Qui hoạch hệ thống các làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 113 - 114)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1. Qui hoạch hệ thống các làng nghề truyền thống

Qui hoạch phát triển các làng nghề gắn với qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh và ngành. Hiện nay, các cơ sở sản xuất – kinh doanh làng nghề chủ yếu tồn tại dưới hình thức kinh tế hộ gia đình, sản xuất kinh doanh diễn ra tại nơi ở của hộ gia đình. Đó vừa là nơi ở, vừa là nơi sản xuất nên nhà xưởng hẹp, môi trường bị ô nhiễm, không có khả năng mở rộng sản xuất, kết cấu hạ tầng cho sản xuất – kinh doanh không đảm bảo.

Làng nghề muốn phát triển cần có sự qui hoạch tổng thể, qui hoạch điểm nhấn, đẩy mạnh công tác qui hoạch các làng nghề truyền thống phù hợp với điều kiện của từng địa phương, gắn phát triển sản xuất với du lịch và đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đăng kí bản quyền cho sản phẩm làng nghề. Khi các làng nghề đã có thương hiệu trên thị trường sẽ tạo nên sức mạnh giúp giải quyết được một lượng lớn lao động thu nhập thấp ở nông thôn có việc làm ổn định, tăng thu nhập, đồng thời phát huy được bản sắc văn hóa đặc thù của các địa phương. Đây cũng là hướng đi góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn theo hướng xây dựng hình ảnh nông thôn mới.

Bản thân các cơ sở hay các hộ sản xuất và các doanh nghiệp ở làng nghề phải biết liên kết lại với nhau để thành những cơ sở, những doanh nghiệp mạnh, theo mô hình tổ hợp tác hay các HTX và lớn hơn nữa là các doanh nghiệp, đóng vai trò như là một người đỡ đầu, giúp các làng nghề tìm đầu vào, tiêu thụ và tìm kiếm thị trường cho sản phẩm. Khi làm được điều này, làng nghề sẽ có lực để bước ra, tìm hiểu thị trường và theo sát được nhu cầu của thị trường.

Liên thông giữa các địa phương: Liên thông ngày nay không mâu thuẫn với việc giữ bí quyết làng nghề như nhiều người nghĩ, ngược lại, với những nghề lao

động thủ công đơn giản chiếm phần lớn (như đan từ tre, trúc, lục bình), liên thông giúp luân chuyển hàng hóa, tiền tệ, nguyên liệu, lao động thuận lợi hơn, bổ trợ lẫn nhau nhằm khắc phục những thiếu sót giữa các làng nghề.

Cần thiết tạo cầu nối liên kết giữa các HTX, làng nghề và doanh nghiệp để tạo ra những đóng góp cho sự phát triển của thị trường, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn và bình ổn xã hội.

Phải tách khu vực sản xuất khỏi khu vực nhà ở và phải đảm bảo kết cấu hạ tầng, đảm bảo nhà xưởng cho sản xuất – kinh doanh và bảo vệ môi trường.

Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các làng nghề.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)