Trước hết trường cần phải xây dựng 1 phòng công nghệ thông tin riêng biết. Với số lượng máy tính kết nối mạng internet đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. Tạo cơ hội có học sinh được thực hành các kiến thức đã học trên máy vi tính. Cần tăng thêm gời dạy tin học trong chương trình giảng dạy của nhà trường giúp cho học sinh ngày càng tiếp cận nhiều hơn với những thành tựu về công nghệ thông tin từ đó giúp cho học sinh hành thành kỹ năng kỹ xảo sáng tạo trong học tập và thực hành của bộ môn tin học. Tạo điều kiện cho học sinh trong việc thực hành cũng như trong việc truy cập mạng internet. Giúp em thoải mái trong việc tìm kiểm thông tin phục vụ cho hoạt động tự học.
Ngoài ra cần tăng cường công tác tuyên tuyền bằng cách:
+ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm đốc thúc và khuyến khích các em học sinh dung internet.
+ Sử dụng nhiều áp phích tuyên tuyền cho các em học sinh biết. + Tổ chức những hoạt động đoàn mang tính chất công nghệ thông tin.
3.2.9. Đẩy mạnh trào thi đua tự quản học sinh trong quản lý tự học
- Cải tiến quản lý công tác thi đua khen thưởng.
Đối với học sinh trung học phổ thông, việc khen chê trong học tập vẫn còn có ảnh hưởng rất hơn tới thái độ tình cảm của các em tới việc học tập và học sinh tự học. Chê nhiều quá, căng thẳng quá sẽ làm các em chán nản, thiếu tự tin vào khả năng tự học của mình, khen thái quá sẽ làm các em chủ quan, coi thường việc tự rèn tự học sinh ra kiêu căng tự mãn.
Cả hai hoạt động này đều không phù hợp với công tác giáo dục, đồng viên và khuyến khích học sinh.
Nều việc kiểm tra nghiệm túc, thầy chấm bài chính xác, đánh giá đúng khà năng của các em thì điểm số của bài kiểm tra cũng là một phần thưởng đáng khích lệ đối với học sinh.
Tuy vậy cần tổ chức làm tốt một số hoạt động sau đây động viên khuyến khích học sinh nỗ lực trong học tập:
- Phổ biến tiêu chuẩn, danh hiệu thi đua của học sinh.
Đầu năm học nhà trường tổ chức phổ biến cho các học sinh nắm được tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua như học sinh giỏi, học sinh khá và tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm. Công tác việc phổ biến này thưởng được nhắc lại trong các buổi sinh hoạt lớp.
Cuối kỳ, cuối năm học Ban giám hiệu cùng tổ chủ nhiệm tiến hành xét bình chọn các học sinh theo tiêu chuẩn với các em có thành tích cao trong học tập và rèn luyện thì có phần thưởng và có giấy khen.
- Phát động phong trào thi đua.
Nhà trường cùng với các tổ chức đoàn thể xây dựng tiêu chuẩn thi đua, các thầy cô cùng được góp ý bàn bạc thi đua dạy tốt đối với dạy, thi đua học tốt, rèn luyện tốt đối với trò. Với thầy, nhà trường có hội dồng thi đua xét và bình chọn cuối kỳ học và cuối năm. Với trò, hội đồng khen thưởng có dại diện học sinh tham gia ( cán bộ đoàn ) cùng xem xét bình chọn ra những học sinh xứng đáng.
Hàng tháng nhà trường cùng với đoàn thành niên tổ chức phát động thi đua ( nhân các lễ lớn ) có tiêu chuẩn và các tiêu chuẩn đều quy ra điểm có ban tổ chức chỉ đạo, có hội đồng xét chọn ra những học sinh xuất sắc để khen thưởng.
Với học sinh một tiêu chuẩn quan trọng đó là kết quả học tập, qua đó đánh giá được ý thức tự học của học sinh. Đồng thời qua mỗi đợt thi đua đó nhà trường đểu tiến hành xét các loại hạnh kiểm của học sinh làm cơ sở xét loại hành kiềm học kỳ và cả năm.
Hiện nay nhà trường đã có một quỹ khuyến học khởi nguồn lực đầu của các học sinh cũ và giáo viên cũ của nhà trường đóng góp xây dựng lên. Tuy quỹ chưa lớn nhưng thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với các em học sinh và nhà trường.
Kết hợp với thường trực hội đồng giáo dục ở các vùng địa phương ( do đại hội giáo dục địa phương bầu ra ) để kịp thời khen thưởng các em ở địa phương có thành tích tốt trong học tập và cả các em có nỗ lực lớn vượt qua khó khăn để học tập.
Ở mỗi lớp, hội phụ huynh cùng thành lập một quỹ để khen các học sinh trong lớp và có thành tích cao trong học tập và rèn luyện, và các em cố gắng cao trong học tập.
3.2.10. Thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý đối với hoạt động tự học
Hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng , trường trung học phổ thông có thể xem là hiệu quả thực hiện 4 chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Muốn thực hiện chức năng kế hoạch hóa Hiệu trưởng phải có kế hoạch tốt: muốn thực hiện chức năng tổ chức Hiệu trưởng phải có biện pháp phù hợp với thực hiện của trường mình, muốn thực hiện chức năng chỉ đạo Hiệu trưởng phải có biện pháp cụ thể và khi thực hiện chức năng kiểm tra. Hiệu trưởng phải kiểm tra một cách đồng bộ và có chuẩn tiêu chí đánh giá cụ thể, thích hợp.
- Xây dựng kế hoạch.
Khi học sinh còn theo học ở trường phổ thông thì các em được nhà trường trang bị cho kiến thức phồ thông cơ bản nhất. Thời gian học trên lớp có thầy hướng dẫn rất ít mà dung lượng kiến thức cần học lại có nhiều, để học tốt, bắt buộc học sinh phải có tiến hành tự học có hiệu quả trước hết phải có kế hoạch tự học. Kế hoạch càng tỉ mỉ, càng thiết thực và hợp lý thì chất lượng tự học sẽ tốt hơn.
Khi hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học cần lưu ý các em về các vấn đề sau đây: xây dựng kế hoạch bắt đầu từ những vấn đề mà mình thích và tìm hiểu. Chỉ có hứng thú tìm hiểu vấn đề hoạch kiến thức nào thì mới tích cực và tự giác học tập.
Căn cứ vào điều kiện và khả năng của bản than, xác định kiến thức cần chiếm lĩnh và thời gian hoàn thành, ( lưu ý kiến thức không quá sức của mình ). Gợi ý cho học sinh xác định nội dung tự học vấn đề gì ? các kiến thức phải kế tiếp nhau thành
một hệ thống, tạo ra nền kiến thức cơ bản làm cơ sở để tiết thu các kiến thức khác mới hơn và tự học tốt hơn. Dựa vào bảng kế hoạch tự học mà mình đã tự xây dựng nên học sinh sẽ tự kiểm tra xem mình đã nhắm được kiến thức nào để có kế hoạch bổ sung kiến thức kế tiếp làm kho kinh nghiệm của bản than.
Khi lập kế hoạch tự học các em học sinh cần có các thao tác sau :
+ Xác định kiến thức còn bị hổng, và kiến thức nắm chưa vững , để có kế hoạch học lại và bổ sung thêm.
+ Xác định những kiến thức cần củng cố cho vững từ đó có kế hoạch học lại lý thuyết, làm các bài tập củng cố, đọc thêm tài liệu có nội dung liên quan tới các kiến thức đó.
+ Xác định những kiến thức cần mở rộng : điều kiện các kiến thức này đã nắm vững, có thể áp đụng phương pháp tổng quát hóa hoặc đặc biệt hóa để có những vấn đề mới hơn.
+ Xác định thời gian để hoàn thành từng nội dung mà kế hoạch đặt ra để tự kiểm tra và chuyển sang bổ sung các kiến thức khác, cần có kế hoạch luyện tập, củng cố các kiến thức mới này.
+ Có kế hoạch nghiên cứu trước tài liệu và nội dung kiến thức cần ôn lại để chuẩn bị cho bài mới sắp học.
+ Trước và sau buổi học có nhiều bài học, nhiều bài tập khác nhau, phải có kế hoạch sắp xếp trù tính bải nào làm trước bài nào làm sau, như vậy sẽ có kế hoạch cho từng buổi và cả kế hoạch lâu dài.
Mỗi học sinh tự chọn cho mình một mức phấn đấu và có kế hoạch thực hiện nó, mức phấn đấu ấy phải vừa sức với mình.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch.
Tự học là một mặt của tính tự lực mà tính tự lực là một trong những lức tính quý bấu nhất của con người và ta cần phải phát huy các đức tính ấy, nhất là nếu ta muốn tham gia tích cực vào cuộc sống. Tự học có liên quan khăng khít với nâng cao ý thức về bản thân [45,tr 50- 51 ]. Hoạt động tự học tự bối dưỡng của học sinh không có nghĩa là hoạt động cô độc mà phải có sự hợp tác với các bạn, và với thầy. Dựa vào điều kiện cụ thể của mỗi học sinh và điều kiện của gia đình có hình thức tổ chức hoạt động tự học sau đây :
+ Học một mình với sách giáo khoa. Và vở ghi, nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo. Hình thức này có thể áp dụng khi chuẩn bị bài cho mỗi buổi sau và thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng đã đặt ra.
+ Học cùng với một nhóm các bạn. hình thức này có thể dùng khi làm bài tập thầy giáo giao cho hay chuẩn bị cho bài học hôm sau.
+ Hình thức này có ưu điểm: Tự quản lý, giúp nhau học tập, giảng lại cho nhau phần nghe giảng chưa hiểu.
Những hình thức này cũng có nhược điểm là nếu quản lý không tốt thì dễ bị lợi dụng để nô đùa, người học người chơi, và chép bìa của nhau.
+ Học phụ đạo có thầy hướng dẫn. Hình thức này có thể dung để mở rộng kiến thức, luyện tập và củng cố kiến thức của một phần, một chương có tính chất tổ hợp hơn. Sau mỗi buổi học, thầy phải giao thêm bài tập và nhiệm vụ cho học sinh giải quyết ở nhà.
Dựa vào các hình thức tự học của học sinh, phụ huynh quản lý con em của mình, tạo diều kiện để các em tiến hành hoạt động tự học và cần có biện pháp động viên để các em phấn khới học tập.
Khi các em học nhóm cũng cần quản lý chặt chẽ tránh trường hợp em học khá làm bài hộ em học yếu hoặc nô dùa không chịu học.
Buổi học có thầy phụ đạo cần tránh động tác thầy làm hộ trò, thầy đọc cho ghi hoặc dạy trước chương trình. Trong buổi học này thầy nên hướng dẫn trò tự tìm hiểu kiến thức bằng các câu hỏi gợi mở, có định hướng hay đặt vấn đề. Mỗi kiến thức có tổng quát lại về phương pháp ứng dụng để học sinh dễ nhở và để vận dụng.
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
Đây là chứng năng thể hiện năng lực của nười Hiệu trưởng. Sau khi hoạch định kế hoạch về sắp xếp tổ chức, người cán bộ quản lý phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mực đích đã đề ra.
- Chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp qui, qui chế của nhà nước của ngành giáo dục.
- Chỉ đạo xây dựng và thực hiện các nội qui của trường về nền nếp dạy học. - Chỉ đạo thực hiện các loại kế hoạch về dạy học đã được xây dựng, đặc biệt quan tâm đến các loại kế hoạch về :
+ Thực hiện chương trình kế hoạch các môn học.
+ Thời khóa biểu lên lớp, thời khóa biểu cho hoạt động tự học. + Nền nếp ra vào lớp của thầy và trò.
- Chỉ đạo thực hiện hồ sơ sổ sách chuyên môn.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học theo hướng dạy tự học.
- Kiểm tra thực hiện kế hoạch.
Khi kế hoạch tự học và thời gian biểu tự học đã được xây dựng , việc thực hiện nó thế nào và hiệu quả ra sao phải được học sinh tự kiểm tra thường xuyên để dánh giá và cố gắng thực hiện. Hướng dẫn tự kiểm tra hoạt động tự học, tự bồ dưỡng của mình một cách thường xuyên và nghiêm túc, muốn vậy phải dựa vào kế hoạch đã định , kiểm tra việc thực hiện, mức độ hoàn thành, xác định nội dung nào cần tìm hiểu thêm. Có thể điều chỉnh lại kế hoạch sao cho vừa sức và hợp với điều kiện.
Giáo viên phải chỉ cho học sinh thấy việc tự kiểm tra đánh giá kết quả tự học của mình không khó lắm, việc tự kiểm tra có thể thông qua các mình thức sau :
+ Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu của giáo viên như : làm bài tập, đọc tài liệu, trả lời câu hỏi. Nếu có vấn đề gì không tự giải quyết được thì phải hỏi thầy giáo hoặc để ghi thầy gợi ý, hướng dẫn để tự mình giải quyết tiếp.
+ Thường sau mỗi bài học ở sách giáo khoa có hệ thống câu hỏi hoặc bải tập, dung hệ thống này để tự kiểm tra mức độ nắm kiến thức.
+ Sau mỗi nội dung kiến thức, ở sách tham khảo thường có các bài tập áp dụng với các mức độ khác nhau, từ dễ đến khó, học sinh cần chọn để tự giải quyết. Cách này cũng là một hình thức tự kiểm tra kết quả tự học của bản thân học sinh.
- Với mỗi vấn đề nếu tự làm lúc đầu có thể đúng nhưng chưa hay hoặc cũng có thể làm sai, dù sao qua đó cũng rèn luyện khả năng tự học.
- Với các vấn đề mà sách đã giải quyết, chưa nên xem lời giải, hãy tự làm, sau đó đối chiếu với lời giải của sách. Đó cũng là một hình thức tự kiểm tra, đánh giá kỹ năng giải bài tập của mình.
3.3. Kiểm chứng tính hợp lý và khả thi của các biện pháp quản lý 3.3.1 Kết quả xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp quản lý