Những biện pháp quảnlý hoạt động tự học của học sinh THCS tại trường phổ

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 81)

trường trung học phổ thông DTNT tỉnh SAVANNAKHET

3.2.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về vấn đề tự học

- Tổ chức nâng cao nhận thức cho học sinh về động cơ, thái độ học tập.

Để có thể đạt được kết quả cao trong học tập, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước phải làm cho mỗi học sinh nhận thức đúng đắn về động cơ học tập. Động cơ học tập là tất cả các yếu tổ kích thích cá nhân học sinh thực hiện hoạt động học tập để đạt được kết quả nhất định. Động cơ học tập đúng đắn của học sinh sẽ kích thích sự nỗ lực cố gắng học tập và đạt được kết quả cao góp phần hình thành và phát triển nhân cách của chính học sinh.

Để nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về thái độ và động cơ học tập, thì cần phổ biến đến đội ngũ giáo viên và học sinh các nội dung chủ yếu sau:

- Nội dung giáo dục về nhận thức động cơ xã hội .

Trong sự nghiếp phát triển xã hội và nền kinh tế của đất nước, các thành phần kinh tế đang đòi hỏi một lực lượng lao động lành nghề, có kỹ thuật cao “Học giỏi trong nhà trường sẽ hứa hẹn những thành đạt trong cuộc đời . Phấn đấu trong học tập chủ động để có trình độ thực lực là con đường tốt nhất để mỗi thanh niên đạt tới vị trí chính trị kinh tế xã hội phù hợp với nâng lực của mình” [28]. Phải giáo dục cho học sinh thấy rằng cha, mẹ và các thầy cô giáo đấu mong muốn các em là con ngoan trò giỏi và có ích cho xã hội.

Học sinh phải thấy mục tiêu của đất nước phấn đấu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước rất cần những con người có trình độ kỹ thuật giỏi . Tay nghề cao và những nhà quản lý giỏi. Lúc đó chung ta sẽ góp phần cống hiến được nhiều cho nhân dân, cho xã hội cũng sẽ được hưởng quyền lợi xứng đáng với công lao đó. Lợi ích của cá nhân và lợi

ích của xã hội hài hóa với nhau. Giáo dục cho học sinh thấy được các vấn đề trên tức là giáo dục cho các em động cơ xã hội. Khi có động cơ xã hội tích cực sẽ tạo ra cho các em tính năng động và thích ứng với sự phát triển của cộng đồng, qua đó giúp các em phát triển nhân cách.

- Những nội dung giáo dục động cơ nhận thức.

Nhà trường giáo dục cho học sinh có thái độ muốn học và có nhu cầu học tập, có như vậy học sinh mới có hứng thú học tập, từ đó các em sẽ tiến hành hoạt động tự học, tự bồi dưỡng một cách tích cực và tự giác. Để làm diều này thì: với mỗi bài dạy giáo viên thiết kế, tổ chức dạy trên lớp một cách tích cực vào bài học. Khi học sinh có hứng thú học tập sẽ có động cơ nhận thức trong học tập. Có động cơ nhận thức, học sinh sẽ định hướng được tới đối tượng của hoạt động học tập đó là nội dung, chương trình và kết quả học tập. qua hoạt động đó các em sẽ hiểu và nằm được kiến thức trong chương trình học, ở trên lớp hay thực hiện kế hoạch tự học. Có động cơ nhận thức các em sẽ cố gắng vượt qua khó khăn để tiếp thu kiến thức một cách thụ động và sáng tạo “động cơ nhận thức trong hoạt động học tập của học sinh thường xuyên kích thích tính tích cực hoạt động, niềm say mê tìm tòi sáng tạo của trẻ” [19]

Tóm lại: động cơ học tập của học sinh có thể chia thành 2 loại cơ bản đó là động cơ xã hội và động cơ nhận thức. Các em phải xác định là học để làm gì ? Và có uốc mong muốn học tập. Từ đó mới có hoạt động nhận thức một cách tích cực để chiếm lĩnh lấy kiến thức trong bài học hoặc kiến thức trong sách tham khảo. Cao hơn ở các sẽ xuất hiện động cơ sáng tạo, tìm tòi khám phá ra tri thức và tìm ra con đường tiếp cận với tri thức một cách hiệu quả nhất.

