” [35,120 ]; thi như thể nào thì dạy và học như thể đó là quy luật. Cho nên để kích thích người học đổi mới cách học thì một mặt phải lập lại kỷ cương trong thi cử và đổi mới cách dạy. [52]

Như vậy qua kiểm tra đánh giá học sinh ta phát hiện tình trạng nắm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh. Việc kiểm tra đòi hỏi phải có tác dụng đối với mỗi học sinh, kiểm tra một học sinh nhưng nhiều học sinh được dịp bổ sung lại kiến thức. Việc kiểm tra thường xuyên tạo cho học sinh thái độ sẵn sàng để kiểm tra, chính sự chờ đợi kiểm tra buộc các em phải chuẩn bị đều đặn bài học là biện pháp quản lý không thể thiếu được của người quản lý nhà trường.

Cải tiến các hình thức kiểm tra trên lớp.

+ Hỏi miệng, có thể sử dụng câu hỏi vấn đáp ( có thể hỏi cá nhân, hỏi Đồng loạt, hỏi phối hợp )

+ kiểm tra sự chuẩn bị bài, làm bài ở nhà của học sinh ( thực chất là kiểm tra việc tự học của học sinh )

+ kiểm tra viết trên lớp loại 15 phút, 1 tiết, kiểm tra học kỳ, kiểm tra hàng ngày. + kiểm tra thực hành, làm bài tập ngay trên lớp hay bài tập cho về nhà. Hình thức kiểm tra hỏi miệng có ưu điểm là có kết quả, nhanh linh hoạt, học sinh phạn ứng mua lẹ để trả lời câu hỏi, qua hình thức kiểm tra này học sinh được rèn luyện việc phát triển ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng chình bày lưu luát, rõ rang. Tuy vậy nhược điểm là bất học sinh nhớ nhiều, không kiểm tra được sâu kiến thức. Hình thức hỏi đồng loạt rất tốt khi tiến hành ôn tập hay làm tổng kết chương. Hỏi phối hợp túc là một học sinh trả lời câu hỏi, học sinh khác làm bài trên bảng và có thể vài học sinh khác trả lời trên phiếu có sằn.

Kiểm tra viết thường dung để kiểm tra sau một lĩnh vực về kiến thức, kỹ năng viết,trình bày. Hình thức này phát triển tư duy logic, suy luận dễ dàng hơn, suy nghĩ kỹ hơn để trả lời câu hỏi.

Kiểm tra đầu tiết học ( vấn đáp, 15 phút ) có thể dùng câu hỏi gợi mở, câu hỏi khai thác sâu, câu hỏi dể vào bài mới. kiểm tra cuối chương. Khi ra để kiểm tra phải nghiên cứu kỹ để xác định các kiến thức cơ bản của chương: xác định các sai lầm mà học sinh dề mắc phải, khi đó mới ra dề bài kiểm tra [42]

Yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh phải rất khách quan, công bằng, có vậy mới động viên khuyến khích được học sinh cố gắng trong học tập.

+ Thường xuyên kiểm tra số điểm cá nhân của giáo viên và số điểm lớp để nắm được số bài kiểm tra ở từng lớp, từng môn để có biện pháp chỉ đạo đều chỉnh kịp thời.

+ Yêu câu giáo viên bộ môn thực hiện kiểm tra số lượng đúng quy định với từng loại hình thức kiểm tra.

+ kiểm tra việc chuẩn bị bài, việc học bài của học sinh phải được thực hiện thường xuyên, đều đặn có lưu ý kiến các đối tượng học sinh.

+ Chuẩn bị nội dung kiểm tra phải bám sát chương trình, thể hiện cả kiểm tra kiến thức, kiểm tra kỹ năng vận dụng, kiểm tra cả tư duy sáng tạo sao cho phù hợp với từng loại hình kiểm tra.

+ Yêu cầu giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài học, từ đó đánh giá được chấtlượng hoạt động tự học của học sinh. ( học ở nhà ) giáo viên cần có biện pháp uốn nắn phối hợp với các lực lượng để giáo dục.

+ Khi chấm bài phải kỹ càng , có sửa chữa một số lỗi hoặc đánh dấu chỗ sai để yêu cầu học sinh kiểm tra và sửa chữa lại.

+ Bài kiểm tra của học sinh, khi trả bài phải có lời nhận xét cả ưu điểm, khuyết điểm, lời phê phải nhẹ nhàng, tế nhị, tôn trọng học sinh.

+ Trả bài kiểm tra phải đúng quy định, nếu có điều kiện thì nên trả bài kiểm tra càng sớm càng tốt vì lúc đó học sinh còn đang thấp thỏm về bài làm của mình và khi nhận lại bài của mình các em sẽ xem kỹ hơn và sửa chữa các lỗi mắc phải.

+ Tổ chức kiểm tra 15 phút, 1 tiết, thi học kỳ phải nghiêm túc, rèn luyện tính tự giác, chống gian đối khi làm bài. Yêu cầu học sinh ghi lại điểm riêng của mình để theo dõi sự tiến bộ và có kế hoạch phấn đấu cao hơn. Đồng thời cũng quy định học sinh phải giữ lại kiểm tra, nhà trường có kế hoạch thu xác suất của một số em để kiểm tra việc thực hiện của giáo viên về kiểm tra, nắm bắt được chất lượng học tập của học sinh để có biện pháp chỉ đạo uốn nắn kịp thời.

Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch thông báo tình hình học tập, rèn luyện của học sinh tới các phụ huynh trong kỳ họp phụ huynh của lớp hay trong số liên lạc.

3.2.7. Tăng cường cơ sở vật chất sư phạm để tạo điều kiện về phòng học, thư viên, thí nghiệm cho học sinh tự học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)