Các làng nghề đang hoạt động

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 78 - 101)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

2.3.1. Các làng nghề đang hoạt động

2.3.1.1. Làng nghề dệt chiếu, thảm, se sợi tơ xơ dừa Đức Mỹ (xã Đức Mỹ, huyện Càng Long):

Đức Mỹ là một xã cánh B của huyện Càng Long về địa giới hành chính, xã có 9 ấp, tổng số hộ 2311 hộ bằng 11.848 nhân khẩu. Mật độ dân số là 516 người/km2. Trung tâm hành chính của xã là chợ Đức Mỹ nằm tại ấp Mỹ Hiệp A cách trung tâm huyện lị về phía Tây Nam 11 km. Về phía Đông giáp xã Đại Phước, phía Tây giáp xã Trung Nghĩa huyện Vũng Liêm, phía Nam giáp xã Nhị Long – Nhị Long Phú, phía Bắc giáp sông Cổ Chiên tiếp giáp 2 tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long. Diện tích tự nhiên bằng 2.225,29 ha, chiếm 8,58 % diện tích đất tự nhiên của huyện. Nền kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng khoảng 85 % trong cơ cấu kinh tế, còn lại là sản xuất công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Xã đã có nhiều mô hình và hướng phát triển mạnh các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng tiểu thủ công mỹ nghệ ở các ấp trong xã đặc biệt là các cơ sở hộ cá thể làm nghề tơ xơ dừa, dệt chiếu thảm xuất khẩu và buôn bán nội địa. Đây cũng là thế mạnh của xã trong nhiều năm qua và các năm tiếp theo.

Nghề dệt chiếu, thảm, se sợi tơ xơ dừa đã có từ lâu đời nhưng đến cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa, sản phẩm của ngành nghề được thị trường bên ngoài biết đến, từ đó nghề này phát triển mạnh mẽ, hình thành làng nghề, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho các hộ gia đình làm nghề. Làng nghề xã Đức Mỹ hiện tại gồm các ấp Đức Hiệp, Long Sơn, Đức Mỹ A, Đức Mỹ, Nhuận Thành, Thạnh Hiệp và Đại Đức. Các cơ sở và các hộ cá thể trong xã, đại đa số làm việc chuyên nghề từ hợp tác xã (HTX) Hiệp Đức Thành và HTX Quyết Tâm. Sản phẩm chính của làng nghề là chiếu, thảm xuất khẩu.

Khi được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Trà Vinh công nhận làng nghề vào năm 2007, làng nghề chỉ có 587 hộ với 1.720 lao động, nhưng tính đến thời điểm hiện nay đã có 1492 hộ, cơ sở và doanh nghiệp sản xuất, trong đó có 1.477 hộ sản

xuất, 06 doanh nghiệp, 02 HTX, 07 tổ hợp tác, với tổng số lao động là 2.600 người, thu nhập bình quân/người/tháng từ 900.000 đồng – 1.100.000 đồng. Tổng doanh thu 16.000.000.000 đồng.

Về se sợi tơ xơ dừa xã Đức Mỹ có 11 cơ sở, thành lập HTX Hiệp Đức Thành, gồm 11 thành viên, mỗi thành viên đều có mặt bằng và máy đánh tơ. Hiện có 11 máy sản lượng sản xuất 2 tấn/ngày/máy, có trên 300 máy se lõi chỉ dừa. Tổng số lao động 1.720 lao động, tập trung chủ yếu ở 3 ấp: Nhuận Thành, Thạnh Hiệp, Đại Đức. Nguyên liệu chủ yếu tại địa phương, tuy nhiên còn thu mua dừa trái ở các tỉnh lân cận như: Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng… Kết quả đạt được của 11 cơ sở tơ xơ dừa nằm liền kề 3 ấp đã hình thành hoạt động có hiệu quả, nổi bật từ năm 2006 – 2007.

