Sử dụng tối đa và có hiệu quả lao động nghề truyền thống địa phương

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 128 - 130)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

3.3.6. Sử dụng tối đa và có hiệu quả lao động nghề truyền thống địa phương

phương:

Có chính sách thu hút và giải quyết tốt việc làm cho lực lượng lao động bổ sung hàng năm ở nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động.

Đối với lao động có kinh nghiệm và những nghệ nhân có tâm huyết với nghề, cần có những chế độ ưu đãi đặc biệt để tận dụng và phát huy hết năng lực của họ.

Sử dụng triệt để những lao động mới qua đào tạo về làm việc cho làng nghề, phân công những lao động có kinh nghiệm kèm cặp, rèn luyện tay nghề và kĩ năng cho lao động mới, giúp họ thêm yêu nghề, sống vì nghề.

Bên cạnh những lao động trực tiếp cho làng nghề, còn có những lao động thời vụ. Vì vậy, nên có mức lương phù hợp nhằm thu hút lực lượng lao động khi mùa vụ thu hoạch đến hoặc khi có những hợp đồng sản phẩm lớn.

Nhằm sử dụng có hiệu quả lao động làng nghề nên có qui hoạch chi tiết trong phát triển làng nghề. Trên cơ sở đó, sẽ có kế hoạch sử dụng và đào tạo đội ngũ lao

động làng nghề hợp lí, hạn chế đến mức tối đa việc thừa hay thiếu lao động trong sản xuất sản phẩm làng nghề.

3.3.7. Liên kết, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch tham gia đầu tư phát triển và tiêu thụ sản phẩm:

Nâng cao hoạt động của các làng nghề gắn với hoạt động du lịch. Lựa chọn một số làng nghề đang thu hút khách để định hướng đầu tư các dịch vụ du lịch, hình thành nên các phòng trưng bày, các trạm thông tin và hướng dẫn du lịch. Ưu tiên việc đầu tư các thiết chế văn hóa thể thao để duy trì và tăng cường các hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng làng nghề phục vụ khách. Tích cực tuyên truyền văn hóa du lịch tới từng hộ dân để từng bước đẩy mạnh hoạt động du lịch cộng đồng tại làng nghề, hướng đến tự các làng nghề tổ chức và điều hành các hoạt động du lịch. Phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống như các phong tục, tập quán riêng có của từng làng nghề.

Ðẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch làng nghề như tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế. Giới thiệu thông tin chi tiết về các sản phẩm làng nghề trên các tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng, các sách báo, ấn phẩm mà khách du lịch thường quan tâm theo dõi. Ðẩy mạnh việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở các thành phố, đô thị lớn là nơi tập trung nhiều du khách.

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch để hình thành một đội ngũ du lịch tại chỗ theo hai hướng: hình thành đội ngũ quản lí và điều hành hoạt động du lịch tại làng nghề; huy động cộng đồng dân cư tại làng nghề tham gia vào quá trình hoạt động du lịch. Trong đó, ưu tiên vinh danh những nghệ nhân và khuyến khích những nghệ nhân này trực tiếp hướng dẫn khách du lịch tham gia vào quá trình hướng dẫn sản xuất sản phẩm cho các du khách.

Hợp tác để hình thành các tuyến du lịch mới, thu hút khách du lịch, hỗ trợ cho ngành nghề và làng nghề phát triển.

Liên kết xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các công ty du lịch của tỉnh và các địa phương khác để xây dựng sản phẩm, thường xuyên cập nhật thông tin và có

nguồn khách ổn định. Các đơn vị kinh doanh lữ hành cần phối hợp cơ quan quản lí Nhà nước tổ chức tốt các tour du lịch làng nghề để thông qua du khách có thể quảng bá sản phẩm bằng hình thức truyền miệng từ người này sang người khác. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển mô hình du lịch “mỗi làng một sản phẩm”.

Đẩy mạnh liên doanh, liên kết, tích cực thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước để triển khai lồng ghép các tour, tuyến du lịch gây ấn tượng.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)