Kêu gọi đầu tư hiện đại hóa vật chất kĩ thuật, phương tiện sản xuất

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 122 - 124)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

3.3.2. Kêu gọi đầu tư hiện đại hóa vật chất kĩ thuật, phương tiện sản xuất

hiệu quả các chương trình thúc đẩy phát triển các LNTT. Phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất, xây dựng và triển khai chương trình xúc tiến thương mại.

Các cấp, các ngành cùng với chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất nhỏ lẻ trong làng liên kết lại theo mô hình tổ hợp tác hoặc HTX, để hạn chế việc mua, bán phá giá, hoặc những hình thức cạnh tranh không lành mạnh giữa các hộ này với nhau, đồng thời đảm bảo năng lực cung cấp sản phẩm khi có hợp đồng tiêu thụ số lượng lớn. Hình thức này cũng dễ dàng tiếp cận với các tổ chức tín dụng khi vay vốn.

Phát triển LNTT gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ. Nếu sử dụng nguồn nguyên liệu bên ngoài cần chủ động liên hệ, lập dự toán về số lượng, chất lượng nguyên liệu để cho nơi cung cấp nguyên liệu tính toán phát triển để cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho địa phương phát triển làng nghề.

3.3.2. Kêu gọi đầu tư hiện đại hóa vật chất kĩ thuật, phương tiện sản xuất: xuất:

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ gia đình, các cơ sở, tổ hợp tác sản xuất và các doanh nghiệp trong làng nghề ứng dụng kịp thời công nghệ và kĩ thuật tiên tiến cần thiết để vừa tăng năng suất lao động, vừa sản xuất ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.

Nhằm phát triển bền vững và tạo tâm lí tốt cho người tiêu dùng, các hộ, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, các cấp chính quyền cần quan tâm đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho làng nghề. Việc làm này, giúp hộ sản xuất, cơ sở, doanh nghiệp giảm được một phần chi phí, kịp thời để đưa sản phẩm ra thị trường.

Các nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, quỹ quốc gia xúc tiến việc làm, ngân hàng phục vụ người nghèo, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các tổ chức xã hội có vốn cho vay cần ưu tiên cho các làng nghề vay vốn với lãi suất thấp và thời hạn vay hợp lí.

Tổ chức cơ quan tư vấn giúp đỡ cơ sở sản xuất làng nghề xây dựng các dự án đầu tư chiều sâu, đầu tư phát triển sản xuất khả thi, hiệu quả và tạo điều kiện để cơ

sở được vay vốn thuận lợi. Trước mắt, Cục Đầu tư và phát triển tỉnh phối hợp với Sở Kế hoạch – Đầu tư cần xem xét một số hộ ở các làng nghề lập dự án cho vay vốn quỹ hỗ trợ quốc gia, vốn tín dụng ưu đãi.

Thành lập công ty cổ phần, HTX cổ phần, doanh nghiệp tư nhân ở các làng nghề, đây là điều kiện để thu hút vốn của nội bộ và đầu tư từ bên ngoài.

Các cơ sở sản xuất trong làng nghề đầu tư phát triển ngành nghề mà Nhà nước và địa phương khuyến khích do UBND quy định, thì được dùng tài sản hình thành từ vốn vay (nếu tài sản hiện có không đủ để thế chấp) để thế chấp vay vốn ngân hàng và được UBND Huyện tái bảo lãnh vốn. Các ngân hàng thương mại và các quỹ đầu tư, tổ chức tín dụng nâng cao trách nhiệm trong việc tạo điều kiện cho sản xuất trong các làng nghề vay trên cơ sở thẩm định các dự án khả thi và hiệu quả.

Ở các cấp, nhất là cơ sở cần hình thành các quỹ khuyến khích phát triển nghề, nguồn vốn này ưu tiên cho vay với lãi suất thấp để đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ.

Trên cơ sở tăng cường kiểm tra máy móc thiết bị của các doanh nghiệp Nhà nước, nếu xét thấy không cần dùng thì ưu tiên bán với giá hạ cho các làng nghề nếu có yêu cầu với phương thức trả chậm.

UBND Tỉnh sớm ban hành quy định khuyến khích các cơ sở sản xuất trong các làng nghề đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị theo phương châm: Kết hợp hợp lí công nghệ tiên tiến và công nghệ cổ truyền, lựa chọn công nghệ phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay đối với các làng nghề sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp vay vốn đổi mới thiết bị công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao. UBND Tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ về tư vấn pháp lí dịch vụ, tư vấn quản lí kinh doanh, cung cấp thông tin chuyển giao công nghệ, kỹ thuật. Hàng năm có kế hoạch đầu tư nghiên cứu khoa học, công nghệ cho các chương trình đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ vốn để trang bị kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng, thiết kế chế tạo, cải tiến mẫu mã sản xuất truyền thống; Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các cơ sở sản xuất. Huyện phối hợp

với Sở Công thương, phối hợp với Sở Khoa học – Công nghệ, Sở Tài nguyên – Môi trường và các ngành có liên quan để hướng dẫn các làng nghề thực hiện có hiệu quả vấn đề trên.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)