8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
3.3.8. Triển khai đồng bộ thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thá
thái và môi trường sản xuất, phát triển bền vững làng nghề:
Trước tiên cần nâng cao năng lực của đội ngũ quản lí môi trường cho địa phương. Nhanh chóng thiết lập được một hệ thống quản lí môi trường của xã, của huyện mang tính chuyên trách thay cho kiêm nhiệm như hiện nay.
Từng bước di dời các cơ sở sản xuất của các làng nghề gây ô nhiễm môi trường ra các khu, cụm tập trung, cách xa khu dân cư.
Thực hiện đồng thời nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường sản xuất.
Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh thực thi Luật Bảo vệ môi trường, các qui định về môi trường của Nhà nước. Hướng dẫn các biện pháp cụ thể để các cơ sở sản xuất sạch hơn, từng bước áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000 và quản lí vòng đời sản phẩm (LCA).
Sở Khoa học – Công nghệ hướng dẫn các doanh nghiệp về thủ tục để được hỗ trợ kinh phí từ Bộ Khoa học và Công nghệ trong nghiên cứu đổi mới công nghệ (ưu tiên các công nghệ xử lí ô nhiễm môi trường theo Nghị định số 119/1999/NĐ – CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ).
Thường xuyên tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hỗ trợ về thông tin kĩ thuật để các cơ sở sản xuất có điều kiện xử lí, giảm gây ô nhiễm môi trường từ sản xuất. Mặt khác Nhà nước cần có sự hỗ trợ thông qua qui hoạch xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở huyện thị trấn, với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh dễ dàng cho việc kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm, xử lí chất thải, bảo vệ môi trường. Sở
Khoa học – Công nghệ và Sở Tài nguyên – Môi trường cần có cuộc điều tra mức ô nhiễm ở các làng nghề để có giải pháp xử lý kịp thời.
Cần nâng cao vai trò và tích cực phối hợp sự tham gia của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề: Cộng đồng làng nghề là những người trực tiếp tham gia sản xuất, cũng là tác nhân cơ bản nhất gây ô nhiễm môi trường, đồng thời lại là những người phải gánh chịu trực tiếp hậu quả của việc ô nhiễm. Do đó, cộng đồng có vai trò quan trọng và quyết định đối với vấn đề nâng cao năng lực sản xuất, bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững và tạo tâm lí tốt cho người tiêu dùng.
Lên kế hoạch và lồng ghép thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cho cộng đồng làng nghề, với các nội dung chính gồm: Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi sản xuất cũng như đường làng, ngõ xóm. Thu gom rác đúng nơi quy định của địa phương, không vứt rác bừa bãi ra các nơi công cộng. Vận động người dân tham gia các chương trình sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (nạo vét, khơi thông kênh mương, cống rãnh, dọn vệ sinh đường phố định kì…). Trong quá trình sản xuất, có kế hoạch tận thu các sản phẩm phụ để tái sản xuất, vừa tăng thu nhập, vừa giảm nguồn thải. Người sản xuất cần nâng cao ý thức tôn trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chú ý tới việc “sản xuất sạch hơn”, vừa nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, vừa bảo vệ môi trường. Như vậy là tự bảo vệ cho sức khỏe của mình, cộng đồng làng nghề cũng như người tiêu dùng sản phẩm…
Muốn có được sự tham gia hiệu quả của cộng đồng thì một trong những điều quan trọng là cần thấu hiểu được những tâm tư, nguyện vọng, những tồn tại trong nhận thức của cộng đồng cũng như những bức xúc của họ để có được kế hoạch hoạt động phù hợp. Muốn vậy, hàng năm nên bộ phận chuyên trách tiến hành khảo sát, điều tra lấy ý kiến trong nhân dân về những điều đã làm được và chưa làm được về việc cải thiện, bảo vệ môi trường gắn với sản xuất.
Qua thực tế, mỗi năm cần tiến hành tổng kết lại toàn bộ các chương trình hoạt động và có chính sách khen thưởng, kĩ luật đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm qui chế, đồng thời có những bài học kinh nghiệm nghiêm túc cho
năm sau. Những người chịu trách nhiệm nếu hoàn thành tốt hoặc không hoàn thành nhiệm vụ tùy theo mức độ cũng nên có hình thức xử lí phù hợp để nâng cao tinh thần trách nhiệm.