3.2.2. Nâng cao hiệu lực của các quy định về quản lý tự học

Xây dựng và duy trì nền nếp học tập, sinh hoạt phát huy vai trò tự quản. Nâng cao công tác quản lý giờ tự học chú trọng tạo mối quan hệ tốt giữa thầy và trò trong hoạt động dạy và học, phát huy vai trò mũi nhọn của đội ngũ học sinh khá, giỏi nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Xây dựng nội quy học tập, nội quy kí túc xá, nội quy định phòng đọc,…Tổ chức cho học sinh thâm gia xây dựng hệ thống quy tắc này là kiểm tra, giám sát việc thực hiện chúng.

- Xây dựng thời gian biểu học sinh, sinh hoạt trong nhà trường trung học phổ thông dân tộc nội trú. Thời gian biểu này được biều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn học tập, bổ sung những hoạt động mang tính chất phong trào hỗ trợ cho học sinh học tập.

3.2.3. Tổ chức hoạt động hiệu quả của ban quản lý hoạt động tự học

3.2.3.1. Tổ chức và quản lý học trên lớp.

- Học trên lớp là một hoạt động cơ bản của học sinh trung học phổ thông.

Qua hoạt động này các em tiếp thu được nền kiến thức phổ thông cơ bản nhất. Đó chính là cơ sở vững chắc cho học sinh tiến hành tự học, tự bồi dưỡng có hiệu quả cao nhất.

Trên cơ sở nền kiến thức được trang bị, với nội dung của tài liệu học sinh vừa nghe giáo viên giảng đồng thời cũng tiến hành hoạt động tự học ngay trên lớp. Tự học trên lớp được thực hiện không có sự tham gia trực tiếp của giáo viên nhưng theo nhiệm vụ của giáo viên giao cho trong khoảng thời gian dành riêng cho nhiệm vụ này. [34,110]

Vì vậy công tác tổ chức và quản lý việc dạy và hoạt động tự học của học sinh trên lớp trong mỗi tiết học là của giáo viên dạy tiếp đó. Giáo viên chỉ đạo sự nỗ lực của học sinh đi đúng hướng và tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản của tiếp học. Điều kiện để thực hiện được mong muốn trên là:

+ Lớp học phải có đầy đủ chỗ ngồi cho học sinh, đảm bảo vệ sinh học đường . Học sinh phải có sách giáo khoa, vở ghi, vở nháp và đồ dung học tập.

+ quản lý chặt chẽ sự chuyên cần của học sinh (sĩ số).

+ Quản lý việc học trên lớp bằng nội quy, quy chế, quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch.

+ Giáo viên chuẩn bị bài dạy chu đáo, có hệ thống câu hỏi hợp lý nêu vấn đề, gợi ý từng bước để học sinh suy nghĩ trả lời nhằm lôi kéo học sinh tham gia bài học (chú ý các ngoại câu hỏi: kiểm tra việc nắm kiến thức: định hướng, đạt vấn đề để tự tìm ra kiến thức mới, bắt học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để tra lời, …)

Trong mỗi tiếp học, thầy gióa phải cố gắng giảng bài và tổ chức cho học sinh tích cực học tập, dẫn dắt từ chỗ chưa biết đến biết tạo ra không gian chan hòa, không bị ức chế học sinh tích cực học tập.

+ Học sinh thực hiện các yêu cầu của giáo viên chuẩn bị tiết học như ôn lại kiến thức cũ, đọc trước tài liệu…

+ thực hiện nghiêm túc giờ nào việc này, không làm việc riêng, tập trung nghe giảng, ghi chép đầy đủ.

+ Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, từ tìm kiến thức theo hướng dẫn của giáo viên.

