Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 103 - 104)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

2.5.1.Những thành tựu đạt được

Phát triển kinh tế làng nghề đã thu hút và góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho một lực lượng lao động khá đông ở vùng nông thôn (giải quyết việc làm cho 9636 lao động), đồng thời tạo sự ổn định, an ninh cho tỉnh nhà.

Các LNTT phát triển vừa nâng cao đời sống cho cư dân nông thôn, vừa đóng góp một phần ngân sách cho địa phương đồng thời tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH – HĐH.

Sự phát triển các LNTT đã góp phần đáp ứng thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng một số sản phẩm thiết yếu của xã hội, đồng thời từng bước đa dạng hóa sản phẩm phục vụ du lịch trên địa bàn.

Thông qua nguồn vốn ngân sách, vốn ưu đãi giải quyết việc làm, các làng nghề trong tỉnh Trà Vinh được hỗ trợ hơn 35 tỉ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, thu mua nguyên liệu… mở rộng thị trường xuất khẩu. Năm 2010, các LNTT của tỉnh Trà Vinh sản xuất hàng triệu sản phẩm truyền thống cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, tổng giá trị sản xuất hơn 80 tỉ đồng. Các sản phẩm của làng nghề trong những năm qua phát triển khá ổn định, với những sản phẩm đặc thù và mang nét văn hóa của tỉnh như: các vật dụng được đan đát từ tre, trúc, các sản phẩm điêu khắc, các nhạc cụ dân tộc, các loại cây cảnh… và một số thực phẩm đặc trưng của vùng như tôm cá khô, nước mắm rươi… góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút và giữ chân khách du lịch, hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch, là cơ hội lớn để quảng bá cho ngành du lịch Trà Vinh. Đối với tỉnh, hiện nay du lịch còn kém phát triển nhưng trong tương lai không xa ngành này sẽ có bước phát triển đáng kể.

Sử dụng hợp lí và nâng cao giá trị sử dụng các nguồn tài nguyên. Cụ thể là các làng nghề đan đát, se sợi tơ dừa, than tổ ong, than gáo dừa… đã sử dụng các nguyên liệu gần như phụ phẩm từ lục bình, cói, lát, tre nứa, dừa… để tạo ra các sản

phẩm có ích cho xã hội; làng nghề chế biến thủy hải sản góp phần tiêu thụ lượng thủy hải sản và làm đa dạng hóa sản phẩm.

Trong quá trình phát triển làng nghề đã xuất hiện các chủ hộ, cơ sở sản xuất, HTX… sản xuất kinh doanh liên tục phát triển và là đầu mối để truyền nghề cho các hộ nông dân trong vùng, giải quyết tốt các mục tiêu về giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ… Đây là các điển hình, tạo nòng cốt cho việc tiếp tục mở rộng và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 103 - 104)