- Máy đánh tơ:

+ 02 tấn/ ngày/máy x 30 ngày x 12 tháng = 720 tấn/máy/năm

+ Quy thành tiền 720.000 x 2.000 đồng = 1.440.000.000 đồng /máy/năm + Doanh thu 11 máy đánh tơ HTX trong 2 năm là 31.680.000.000 đồng - Se lõi tơ xơ dừa:

+ 300 máy x 07 kg/ngày = 2.100 kg/ngày.

+ 2.100 kg/ngày x 30 ngày x 12 tháng = 756.000 kg

+ Quy thành tiền 756.000 kg x 6000 đồng/kg = 4.536.000.000 đồng Tổng thu nhập từ tơ xơ dừa là: 36.216.000.000 đồng

Ngoài ra, còn có HTX “Quyết Tâm” chuyên sản xuất chiếu thảm xuất khẩu nguyên liệu từ cây lát từ địa phương cung ứng, diện tích lát trên 650 ha đảm bảo cho HTX sản xuất. HTX có 09 thành viên, có 800 lao động; thu nhập bình quân từ 10.000.000 – 10.500.000 đồng/lao động/năm, tập trung ở 04 ấp: Đức Mỹ, Đức Mỹ A, Long Sơn, Đức Hiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX chuyên sản xuất chiếu thảm xuất khẩu trong 02 năm 2006 – 2007 đạt được tổng doanh thu như sau:

- Sản phẩm chiếu cói xanh: có 10 máy dệt công suất 11.000 chiếc/tháng hoạt động 10 tháng/năm, sản lượng 110.000 sản phẩm, quy thành tiền 2.530.000.000

đồng/năm giá 23.000 đồng/sản phẩm. Tổng doanh thu 02 năm sản phẩm chiếu cói xanh là: 5.060.000.000 đồng.

Sản phẩm chiếu cói xanh với sản lượng 20.400 sản phẩm, hoạt động 10 tháng/năm, quy thành tiền 265.200.000 đồng/năm giá 13.000 đồng. Tổng doanh thu 02 năm là: 530.400.000 đồng.

- Sản phẩm thảm: có 55 khung, công suất 4.260 sản phẩm, quy thành tiền 46.860.000 đồng/năm giá 11.000 đồng.

Tổng doanh thu của HTX “Quyết Tâm” 02 năm là 5.637.260.000 đồng.

Nhìn chung, chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu và thị hiếu người tiêu dùng. Sản phẩm của làng nghề không chỉ phục vụ cho sinh hoạt của người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận mà còn phục vụ cho xuất khẩu sang Pháp, Hà Lan, Lucxembua… Tuy nhiên, làng nghề này chưa phục vụ cho du lịch.

Về vấn đề xử lí và bảo vệ môi trường làng nghề: Do các sản phẩm của làng nghề sản xuất từ nguyên liệu là tơ xơ dừa, lát nên ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó các cơ sở sản xuất, HTX áp dụng một số biện pháp cải tiến công nghệ sản xuất và thường xuyên vận động hội viên, hộ gia đình… giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường làng nghề. Phụ phẩm từ tơ xơ dừa được xử lí, tạo nên một lượng phân hữu cơ có ích cho sản xuất nông nghiệp.

2.3.1.2. Làng nghề đan đát Đại An (xã Đại An, huyện Trà Cú):

Đại An là một xã nằm về phía Nam của huyện, cách trung tâm huyện khoảng 8 km theo quốc lộ 53, với diện tích đất tự nhiên 1.236,16 ha chiếm 3,36 % diện tích đất tự nhiên của huyện. Về phân giới hành chính xã được chia thành 8 ấp, với 2.145 hộ sinh sống bằng 9.268 người, mật độ dân số trung bình 729 người/km2, trung tâm hành chính xã nằm ở ấp Chợ, xã Đại An. Phía Đông giáp xã Đôn Xuân, phía Tây giáp xã Định An, phía Nam giáp xã Định An và xã Long Vĩnh huyện Duyên Hải, phía Bắc giáp xã Hàm Giang.

Những năm gần đây kinh tế của xã có bước phát triển tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ góp phần thúc đẩy kinh tế

nông thôn ngày càng phát triển. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, diện tích lúa hàng năm luôn ổn định khoảng 1.105 ha, đạt sản lượng trên 4.370 tấn.

