Các nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 58 - 70)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1. Các nhân tố kinh tế xã hội

2.2.1.1. Về kinh tế:

Phát triển kinh tế của tỉnh đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 1996 – 2008. Trong thời kì 1996 – 2000 tăng 7,2 %, thời kì 2001 – 2005 tăng đến 11,2 % và thời kì 2006 – 2008 tăng 12,4 %. Đạt được tốc độ tăng trưởng cao là nhờ ngành nông nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, công nghiệp và dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong thời gian gần đây.

Tuy đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng GDP bình quân đầu người năm 2008 của Trà Vinh vẫn thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước nên khả năng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh còn hạn chế. Kim ngạch xuất khẩu ở tỉnh tăng ở tốc độ nhanh nhưng tổng kim ngạch chỉ đạt 107,19 triệu USD, chiếm tỉ lệ nhỏ trong nền kinh tế của tỉnh. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực ở tỉnh chủ yếu bao gồm các mặt hàng nông sản đã qua chế biến như gạo, thủy sản đông lạnh, tơ xơ dừa, than hoạt tính, sản phẩm đan đát.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ và công nghiệp, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp nhưng tốc độ còn chậm, tỉ trọng công nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng khiêm tốn. Năm 1995 tỉ trọng ngành nông nghiệp là 74,11 % đến năm 2000 giảm xuống còn 67,43 %, năm 2008 còn 50,31 % và đến năm 2010 chỉ còn 47,29 %; ngành dịch vụ tăng tương ứng: 18,75 % - 23,97 % - 28,66 % - 29,72 %; trong khi tỉ trọng ngành công nghiệp tăng tương ứng qua các năm 7,15 % - 8,6 % - 21,03 % - 22,99 %.

Công nghiệp còn chậm phát triển nên chưa có sự hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành nghề nông thôn và làng nghề phát triển, đặc biệt là tạo thêm việc làm trong lĩnh vực gia công sản phẩm, cơ giới hóa sản xuất, giúp tìm kiếm thị trường… Trước đây do công nghiệp còn nhỏ lẻ nên sức ép về tăng thu nhập, tăng năng suất, việc làm lên lao động làng nghề còn chưa lớn, nhưng từ năm 2010 khi tỉnh Trà Vinh đẩy mạnh phát triển công nghiệp thì bên cạnh việc tạo thêm cơ hội cho một số ngành nghề phát

triển thì sự cạnh tranh với các LNTT là rất lớn, cụ thể là năng suất, thu nhập, việc làm, thị trường… Vì vậy, để phát triển ngoài việc lựa chọn các làng nghề có triển vọng cần đẩy mạnh tìm kiếm thị trường, hiện đại hóa sản xuất làng nghề, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã… góp phần nâng cao thu nhập lao động làng nghề.

Bảng 2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2006 - 2010 HẠNG MỤC CÁC NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 1. GDP toàn tỉnh 1.1.Giá so sánh 1994 (triệu đồng) 5.373.171 6.107.584 6.775.876 7.353.679 8.248.199

Nông, lâm, ngư nghiệp 3.154.423 3.414.150 3.377.283 3.442.868 3.672.360

Công nghiệp, xây dựng 875.124 1.064.396 1.349.201 1.496.414 1.720.649

Dịch vụ 1.343.624 1.629.038 2.049.392 2.414.397 2.855.190

1.2. Giá thực tế (triệu đồng) 7.593.354 8.982.138 9.397.549 11.141.952 13.752.042

Nông, lâm, ngư nghiệp 4.400.002 5.083.175 4.728.060 5.046.294 6.503.563

Công nghiệp, xây dựng 1.365.014 1.653.995 1.976.624 2.586.091 3.161.801

Dịch vụ 1.828.338 2.244.968 2.692.865 3.509.567 4.086.678

2. Cơ cấu (%)

Nông, lâm, ngư nghiệp 57,95 56,59 50,31 45,29 47,29

Công nghiệp, xây dựng 17,98 18,41 21,03 23,21 22,99

Dịch vụ 24,07 25,00 28,66 31,50 29,72 3. GDP/người (triệu đồng/người) 7,641 9,007 9,390 11,106 13,671 4. Thu ngân sách (triệu đồng) 2.049.868 2.753.584 2.729.753 3.505.935 4.022.860 4.1. Trợ cấp từ trung ương 787.315 1.260.987 1.370.071 1.855.358 2.081.278

