8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
3.4.1. Kiến nghị với cấp lãnh đạo Trà Vinh
- Kiến nghị UBND tỉnh:
+ Thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng; tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng. Triển khai các chính sách tài chính và tín dụng của Nhà nước đến với các cơ sở, doanh nghiệp của làng nghề, để các cơ sở, doanh nghiệp này thực hiện tốt các chính sách bên cạnh có thể tranh thủ điều kiện để được vay vốn phát triển và đầu tư sản xuất.
+ UBND Tỉnh cần quan tâm hơn đến thành phần kinh tế tư nhân nhỏ ở làng nghề bằng các giải pháp cụ thể (như chính sách thông thoáng, nguồn vốn dễ tiếp cận, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ đào tạo nghề, giúp đỡ giải quyết ô nhiễm môi trường…) thì các làng nghề mới phát triển đồng bộ được. Ngoài ra, UBND Tỉnh nên chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện có hiệu quả các gói kích cầu của Chính phủ giúp các doanh nghiệp qui mô nhỏ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi.
+ Để khuyến khích, thu hút được nhiều nhà đầu tư vào phát triển làng nghề, việc tăng cường chức năng quản lí của Nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt. Nội dung gồm nhiều loại vấn đề: như hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh doanh, tiến hành công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; xúc tiến thương mại; trợ giúp ứng dụng khoa học công nghệ (nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và nhất là nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên); đào tạo nhân lực … và nhất là đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp về các thủ tục hành chính. + Thực hiện tốt chính sách thuế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nghề nông thôn phát triển.
+ Thực hiện đúng theo qui định của pháp luật về đất đai. Qui hoạch các vùng nguyên liệu cung cấp cho ngành nghề. Cơ sở ngành nghề được ưu tiên thuê đất để phát triển nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
+ UBND Tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, UBND các xã lập hồ sơ trình UBND Tỉnh xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, LNTT để được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước qui định tại chương II điều 6 Nghị định 66/2006/NĐ – CP. Đồng thời xem xét lập hồ sơ công nhận nghệ nhân cho cá nhân đủ tiêu chuẩn theo thông tư liên tịch số 41/2002/TTLT/BNN – BLĐTBXH – BVHTT.
+ Hàng năm dành một phần kinh phí từ nguồn ngân sách đủ để tăng cường đầu tư cho các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tổ chức và tham gia các hội chợ thương mại,… đặc biệt là nghiên cứu khoa học về phát triển ngành nghề và LNTT.
- Kiến nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần:
+ Đề xuất qui hoạch phát triển LNTT, tham mưu cho UBND Tỉnh.
+ Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan như Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Trà Vinh, Liên minh HTX Việt Nam tỉnh Trà Vinh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, UBND các huyện, thị và UBND các xã xây dựng qui hoạch, kế hoạch chi tiết và các dự án ưu tiên đầu tư phát triển LNTT trên địa bàn tỉnh.
+ Chủ động phối hợp với Sở Công thương, UBND các huyện, thị tiến hành lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư kịp thời đúng tiến độ.
+ Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc lập kế hoạch và qui hoạch sử dụng đất dành cho hoạt động làng nghề.
+ Xây dựng kế hoạch chi tiết về: truyền nghề, dạy nghề, bồi dưỡng đào tạo cán bộ quản lí ngành nghề và làng nghề cho các cơ sở và HTX, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn cơ sở ngành nghề đăng kí nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và nhãn hiệu hàng hóa, tổ chức tham gia hội chợ triễn lãm cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại khác.
+ Chi cục Phát triển Nông thôn phối hợp với Chi cục Quản lí chất lượng nông lâm thủy sản tiến hành xây dựng một số mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ kĩ thuật – công nghệ về chế biến nông thủy sản, đan đát theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao.
