8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1.3. NGHĨA CỦA LÀNG NGHỀ:
Từ khi mới hình thành các làng nghề đã có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất, sinh hoạt ở các vùng nông thôn. Qua hàng trăm năm phát triển các làng nghề đã có nhiều thay đổi nhưng làng nghề vẫn khẳng định được vai trò với sản xuất, đời sống của nhân dân địa phương cũng như với sự phát triển của đất nước.
Phát triển làng nghề là một giải pháp quan trọng để góp phần thực hiện CNH nông thôn, phát triển và nâng cao mức sống vật chất tinh thần của người dân ở cả miền đồng bằng và miền núi, dân tộc Kinh cũng như các dân tộc thiểu số, đẩy mạnh giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa các vùng lãnh thổ, giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Sự phát triển của các làng nghề sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, làm tăng quy mô kinh tế, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các làng nghề là tiền đề cho sự phát triển công nghiệp, cùng các dịch vụ đi kèm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Bảo tồn và phát triển làng nghề tăng thêm sức mạnh nguồn cội, gieo vào lòng mỗi người Việt Nam tình cảm dân tộc, yêu quí giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. Điều đó không gì khác là giữ gìn và phát huy một bộ phân của nền văn hoá – văn minh nhân loại làm tăng những giá trị truyền thống trong một thế giới đa phương tiện thông tin và đầy biến động.
Các sản phẩm tinh hoa của làng nghề tạo thương hiệu cho các địa phương, cho đất nước với bạn bè trên thế giới. Việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống là nhiệm vụ của thế hệ ngày nay.
Sự phát triển của các làng nghề đã có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội và môi trường các địa phương có làng nghề.