3.2.3.2. Tổ chức quản lý hoạt động tự học của học sinh.

Quản lý hoạt động tự học của học sinh là một việc rất khó khăn, phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực và tự giác học tập của học sinh, giáo viên bộ môn hay giáo viên chủ nhiệm có thể quản lý trực tiếp việc quản lý hoạt động tự học trong ký túc xá. Trường phổ thông DTNT tỉnh Savannakhet tổ chức hoạt động tự học này có hiệu quả bằng cách:

+ Ban quản lý tự học dựa vào kế hoạch tự học và thời gian biểu do các em tự làm mà nhắc nhở đôn đốc các em thực hiện.

+ Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi về thời gian học, nơi học và sách vở, tài lieu tham khao cho các em, chú ý động viên để các em phấn khởi học tập. khi việc tự học của các em trở thành thói quen thì việc quản lý thuận lợi hơn.

+ Tổ chức nhóm cùng nhau giúp đỡ học tập, hoặc mỗi tuần có 1- 2 buổi học nhóm.

+ Học sinh phải có nhiệm vụ cụ thể để vê nhà giải quyết và khi đến lớp phải được kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ này để uốn nắn, giáo dục kịp thời.

Tóm lại: nhà trường phải quản lý các học sinh về rèn luyện và học tập ở trên lớp cũng như ở ký túc xá, không được khoán trắng cho một lực lượng giáo dục nào, việc quản lý này phải đồng bộ giữa các lục lượng giáo dục. Vì vậy nhà trường phải thường xuyên theo đõi hoạt động học tập của học sinh để nắm bắt được tình hình học tập và tu dưỡng của học sinh, từ đó có biện pháp giáo dục cho hiệu quả.

3.2.4. Nâng cao khả năng tự học của học sinh

- Quán triệt tới đội ngũ giáo viên phải luôn luôn quan tâm đến việc dạy học sinh cách tự học, tự mình động não suy nghĩ, sử dụng tối da năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp để chiếm lĩnh kiến thức của nhân loại. Dạy cho học sinh phương pháp

học tập, học một cách tích cực giúp cho em sau này cần gì học nấy, học suốt đời để tiếp thu, tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại.

- Sử dụng môi trường nọi trú tạo điều kiện tốt cho học sinh học tập ngoài giờ lên lớp, đảm bảo tối thiểu 7 giờ tự học của học sinh mỗi ngày trong thời gian biểu. Nâng cao khâu quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tự học.

- Phân công giáo viên bộ môn trực tiếp quản lý học sinh hoạt động tự học, đặc biệt là giáo viên các môn văn hóa cơ bản, toán chẳng hạn có trách nhiệm hướng dẫn học sinh tự học, chuẩn bị bài giúp các em giải quyết những vướng mắc trong nội dung bài theo khả năng của minh. Phát hiện những lỗ hổng kiến thức, tập hợp những vướng mắc chưa giải quyết được, kịp thời thông báo cho giáo viên quản lý buổi sau: + Giáo viên quản lý học sinh tự học, giờ được tính 2 tiết một buổi để thanh toán nếu vượt giờ chuẩn.

+ Thực hiện nền nếp học sinh khá, giỏi các môn phải giải đáp thắc mắc, giải bài tập theo khả năng của các em cho lớp mình vào 30 phút cuối mỗi buổi học.

+ Mỗi học kỳ tổ chức một buổi thảo luận để các em giúp nhau tìm ra phương pháp học tập phù hợp.

Như vậy, nhà trường xây dựng được một nền nếp sinh hoạt, học tập khá tốt, giờ nào việc nấy, chấm dứt tình trạng học sinh đi các hàng quán trong giờ tự học, quan hệ với thanh niên xấu ngoài xã hội, chây lười trong học tập, thu hút được các em vào hoạt động tập thể bổ ích trong giờ nghỉ, chất lượng hoạt động tự học của học sinh nâng lên đáng kể.

