Những hạn chế cần khắc phục

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 104 - 110)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

2.5.2. Những hạn chế cần khắc phục

Giá thành sản xuất còn cao so với cùng nhóm sản phẩm ở địa phương khác, do chưa biết cách tổ chức sản xuất hiệu quả và quan niệm làm giá, khi gặp đối tác thường chào giá cao, dự phòng bị trả giá.

Mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu, chưa độc đáo, thiếu dấu ấn đặc trưng, chưa khai thác giá trị lịch sử, văn hóa để hình thành những câu chuyện tạo dấu ấn sản phẩm cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Phần lớn các sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ của dân cư địa phương và các địa bàn lân cận, những sản phẩm phục vụ cho du lịch chiếm số lượng ít và giá trị kinh tế không cao, có những sản phẩm trùng lặp về hình thức, mẫu mã với các sản phẩm ở địa phương khác.

Đa số các cơ sở, các doanh nghiệp sản xuất của làng nghề ở tỉnh Trà Vinh có qui mô nhỏ, chủ yếu là kinh tế hộ, phân theo hộ gia đình, thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu, lại chậm đổi mới, năng lực trình độ tổ chức quản lí các cơ sở sản xuất kinh doanh còn bất cập, nhỏ về vốn, yếu về quan hệ, tính liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ kém. Hơn nữa, do phần lớn cơ sở là kinh tế hộ nên mức độ cơ giới hóa trong sản xuất còn chậm làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm trên thị trường. Khả năng kết hợp giữa nguyên liệu truyền thống tại chỗ và nguyên liệu hiện đại để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao còn yếu; nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào nhưng nếu không tổ chức sản xuất và khai thác một cách hợp lí thì sẽ cạn kiệt. Các hộ sản xuất phát triển mang tính tự phát, chưa có qui hoạch đầu tư phát triển làng nghề cụ thể cho phù hợp. Nhiều hộ sản xuất còn thiếu thông tin, kiến thức

để hành động thích ứng với những biến đổi của thị trường, làng nghề sản xuất thực phẩm ít cập nhật những thông tin nên thiếu quan tâm đến những qui định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện tại, làng nghề hoạt động chủ yếu là loại hình tổ hợp tác, loại hình này cũng khá mới mẻ nên hoạt động còn lúng túng dẫn đến kết quả đạt được còn hạn chế. Lực lượng lao động chủ yếu phát triển theo hình thức cha truyền con nối, chưa được đào tạo các lớp tập huấn nên sản phẩm làm ra còn hạn chế về mẫu mã.

Năng lực cung cấp giới hạn, nhưng thiếu tính liên kết, không cùng đối tác xây dựng kênh tiêu thụ cơ bản, lâu dài. Chính sách tín dụng cho các cơ sở sản xuất còn nhiều bất cập. Mặt khác, phần đông những hộ sản xuất hay cơ sở, doanh nghiệp ở các làng nghề có qui mô nhỏ nên khó tiếp cận với tổ chức tín dụng hay khó tìm được các khoản tín dụng thỏa mãn nhu cầu phát triển, vì thực tế sản xuất, tiêu thụ chưa thuyết phục được ngân hàng.

Hạn chế về điều kiện vốn đã khiến cho các LNTT không có điều kiện đổi mới kĩ thuật, ứng dụng công nghệ vào sản xuất; công tác đào tạo tay nghề cho người lao động chưa được thực hiện theo yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Thiếu tính nhạy bén, thường bỏ lỡ những cơ hội tổ chức sự kiện để quảng bá hình ảnh, bán hàng, các chương trình xúc tiến thương mại do tỉnh hoặc các ban ngành tổ chức. Nói theo cách khác, do hạn chế về năng lực tài chính nên phần nhiều những hộ, cơ sở sản xuất còn trông chờ vào các nguồn hỗ trợ hoặc chấp nhận kinh doanh với qui mô vừa phải, không mở rộng sản xuất.

Có những làng nghề còn chưa tạo ra được sản phẩm đặc trưng cho làng. Những hộ sản xuất phần đông chưa quan tâm nhiều đến việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, hoặc cách thức kinh doanh để bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu mà mình đang sử dụng. Từ đó, chưa khai thác tốt giá trị của những thương hiệu, nhãn hiệu này. Chất lượng sản phẩm chưa thật cao, nhất là các sản phẩm hàng hóa là lương thực – thực phẩm chưa hoặc khó đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số ít sản phẩm đã có thương hiệu, chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

như tôm khô, cá khô nhưng với sản lượng không nhiều và không ổn định nên không đáp ứng được yêu cầu của các siêu thị.

Hiện nay, do nằm lệch so với tuyến quốc lộ huyết mạch của ĐBSCL, nên trong điều kiện mạng lưới đường bộ nội tỉnh và cảng biển chưa phát triển thì mức độ giao lưu với bên ngoài hiện còn nhiều hạn chế.

