8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1.2.4. Sản phẩm của các làng nghề mang tính thuần túy, có tính mỹ thuật cao,
cao, mang đậm bản sắc dân tộc:
Mỗi một sản phẩm là một tác phẩm văn hóa nghệ thuật và văn hóa tinh thần kết tinh trong văn hóa vật thể. Quá trình sản xuất tuân theo công nghệ truyền thống và thường nhạy bén với thị trường trong việc đổi mới mẫu mã, chất lượng và có điều kiện linh hoạt thay đổi hướng sản xuất. Nhờ bám sát thị trường, am hiểu thị hiếu nên các mặt hàng của làng nghề được cải tiến nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm của họ ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây là nét nổi trội mang tính cách mới của làng nghề truyền thống. Mỗi một sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện rất rõ trên những bức chạm khảm bằng vàng bạc, thêu ren và những bộ gốm sứ cao cấp... Hơn nữa, các LNTT không chỉ đơn giản cung cấp tư liệu tiêu dùng mà còn là nơi trao đổi tư liệu sản xuất với nhau.
Các sản phẩm của LNTT đều là sự giao kết giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật của nghệ nhân, chính điều này đã tạo ra những đặc thù khác nhau của hàng thủ công truyền thống như tính riêng lẻ hơn tính đồng loạt; chiều sâu nhiều hơn chiều rộng, mang tính trường phái, gia tộc giữ bí quyết hơn là sự phổ cập, phổ biến rộng rãi; đầy chất trí tuệ trí thức lâu đời. Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm này đồng thời phải thưởng thức tính nghệ thuật của nó.
Chính sự giao kết này đã tạo ra tính cá biệt và sắc thái riêng của mỗi làng nghề, nó giải thích tại sao làng nghề cụ thể này không có sản phẩm bằng làng nghề kia, nghệ nhân ở làng nghề này không thể thay thế bằng nghệ nhân làng nghề khác. Mặc dù ở các làng nghề ấy đều làm cùng một nghề và sản xuất ra cùng một loại sản phẩm.
Sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam bao giờ cũng phản ánh sâu sắc tư tưởng tình cảm và quan niệm thẩm mỹ của dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam. Từ những con rồng, phượng, lân, rùa... chạm trổ ở các đình chùa, hoa văn trên các trống đồng, cửu đỉnh, màu men và các họa tiết trên đồ gốm sứ đến những nét chấm phá trên các bức thêu... tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa
đựng ảnh hưởng văn hóa, tinh thần, quan niệm về nhân văn, tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt chúng ta. Chính yếu tố tài hoa đậm nét này của sản phẩm thủ công truyền thống đã tạo nên vị trí quan trọng của các sản phẩm này trên thương trường và giao lưu quốc tế.