4.2. Thu trên địa bàn 1.246.270 1.457.219 1.324.212 1.640.361 1.926.359

4.2. Thu khác 16.283 35.378 35.470 10.216 15.223

5. Chi ngân sách (triệu đồng)

1.942.166 2.536.716 2.811.282 3.202.337 3.473.046

Biểu đồ 2.1. Tổng sản phẩm quốc dân của của tỉnh Trà Vinh theo giá thực tế giai đoạn 2006 – 2010

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân của tỉnh Trà Vinh phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2006 – 2010

2.2.1.2. Về xã hội:

Tỉnh Trà Vinh gồm Thành phố Trà Vinh và 7 huyện (Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải), với 104 xã phường, thị trấn.

Bảng 2.2. Các đơn vị hành chính của Trà Vinh năm 2010 Huyện Tổng số Chia ra Thị trấn Phường Thành phố Trà Vinh 10 1 9 Huyện Càng Long 14 1 13 Huyện Châu Thành 14 1 13 Huyện Cầu Kè 11 1 10 Huyện Tiểu Cần 11 2 9

Huyện Cầu Ngang 15 2 13

Huyện Trà Cú 19 2 17

Huyện Duyên Hải 10 1 9

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh 2006 – 2010)

Dân cư đông đúc, khoảng cách đến các đô thị lớn như: Cần Thơ, TPHCM không xa, giao thông thủy, bộ thuận lợi nên đây sẽ là các thị trường có sức hút lớn cho ngành nghề nông thôn và các làng nghề ở Trà Vinh phát triển.

Mạng lưới giao thông đường bộ phát triển khá mạnh, tổng chiều dài đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và giao thông nông thôn có đến 3.000 km, trong đó có 600 km đường trải nhựa. Bình quân 1,31 km đường nhựa/km2. Cụ thể từng tuyến như sau:

- Quốc lộ: Có 3 tuyến: quốc lộ 53, quốc lộ 54, quốc lộ 60. Trong đó, quốc lộ 53 là tuyến đường huyết mạch hiện nay của tỉnh, nối với quốc lộ 1A; quốc lộ 54 là tuyến ven sông Hậu, là tuyến đường quan trọng thứ hai, có tác dụng phá thế độc đạo của quốc lộ 53; quốc lộ 60 là tuyến đường ngang của tỉnh, nối quốc lộ 53 và quốc lộ 54. Tổng chiều dài trong phạm vi tỉnh 248,5 %, chất lượng còn thấp so với tiêu chuẩn quốc lộ.

- Đường tỉnh: Có 5 tuyến bao gồm: Đường tỉnh 911 nối quốc lộ 53 với 2 huyện Cầu Kè và Càng Long; đường tỉnh 912 nối 2 huyện Tiểu Cần và Châu Thành; đường tỉnh 913 là tuyến vành đai ngoài của tỉnh với biển Đông, nối với cảng Đại An; đường tỉnh 914 là tuyến nối quốc lộ 54 và quốc lộ 53; đường tỉnh 915 chạy dọc theo sông Hậu qua các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú. Tổng chiều dài 183,08 km, là đường nhựa, nhưng chất lượng cũng còn thấp so với tiêu chuẩn cấp đường.

- Đường huyện: Có 39 tuyến, với chiều dài 322,35 km, đại bộ phận là đường đất.

- Đường giao thông nông thôn: Có khoảng trên 400 tuyến, tương ứng với chiều dài khoảng 1.600 km, chủ yếu là đường đất.

Nhìn chung, mạng lưới giao thông bộ ở tỉnh về cơ bản đã hình thành, đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển, phục vụ đắc lực cho phát triển các ngành kinh tế, các ngành nghề và làng nghề của tỉnh, tuy nhiên chất lượng đường thấp so với tiêu chuẩn của từng cấp đường và so với yêu cầu lưu thông bằng xe cơ giới.

Các tuyến giao thông huyết mạch của vùng ĐBSCL đã và đang được đầu tư xây dựng, đặc biệt là tuyến quốc lộ 60 đang được xây dựng hệ thống cầu qua các sông lớn, khi hoàn thành đây sẽ là tuyến giao thông quan trọng giúp kết nối các tỉnh ven biển ĐBSCL với vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và sẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, tạo thêm kênh quảng bá các sản phẩm làng nghề của vùng ĐBSCL nói chung, ở Trà Vinh nói riêng đến với các vùng khác trong cả nước và xuất khẩu.

