8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1.3.3. nghĩa đối với du lịch:
Làng nghề phát triển hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch và góp phần đa dạng hóa loại hình du lịch, các điểm tham quan sản xuất, phòng trưng bày sản phẩm
truyền thống ... sẽ mở rộng các tour du lịch và là lí do chính đáng để kêu gọi và giữ chân khách du lịch. Mặt khác, với những mặt hàng lưu niệm phong phú sẽ làm tăng thêm chất lượng của tour du lịch, đồng thời đó cũng là cơ hội lớn để quảng bá cho ngành du lịch. Làng nghề phát triển sẽ thúc đẩy khai thác phát triển du lịch có chiều sâu và khai thác đúng tài nguyên du lịch của địa phương đó.
LNTT đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển du lịch. Hàng thủ công truyền thống là một phần quan trọng của du lịch, là một trong ít các mặt hàng phản ánh văn hóa bản địa đặc sắc. Hàng thủ công truyền thống có thể được ví như biểu tượng văn hóa và nghệ thuật của một quốc gia, là nhân tố quan trọng để hấp dẫn du khách.
Du lịch làng nghề thỏa mãn phần nào nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh, tìm hiểu lịch sử, văn hóa, đời sống người dân Việt Nam nói chung và các làng nghề nói riêng của các du khách. Mặt khác, hoạt động du lịch làng nghề cũng có những đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các làng nghề đó.
Trong công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn, các làng nghề không chỉ sản xuất, kinh doanh mà còn là nơi tổ chức sinh hoạt cộng đồng, mang sắc thái văn hóa riêng, có đặc trưng của từng làng theo ngành nghề truyền thống lâu đời, là nét độc đáo góp phần mở rộng, phát triển các loại hình du lịch của nước ta.
Trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.