+ Chi cục phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện, thị tuyên truyền vận động và hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng các tổ chức kinh tế, tổ hợp tác đối với phát triển LNTT.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động giao cho các cơ quan trực thuộc Sở cũng như phối hợp với UBND các huyện, thị xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp cho ngành nghề và làng nghề trước hết là lâm sản (tre, tầm vông, lồ ô), lác…
+ Tổ chức thực hiện, công bố, thông báo công khai và rộng rãi nội dung qui hoạch, kế hoạch và các dự án tạo điều kiện thuận lợi để công dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước dễ dàng tiếp cận nghiên cứu, khai thác nhằm phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn. Theo dõi, giám sát, kiến nghị những bổ sung cần thiết đảm bảo cho việc triển khai thực hiện qui hoạch có hiệu quả.
+ Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn địa phương trong tổ chức thực hiện qui hoạch phát triển LNTT trên địa bàn tỉnh.
+ Hệ thống thông tin tư liệu về ngành nghề và LNTT ở tỉnh còn rất thiếu, cơ quan – cán bộ quản lí Nhà nước về ngành nghề và làng nghề còn rất thiếu và yếu. Vì vậy, đề nghị cần tiếp tục củng cố đội ngũ cán bộ quản lí ngành nghề và làng nghề từ cấp tỉnh đến cấp xã và liên tục cập nhật theo hệ thống qua các năm làm căn cứ quan trọng khi đánh giá và điều chỉnh qui hoạch sau các năm thực hiện.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa ủy quyền của UBND Tỉnh chỉ đạo UBND huyện, xã lập thủ tục công nhận nghề - LNTT và làng nghề nông thôn trình UBND Tỉnh xét duyệt.
+ Hàng năm phải cập nhật các thông tin và kết quả thực hiện qui hoạch, từ đó kịp thời đề xuất với UBND Tỉnh những vấn đề cần điều chỉnh bổ sung sát với thực tế, đồng thời xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết một khi UBND Tỉnh có yêu cầu.
- Kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Trên cơ sở qui hoạch, các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền cho chủ trương, bố trí, cân đối vốn đầu tư theo phân cấp để thực hiện qui hoạch phát triển LNTT trên địa bàn theo qui định.
- Kiến nghị các sở ngành có liên quan:
+ Sở Công thương: Trực tiếp là Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Trà Vinh theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thật tốt các hợp phần khuyến công theo qui định của pháp luật. Trung tâm Khuyến công phối hợp với Chi cục Phát triển Nông thôn xây dựng, triển khai các dự án ưu tiên đầu tư. Sở Công thương khuyến khích tạo điều kiện cho Trung tâm Khuyến công làm tốt chức năng cầu nối giữa chủ trương với thực tiễn sản xuất, giữa sản xuất với nơi tiêu thụ. Dành kinh phí nghiên cứu khoa học thỏa đáng cho Trung tâm Khuyến công nghiên cứu triển khai ứng dụng các đề tài cần thiết cho phát triển làng nghề và ngành nghề nông thôn.
+ Sở Khoa học và Công nghệ: Khẩn trương xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm truyền thống ở tỉnh nhằm duy trì và phát huy các cơ sở hành nghề hiện có, hướng dẫn các cơ sở, HTX, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn nhất là nghề truyền thống lập hồ sơ đăng kí công nhận xuất xứ hàng hóa trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: Bố trí quỹ đất cho phát triển làng nghề trong kì qui hoạch sử dụng đất 2010 – 2020. Hướng dẫn các cơ sở, HTX, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở làng nghề thực hiện đúng các qui định về bảo vệ môi trường. Tiến hành những biện pháp cần thiết khi phát hiện vi phạm nhằm thực hiện phát triển làng nghề một cách bền vững. Chỉ đạo, hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề lập hồ sơ để được hưởng chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước đối với một số mô hình xử lí môi trường theo qui định.
+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xây dựng kế hoạch đào tạo nghề và chỉ đạo các cơ sở dạy nghề do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lí, tiếp nhận
đào tạo nghề cho số lao động cần được đào tạo theo các dự án ưu tiên đầu tư phát triển các LNTT chất lượng cao, phục vụ du lịch.
+ Liên minh HTX tỉnh Trà Vinh: Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh ở làng nghề trong việc tham gia hội chợ triễn lãm, học tập và xây dựng mô hình kinh tế hợp tác, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển LNTT trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
3.4.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương có phát triển nghề truyền thống: