Ban đầu, người dân làm những túp lều, lán tạm bên ngoài trường, hoặc thuê nhà dân ở gần trường cho con em ở, cuối tuần lại về nhà lấy lương thực. Xa gia đình, bố mẹ, người thân, học sinh từ bậc trung học cơ sở đến trung học phổ thông đều phải tự nấu ăn, tự chăm sóc bản thân.
Từ thực tế này, Bộ Giáo dục và Thể thao đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường nội trú trên cơ sở chuyển đổi các trường tiểu học, trung học cơ sở công lập ở vùng khó khăn. Với mô hình trường học mới này, học sinh được hỗ trợ về chỗ ở khang trang, an toàn, được cấp tiền ăn và gạo hàng tháng, được chăm sóc, nuôi dưỡng mà không phải tự nấu ăn như trước đây. Chương trình học tập của các
em cũng có sự thay đổi, đó là được học 2 buổi một ngày, được tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lao động sản xuất, hướng nghiệp…
Ông Somlit ounthavy, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Xín Mần, tỉnh Savannakhet, cho biết: Trước, bà con làm nhà đơn giản cho học sinh ở. Số lượng học sinh ở lúc đó không đông. Khi có mô hình trường nội trú, các em được ăn ở tại chỗ, được trang bị nhiều kỹ năng sống.
Được chăm sóc chu đáo, học sinh miền núi, vùng cao có nhiều thời gian dành cho việc học tập. Chất lượng giáo dục được nâng lên so với trước đây. Tỷ lệ học sinh có học lực yếu kém ở các trường phổ thông dân tộc nội trú giảm, tỷ lệ khá giỏi tăng theo từng năm.
Đây là một cơ sở lớn thuộc trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Savanakhet có cơ sở hạ tầng khá tốt với quần thể kiến trúc khép kín, đồng bộ gồm các khu giảng đường, lớp học, khu vực sân chơi, thư viện học tập, nhà ăn… có thể đáp ứng tối đa các nhu cầu sinh hoạt và học tập cho mỗi học sinh. Bên cạnh đó, khu vực Ký túc xá còn có hệ thống sân vận động, nhà tập thể thao đa năng, các trung tâm đào tạo kỹ năng và ngoại ngữ, trạm y tế, khu nhà ăn sinh viên, khu vực cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông … là những bộ phận hợp thành đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt mỗi ngày của hàng nghìn học sinh một cách chu đáo và thuận tiện.
Trong thời gian học tại trường, người học được đảm bảo các chế độ chính sách xã hội và được chăm sóc sức khỏe theo quy định y tế học đường; được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ; được hướng dẫn và bảo đảm vay tiền của Ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện cho học tập và sinh hoạt. Công tác thông
tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được nhà trường cung cấp thường xuyên tại thu viện và báo Giáo dục Lào.
Chúng tôi chưa có nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng nhà ở bán trú cho các cháu. Thứ 2 là khó khăn về quỹ đất, vì địa bàn vùng núi khó khăn hiểm trở. Để xây dựng được nhà bán trú cho các cháu, phải xã hội hóa thì chúng tôi cũng không huy động được nhiều, bởi vì ở địa bàn kinh tế xã hội khó khăn” nguồn đầu tư xây dựng trường phải nhờ sự giúp đỡ từ chính phủ Việt Nam .
2.3.9. Thực trạng về công nghệ thông tin và mạng internet đối với hoạt động tự học