Tác động của hội nhập đến du lịch và làng nghề phục vụ du lịch:

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 32 - 36)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

1.1.9. Tác động của hội nhập đến du lịch và làng nghề phục vụ du lịch:

1.1.9.1. Tác động tích cực:

Hội nhập kinh tế làm cho từng doanh nghiệp, từng ngành, nghề thu được lợi ích, tăng thu nhập cho người lao động, mở rộng kinh doanh.

Hội nhập mang đến những thành quả phát triển công nghệ, giúp các cơ sở sản xuất làm quen với phương thức, kiến thức sản xuất mới, tiếp cận với các công cụ sản xuất hiện đại hơn, nhờ đó sản lượng sản xuất tăng trưởng mạnh mẽ. Các doanh nghiệp cũng từng bước đổi mới tổ chức sản xuất và quản lí, ứng dụng khoa học và

công nghệ tiên tiến nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tạo ra thương hiệu có độ tin cậy và uy tín cao, đồng thời linh hoạt tiếp thị, vươn ra chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn và tiếp cận với những thị trường mới, mở rộng giao lưu với nhiều đối tác và phục vụ được nhiều đối tác và phục vụ được nhiều khách hàng trong nước và trên thế giới.

Mở cửa, hội nhập, các làng nghề có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình với khách nước ngoài. Theo thống kê, hiện hàng hóa của các làng nghề nước ta như thủ công mỹ nghệ, thêu ren, gốm sứ… đã có mặt ở hơn 100 quốc gia trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Nếu như năm 2004, kim ngạch xuất khẩu mới đạt 450 triệu USD, thì năm 2008 đã tăng lên hơn 776 triệu USD. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong tháng 4/2009, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ đạt được gần 14,07 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt trên 58,30 triệu USD, tuy có giảm 19,3% so với cùng kì năm trước, nhưng lại tăng 23,3% so với kế hoạch năm đề ra.

Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn đang tăng lên với tốc độ bình quân từ 8,8% - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các làng nghề cũng không ngừng tăng lên.

Hội nhập kinh tế góp phần phát huy nội lực, sử dụng tốt ngoại lực để tăng trưởng nhanh và nâng cao chất lượng của sự phát triển, đặc biệt nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, dịch vụ nói riêng, trong đó phải kể đến ngành du lịch và thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo.

Hội nhập giúp nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam trên cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Bên cạnh đó còn tăng cường thu hút và tranh thủ tiếp nhận các nguồn lực bên ngoài, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài, dùng nguồn lực bên ngoài để nhân lên sức mạnh bên trong, dùng sức mạnh bên trong đủ để hấp dẫn và định hướng sự hoạt động của các nguồn lực bên ngoài. Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên ưu đãi, những loại hình dịch vụ du lịch mang đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc của Việt Nam

trong đó phải kể đến du lịch làng nghề đã và đang hấp dẫn không chỉ đối với các du khách trong và ngoài nước mà còn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh trong và ngoài nước tạo được mối liên kết chặt chẽ thông qua mạng lưới thông tin liên lạc.

Hội nhập giúp các làng nghề, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có nhiều điều kiện phát huy thế mạnh, thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng kinh doanh, để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Bên cạnh những làng nghề đang loay hoay tìm hướng phát triển, vẫn có một số làng nghề từng bước phát triển và hội nhập khá tốt. Quy mô hoạt động của các làng nghề được mở rộng, khâu sản xuất được chuyên nghiệp hóa.

Lao động làng nghề được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nâng cao tay nghề góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Người lao động không chỉ là người sản xuất sản phẩm mà còn đóng vai trò là hướng dẫn viên du lịch của làng nghề.

Ngoài sự nỗ lực của bản thân, các cơ sở trong làng nghề còn được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng thương hiệu, tổ chức tập huấn, hội thảo… nâng cao chất lượng và thương hiệu của sản phẩm làng nghề.

Nhiều mặt hàng của làng nghề có sự thay đổi, phong phú về mẫu mã, chủng loại sản phẩm nên đời sống của người lao động trong làng nghề dần ổn định. Nhiều mặt hàng truyền thống của làng nghề được đưa đi tiêu thụ ở các tỉnh trong nước, trong khu vực và trên thế giới, sản phẩm của làng nghề được khách hàng ưa chuộng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

Hội nhập đã tạo điều kiện cho các dân tộc trao đổi, học tập, tiếp thu những giá trị, tinh hoa của nhau để làm phong phú cho nền văn hóa của dân tộc mình, đồng thời đẩy mạnh tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trong nước và tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

1.1.9.2. Tác động tiêu cực:

Hội nhập kinh tế làm gia tăng khảng cách phát triển giữa các vùng kém phát triển với các trung tâm kinh tế trong một quốc gia. Ở nước ta, quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế đã phát triển mạnh mẽ những trung tâm kinh tế, thương mại và dịch vụ tập trung ở các thành phố, các thị xã và các khu vực có điều kiện thuận lợi. Trong khi đó, những vùng sâu vùng xa nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số là nơi có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên và xã hội, kinh tế chưa phát triển, trình độ dân trí thấp, hạn chế tiếp cận với nền kinh tế thị trường. Với xuất phát điểm thấp, đồng bào các dân tộc khó nắm bắt, tiếp thu thành quả khoa học và công nghệ cao để phát triển kinh tế - xã hội cũng như theo kịp sự phát triển nhanh của các trung tâm kinh tế, thương mại và dịch vụ khác trên cả nước.

Hội nhập kinh tế buộc các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải trực tiếp cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt. Mặc khác, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trong nước còn thấp, việc chuẩn bị cho hội nhập kinh tế của chúng ta còn yếu cả về nhận thức tư tưởng, về hiểu biết các luật lệ, nguyên tắc có liên quan, còn thiếu kế hoạch tổng thể và rõ ràng của tiến trình hội nhập, hệ thống luật pháp còn bất cập, năng lực đội ngũ cán bộ còn non yếu.

Tác động của suy thoái kinh tế, các đơn đặt hàng của các cơ sở trong làng nghề giảm đi đáng kể, sản phẩm thiếu đầu ra, việc làm và thu nhập của người lao động giảm khiến cho đời sống của họ gặp rất nhiều khó khăn.

Giá cả nguyên vật liệu tăng mà sản phẩm làm ra tiêu thụ không mạnh, vì thế nhiều cơ sở sản xuất cầm chừng.

Các sản phẩm của làng nghề bị cạnh tranh bởi các sản phẩm nhập khẩu vì thế tiêu thụ ít, do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề trong nước.

Song song với sự phát triển mạnh của các LNTT, số người mắc bệnh nghề nghiệp ở các làng nghề tăng. Phát triển kinh tế không gắn liền với bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nguyên nhân gây bệnh tật cho người lao động trực tiếp và người dân sống trong khu vực làng nghề.

Hội nhập cho phép các dân tộc có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhau hơn nên bước đầu đã hình thành nên những thói quen về sinh hoạt, tập tục, văn hóa... đó là nguyên nhân làm cho nền văn hóa của các dân tộc ngày càng mất dần đi bản sắc riêng.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)