8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
3.3.4. Tổ chức các loại hình đào tạo kết hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ lao
ngũ lao động nghề có kĩ thuật cao:
Đa số lao động làng nghề là lao đông thủ công, thanh niên ngày nay phần lớn đi làm công nhân ở các khu, cụm công nghiệp; nếu không có phương pháp và chính sách đào tạo phù hợp sẽ có nguy cơ mai một nghề truyền thống. Giải pháp đào tạo lao động làng nghề như sau:
Có chính sách thu hút và mời gọi các chuyên gia, nghệ nhân giỏi từ các tỉnh, thành lân cận đến Trà Vinh sản xuất, kinh doanh và dạy nghề mới nhằm đào tạo và bồi dưỡng truyền nghề cho lực lượng lao động trẻ thông qua các lớp đào tạo, hội thao, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm …
Thay đổi phương thức đào tạo, thời gian đào tạo cho phù hợp với từng loại đối tượng, phát huy hình thức đào tạo theo hợp đồng.
Mở các khóa tập huấn tại các làng nghề, giúp nâng cao tay nghề và chất lượng đội ngũ lao động nghề, tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận với những tiến bộ khoa học, ứng dụng vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Những chuyên đề cần tổ chức tập huấn như “khởi sự doanh nghiệp”, “xây
dựng thương hiệu, nhãn hiệu”, “kĩ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng”, “quản lí và kiểm soát chi phí trong hộ, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh”,… Để giúp cho các hộ sản xuất trong làng nghề biết cách tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, tạo dựng chữ “tín” đối với khách hàng.
Bên cạnh việc đào tạo lao động nghề, cần đặc biệt chú trọng chính sách ưu đãi đối với đào tạo lao động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (ưu đãi cho cả người truyền nghề và người học nghề). Có như vậy mới có cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm làng nghề.
Để tôn vinh lao động lành nghề và khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề, hàng năm cần tiến hành bình chọn và phong tặng danh hiệu nghệ nhân cho những lao động hoạt động có hiệu quả và có tính nghệ thuật cao đáp ứng tiêu chí của nghệ nhân theo qui định của Nhà nước. Thực hiện tuyển chọn các thợ tài hoa và các nghệ nhân để có chính sách bồi dưỡng, sử dụng phù hợp với điều kiện của địa phương.
Khuyến khích các làng nghề, cơ sở nghề truyền thống mở lớp đào tạo nghề, cho lao động địa phương và các vùng lân cận theo qui định tại Thông tư số 113/2006/TT – BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính.
Lao động làm việc trong các làng nghề hiện nay chủ yếu là cách truyền nghề trực tiếp của bố mẹ, anh chị em và người lớn tuổi, do đó khả năng sáng tạo và đảm bảo chất lượng sản phẩm chưa cao. Vậy để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, lao động trong các làng nghề cần phải được đào tạo về kĩ thuật, tiếp thị phù hợp với nghề và sản phẩm sản xuất. Ở mỗi huyện, thị xã hoặc khu vực, cần có trung tâm hay trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật, thủ công lành nghề để đáp ứng yêu cầu phát triển các làng nghề.
Ngành Giáo dục – Đào tạo hàng năm cần dành kinh phí hỗ trợ ở lớp đào tạo nghề. Hình thức đào tạo đa dạng: đào tạo tập trung hoặc kèm cặp truyền nghề tại cơ sở sản xuất theo một chương trình thống nhất.
Lao động nông thôn khi tham gia học nghề ở các cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo chính sách hiện hành của Nhà nước. Thực hiện miễn phí
đào tạo hoặc giảm 50% đối với những người học nghề ở các trường, trung tâm đào tạo của Nhà nước, khi học xong sẽ trực tiếp làm việc cho các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề.
Người lao động tại các làng nghề được thực hiện đầy đủ các chế độ về BHXH, bảo hiểm y tế, các chế độ khác theo quy định hiện hành.
Tổ chức cho đi tham quan nước ngoài, tham gia triển lãm, giới thiệu sản phẩm đối với cán bộ và người lao động có nhiều công lao xây dựng và phát triển làng nghề.
Tiến hành giáo dục và đào tạo cư dân ở các làng nghề cách làm du lịch tại làng nghề của mình và ý thức xây dựng, phát triển LNTT nhằm hướng tới xây dựng LNTT phục vụ du lịch.