2.2.1.3. Dân cư và lao động:

Dân số và quy mô dân số có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển các làng nghề. Tại những vùng nông thôn có mật độ dân số cao, bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người thấp và tình trạng dư thừa lao động đã tạo tiền đề xuất hiện nghề phi nông nghiệp đi kèm. Dần dần các nghề phi nông nghiệp đi kèm này phát triển và trở thành các làng nghề.

Các yếu tố truyền thống, tập quán, quan hệ dòng họ, gia đình cũng có những tác động mạnh mẽ tới sự phát triển các làng nghề, nhất là các làng nghề thủ công truyền thống. Tập quán sản xuất kinh doanh khép kín đã hạn chế tính chất sản xuất hàng hoá nói chung cũng như trong các làng nghề nói riêng và kìm hãm sự phát triển của việc du nhập những ngành nghề mới vào nông thôn.

Cần phải khẳng định rằng, vai trò của nghệ nhân đối với các làng nghề thủ công truyền thống là rất lớn. Không có nghệ nhân thì không có làng nghề.

Dân số và lao động là nhân tố động lực đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung, sự phát triển của các làng nghề nói riêng. Dân số cung cấp lao động trực

tiếp, đồng thời dân số cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của các làng nghề. Do đó số dân, gia tăng dân số, cơ cấu dân số, tỉ lệ lao động, chất lượng lao động luôn có tác động thường xuyên tới sự phát triển của các làng nghề.

Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2010 là 1.005.856 người, mật độ dân số khoảng 440 người/km2

. Dân cư tỉnh Trà Vinh phân bố không đều giữa các huyện, tập trung chủ yếu ở Thành phố Trà Vinh (1.484 người/km2), thưa nhất là huyện Duyên Hải (236 người/km2). Trong những năm qua, bên cạnh việc thực hiện tốt công tác dân số, do sức hút từ các đô thị lớn, các khu công nghiệp ngoài tỉnh nên tốc độ di dân cơ học từ trong ra ngoài tỉnh tương đối cao, dẫn đến tỉ lệ tăng dân số trung bình ở mức thấp hơn bình quân cả nước, xấp xỉ 1 %/năm.

Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh trước đây khá cao, nhưng đã giảm mạnh trong những năm gần đây nhờ việc triển khai có hiệu quả công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Cụ thể là năm 1992 mức tăng dân số là 2,12 % thì đến năm 2000 giảm còn 1,65 %, năm 2001 là 1,59 % và đến năm 2010 chỉ còn 0,93 %. Mức tăng tuy đã giảm, nhưng vẫn còn cao hơn mức gia tăng trung bình của cả nước.

Mức gia tăng dân số tự nhiên có sự phân hóa giữa các huyện thị và nhất là giữa thành thị và nông thôn. Nhìn chung, ở khu vực thành thị dân số tăng chậm hơn so với khu vực nông thôn (Năm 2009 – 2010 dân thành thị tăng 932 người, trong khi đó dân nông thôn tăng 1.760 người).

Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm đến 31,5 % dân số toàn tỉnh vào năm 2010. Trong khi đó, dân tộc Kinh chiếm 67,7 % và dân tộc khác chỉ chiếm 0,8 % dân số toàn tỉnh. So với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Trà Vinh là một trong hai tỉnh có tỉ lệ đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đông nhất. Phần lớn đồng bào Khmer của tỉnh có nguồn lực kinh tế hạn chế, trình độ sản xuất thấp nên gặp nhiều khó khăn trong đầu tư sản xuất cũng như tiếp nhận các tiến bộ khoa học kĩ thuật, thị trường vào sản xuất.

Bảng 2.3. Dân số và lao động theo thành thị và nông thôn tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2006 – 2010

Hạng mục Đơn vị

Các năm

2006 2007 2008 2009 2010 1. Dân số trung bình Người 993.706 997.188 1.000.782 1.003.164 1.005.856 1.1.Dân số thành thị Người 145.081 148.082 151.118 153.819 154.751

Tỉ lệ so với tổng dân số % 14,6 14,8 15,1 15,3 15,4

1.2.Dân số nông thôn Người 848.625 849.106 849.664 849.345 851.105

Tỉ lệ so với tổng dân số % 85,4 85,2 84,9 84,7 84,6

2. Lao động xã hội Người 567.665 571.676 576.752 580.824 585.926

Tỉ lệ so với tổng dân số % 57,1 57,3 57,6 57,9 58,3

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh 2006 – 2010)

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dân thành thị và dân nông thôn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2006 – 2010

Bảng 2.4. Diện tích, dân số và mật độ dân số tỉnh Trà Vinh phân theo huyện năm 2010. STT Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) 1 Thành phố Trà Vinh 68,16 101.174 1.484 2 Huyện Càng Long 294,09 143.209 487 3 Huyện Cầu Kè 246,62 109.481 444 4 Huyện Tiểu Cần 226,75 108.750 480 5 Huyện Châu Thành 343,39 136.506 398

6 Huyện Cầu Ngang 319,09 131.303 411

7 Huyện Trà Cú 369,92 176.256 476

8 Huyện Duyên Hải 420,07 99.177 236

Trà Vinh có kết cấu dân số trẻ, mặc dù trong những năm gần đây tốc độ gia tăng dân số đã giảm. Kết cấu dân số trẻ của tỉnh Trà Vinh được là do tỉ suất sinh thô khá cao trong một thời gian dài và kết quả là tăng tốc độ gia tăng dân số tự nhiên.

Dân số trẻ nên Trà Vinh có nguồn lao động đông đảo. Với một nền kinh tế chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp, hàng loạt thách thức đã và đang đặt ra cần phải giải quyết như việc làm, y tế, giáo dục và nâng cao vật chất, tinh thần cho nhân dân trong tỉnh.

Kết cấu dân số theo giới tính của Trà Vinh có xu hướng chung là giảm tỉ trọng của nữ và tăng tỉ trọng của nam. Năm 2010 giới nữ chiếm 50,7 % tổng số dân của tỉnh, còn tỉ trọng của nam là 49,3 %.

Cộng đồng các dân tộc đã tạo nên tính chất đa dạng và phong phú trong đời sống văn hóa của Trà Vinh. Mỗi tộc người có những bản sắc riêng hội nhập với cả cộng đồng cùng nhau xây dựng Trà Vinh giàu đẹp trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2010 là 585.926 người; trong đó, lao động nông nghiệp 318.659 người (chiếm 54,4 %); lao động công nghiệp – xây dựng 106.542 người (chiếm 18,2 %); lao động dịch vụ 160.725 người (chiếm 27,4 %). Trong những năm gần đây, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội tương đối nhanh theo hướng thu hút nhiều lao động vào các lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỉ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2002 lao động trong khu vực I chiếm đến 79,6 % lao động xã hội nhưng đến năm 2007 tỉ lệ này giảm xuống còn 67,3 % và đến năm 2010 chỉ còn 54,4 %. Nguyên nhân là do sức hút từ các khu công nghiệp, đô thị trong và ngoài tỉnh đã thu hút thanh niên từ nông thôn chuyển sang làm việc trong các khu công nghiệp, thương mại và đô thị, điều này đồng nghĩa với lực lượng lao động làng nghề cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Về chất lượng lao động: Nhìn chung Trà Vinh có lực lượng lao động trẻ nhưng chất lượng còn thấp, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm đến 85,22%, cao hơn mức trung bình của ĐBSCL 1,97 % và cao hơn mức trung bình cả nước 10,55

%; lao động có trình độ công nhân kĩ thuật chiếm 10 %; trung học chuyên nghiệp 2,65 % và cao đẳng trở lên chiếm 2,04 %. Tuy nhiên, phần lớn lao động trong nông thôn đang bị già hóa và chưa qua đào tạo dẫn đến khả năng tiếp thu khoa học – công nghệ và thích ứng với cơ chế thị trường sẽ gặp không ít hạn chế.

Về truyền thống ngành nghề của dân cư: Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại vùng nông thôn, việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải mùa vụ chính. Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa nước, mà nghề nông không phải lúc nào cũng có việc. Thông thường chỉ những ngày đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì người nông dân mới có việc làm nhiều, vất vả như: cày bừa, cấy, làm cỏ (đầu vụ) cho đến gặt lúa, phơi khô… còn những ngày còn lại thì nhà nông rất nhàn hạ, rất ít việc để làm. Từ đó nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm công việc phụ để làm nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hàng ngày về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình. Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại những lợi ích thiết thân cho cư dân. Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lát, lục bình… phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 58 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)