3.2.5. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên theo hướng dạy-tự học hướng dạy-tự học

Đổi mới phương pháp dạy học ở Trường phổ thông DTNT tỉnh Savannakhet là quá trình áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào nhà trường trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của phương pháp truyền thống nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh, chuyển từ học tập thụ động, ghi nhớ kiến thức là chính sang học tập tích cực chủ động, sáng tạo chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kĩ năng vào thực tiễn. Biện pháp này được tiến thành với các nội dung chủ yếu sau:

- Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa về dạy học theo hướng dạy - tự học: Thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tham quan hội thảo trao đổi kinh nghiệm học tập mà học sinh học hỏi thêm nhiều kiến thức mới, trang bị thêm cho bản thân phương pháp học tập phù hợp hơn để nâng cao chất lượng học tập. Sau đây là một hình thức tổ chức sinh hoạt nhằm giúp các giáo viên tăng cường phương pháp dạy – tự học cho học sinh, là một số biện pháp này nhằm nâng cao chất lượng tự học, tự bồi dưỡng cho các học sinh.

Những biện pháp có hệ thống trong việc đổi mới phương pháp dạy học, cần nhìn lại lịch sử phát triển các tư tưởng phương pháp dạy học trong năm gần đây nhìn chung, có 3 quan điểm tiếp cận đáng chú ý.

- Về tâm lý. Cải tiến phương pháp bằng cách tăng cường vai trò chủ thể học học sinh, tìm mọi cách phát triển, tích cực, độc lập và cá nhân hóa quá trình dạy học.

- Quan điểm điều khiển học thì hướng dẫn đến biện pháp. giải phóng người học, cải tiến mọi hệ thầy và trò mà hiện nay là vấn đề “ Lấy học sinh làm trung tâm “ đang được mọi người nói đến là trong những hướng này.

Về hướng “ Cải tiến mọi quan hệ thầy trò “ trước đây cũng có nhiều nhà giáo dục nói đến như “ Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ “ ( Xukhomlinski ) “ tất cả vì học sinh thân yêu “ .

- Vận dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào giáo dục trong đó có vấn đề công nghệ giáo dục.

- Tổ chức thực hiện tư tưởng dạy học “ Lấy học sinh làm trung tâm “ (Dạy học hướng về người học ) được yêu cầu giáo viên chu trọng đến các nội dung chủ yếu như sau:

a. Chú ý đến đối tượng dạy về:

- Kinh nghiệm về trình độ kiến thức hiện có của học sinh. - Đặc điểm nhận thức của học sinh.

- khả năng và điều kiện làm việc cụ thể.

b. Tìm mọi biện pháp và hành thức khác nhau để kích thích hứng thú, tính tích cực nhận thức của học sinh.

d. Tăng cướng cá nhân hóa hoạt động học tập. Trong vấn đề này cần chú ý vận dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

e. Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả trong quá trình dạy học.

f. phát huy sức mạnh ý chí của học sinh trong học tập bằng nhiều biện pháp khác.

Để phát khai được tư tưởng “ Lấy học sinh làm trung tâm “ người hiệu trưởng cần tiến hành.

- Thay đổi lại các đánh giá, thi cử.

- Điều chỉnh sách giáo khoa theo tinh than đổi mới phương pháp và lược gọn nội dung dạy học.

- Bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, đặc biệt là phương pháp dạy học, nâng cao tay nghề cho giáo viên.

- Tạo điều kiện chất lượng cần thiết cho thầy giáo và học sinh.

- Tổ chức phong trào tăng cường phương pháp dạy học trong trường và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của giáo viên tiên tiến.

3.2.6. Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng pháp huy tự học sinh theo hướng pháp huy tự học

Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

+ Thúc đẩy việc học tập của học sinh và thông báo cho các em biết trình độ nắm kiến thức, thấy được chỗ hổng hay còn yếu của vốn kiến thức của mình để có kế hoạch bổ sung.

+ Qua đánh giá, kiểm tra sẽ xếp loại được học sinh về chất lượng học tập.

+ Qua việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học tập của học sinh mà giáo viên thấy được kết quả dạy học của mình để có biện pháp điều chỉnh.

+ khuyến khích học sinh tự học thông qua đánh giá chính xác kết quả, động cơ và thái độ học tập của học sinh. Thực hiện theo các phương châm “ Mọi người đều thừa nhận rằng không tổ chức đúng đắn việc kiểm tra kiến thức thì không thể bảo đảm

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)