Công tác tìm kiếm thị trường gặp nhiều khó khăn. Tỉnh chưa có doanh nghiệp nào đủ khả năng đứng ra làm đầu mối tìm kiếm thị trường và thu mua các sản phẩm làng nghề. Đa phần các sản phẩm (trong lĩnh vực đan đát, se sợi tơ dừa…) hiện tại được thực hiện theo đơn đặt hàng từ các công ty ở Vĩnh Long, Bình Dương và TPHCM nên lượng hàng không ổn định. Sản phẩm chưa được bên ngoài biết đến nhiều hoặc phải bán sang các doanh nghiệp trung gian ở Vĩnh Long, TPHCM, Bình Dương sau đó mới xuất khẩu sang các thị trường bên ngoài. Hiện nay, trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới, người tiêu dùng sẽ thắt chặt chi tiêu, những sản phẩm không thiết yếu với cuộc sống sẽ bị cắt giảm, chi phí cho du lịch cũng sẽ giảm, điều đó sẽ tác động tiêu cực đến các sản phẩm làng nghề.

Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển làng nghề, đa số các tuyến đường giao thông nông thôn chưa được nâng cấp nên rất khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa.

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề với sản phẩm công nghiệp cùng loại kém hơn nhiều nên nhiều làng nghề sẽ bị cạnh tranh gay gắt bởi sản phẩm cùng loại được sản xuất bằng dây chuyền thiết bị công nghiệp tiên tiến dẫn tới có khả năng suy giảm hoặc bị mai một. Vì vậy, cần cân nhắc triển vọng của từng làng nghề để có lộ trình phát triển phù hợp, làng nghề nào có thể phát triển bằng công nghiệp thì tạo điều kiện cho công nghiệp sản xuất, những làng nghề nào có triển vọng lâu dài thì cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt.

Bên cạnh các làng nghề có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, một số ngành nghề phải thu mua nguyên liệu từ nơi khác. Một số làng nghề sản xuất gây ô nhiễm môi trường, tuy nhiên có thể khắc phục được.

Hiện tại, các chính sách hỗ trợ cho làng nghề đã được ban hành nhưng do thông tin tuyên truyền, cán bộ cơ sở, sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể để thúc đẩy phát triển còn nhiều hạn chế nên chưa đến được với người làm nghề.

Cán bộ quản lí có liên quan đến phát triển làng nghề còn thiếu kinh nghiệm nên lúng túng trong chỉ đạo phát triển. Chưa có sự hợp lực cần thiết của các cơ quan Nhà nước trong khuyến khích phát triển làng nghề. Công nghiệp còn chậm phát triển nên chưa xuất hiện nhu cầu gia công cho công nghiệp như ở các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Quan hệ giữa phát triển công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp và làng nghề chưa tốt nên chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp giữa các ngành và các tổ chức kinh tế.

Đào tạo nghề còn mang tính tự phát chưa được dựa trên chiến lược phát triển lâu dài.

Các LNTT của tỉnh chưa có làng nghề nào phát triển thành du lịch làng nghề, phần lớn khách đến đây tham quan chủ yếu là theo hình thức tự phát hoặc gián tiếp biết đến làng nghề đó thông qua các sản phẩm của làng nghề được trưng bày và bán cho khách tại các địa điểm du lịch khác.

Bên cạnh những hạn chế chung, mỗi làng nghề có những hạn chế nhất định khác như:

- Đối với làng nghề sơ chế biến thủy sản Xóm Đáy có hạn chế như: Ngư dân tham gia khai thác biển và chủ sở hữu thu mua sơ chế biến thủy sản đều cần vốn nhưng lại thiếu tài sản để thế chấp vay vốn ngân hàng. Nguồn vốn sử dụng không ổn định chỉ tập trung cao vào mùa vụ đánh bắt (khoảng 6 tháng/năm) nên khó đầu tư đúng theo nhu cầu sản xuất. Chính vì thế đã tạo điều kiện cho việc “vay nặng lãi” ở thời điểm tập trung vốn cho mùa vụ trong nội bộ nhân dân đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm (giá thành cao lợi nhuận thấp). Cơ sở hạ tầng khu vực làng nghề còn yếu kém chưa được nâng cấp, mặt lộ hẹp, tải trọng thấp gây khó khăn cho vận chuyển hàng hóa, chợ cũ quá tải dời về chợ mới thì chưa được do thiếu vốn làm tiếp sân chợ, đường và hệ thống thoát nước nên thiếu chợ đầu mối để tiêu thụ hàng hóa. Chưa có nơi tập trung để tàu thuyền neo đậu chuyển sản phẩm đánh bắt về,

nhận cung cấp hậu cần nghề cá. Đây cũng là nơi cho tàu thuyền trong và ngoài tỉnh vào đây để neo đậu tránh bão. Tuyến giao thông từ trung tâm huyện đến xã Đông Hải đã tráng nhựa nhưng cầu kênh 2 tải trọng nhỏ nên hàng hóa chuyển đi tiêu thụ phải trung chuyển gây tốn kém.

- Đối với làng nghề trồng hoa kiểng ấp Long Bình, phường 4 và làng nghề trồng hoa kiểng ấp Vĩnh Yên, xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh gặp khó khăn là: chưa có lớp đào tạo chuyên môn về kĩ thuật trồng hoa kiểng nên trình độ hiểu biết của người dân còn hạn chế trong việc áp dụng khoa học kĩ thuật. Hệ thống thoát nước hiện nay còn bị ngập úng vào mùa mưa ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và thu nhập của người dân. Chưa đa dạng được chủng loại cây, con giống đáp ứng theo nhu cầu của thị trường hiện nay.

Bản đồ 2.3. Định hướng các điểm du lịch làng nghề tương lai ở tỉnh Trà Vinh

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH TRÀ VINH

PHỤC VỤ DU LỊCH THỜI KỲ HỘI NHẬP.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)