Song song với việc phát triển sản xuất nông nghiệp của xã, được sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, huyện, chính quyền địa phương đã đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu: xây dựng đường điện trung thế một pha, nâng cấp lưới điện một pha lên ba pha, hạ thế vào khu dân cư, xây dựng đường tráng nhựa, đường đan, cầu giao thông nông thôn… phục vụ nhu cầu sản xuất, góp phần đưa bộ mặt nông thôn ngày một đổi mới.

Tuy nhiên, xã vẫn còn nghèo và phần lớn là người dân tộc Khmer (chiếm gần 75 % dân số của xã), hộ nghèo còn cao (chiếm 38,24 % tổng số hộ toàn xã). Sản xuất nông nghiệp còn mang tính độc canh, chi phí sản xuất còn cao, trình độ khoa học kĩ thuật còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh thị trường còn kém nên giá trị và hiệu quả sản xuất, thu nhập của người dân còn thấp chưa tương xứng tiềm năng và lợi thế hiện có của xã.

Ngoài ra, là xã vùng sâu nên việc đi lại còn khó khăn, trình độ dân cư không đồng đều nên khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật còn hạn chế, cho nên đời sống người dân còn khá vất vả. Bên cạnh đó còn một số bộ phận lao động trong địa phương thiếu việc làm và không việc làm còn khá lớn, hàng năm số lao động đến tuổi từ 150 – 250 người tạo nên một áp lực lớn trong việc giải quyết việc làm. Với diện tích đất tự nhiên là 1.236,16 ha, đất nông nghiệp 1.129,75 ha chiếm 91,39 % diện tích đất tự nhiên, đất trồng lúa 1.067 ha chiếm 86,32 % diện tích đất tự nhiên, đất trồng trúc trên 15 ha. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng khoảng 90 % trong cơ cấu kinh tế chung, còn lại là sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy cần có định hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất hợp lí, nhất là trong việc phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

Xuất phát từ tình hình trên và với lợi thế của huyện Trà Cú nói chung, xã Đại An nói riêng thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông ngư nghiệp và phát triển nông thôn, ngoài việc tập trung chuyển đổi cơ cấu sản xuất cho phù hợp

với điều kiện tự nhiên, xã còn chú trọng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là làng nghề đan đát từ tre trúc, đây là thế mạnh và tiềm năng phát triển lớn của xã. Làng nghề này đã có từ lâu, nhưng đến cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX sản phẩm của làng nghề không chỉ phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân, mà còn được đem ra thị trường tiêu thụ mạnh, từ đó làng nghề phát triển hơn. Nếu làng nghề này phát triển mạnh sẽ thu hút lớn lực lượng lao động, tăng thu nhập cho người dân địa phương, góp phần phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Làng nghề đan đát xã Đại An tập trung tại các ấp Giồng Lớn A, Giồng Đình, Trà Kha, Mé Rạch E, Cây Da, Xà Lôn, Mé Rạch B. Trên địa bàn xã hiện có 23 tổ hợp tác đan đát với 649 hộ sản xuất, 01 cơ sở sản xuất, 01 HTX, số lao động tham gia làm nghề là 2.513 lao động. Ngoài ra còn tạo việc làm gián tiếp cho hàng trăm lao động khác trong lĩnh vực thu mua, vận chuyển… Thu nhập bình quân của người lao động từ 900.000 đến 1.025.000 đồng/người/tháng, tạo ra 10.000.000 sản phẩm, đóng góp vào giá trị sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của xã đạt 16 tỉ đồng, góp phần tích cực trong mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh đó, tạo được giá trị sản phẩm có kim ngạch từ 2 – 3 triệu USD/năm.

Nguồn vốn hoạt động của làng nghề chủ yếu là hộ tự bỏ vốn, hiện nay các hộ còn được vay vốn ưu đãi tín dụng đầu tư vào thúc đẩy phát triển sản xuất.

Thị trường chưa được ổn định chủ yếu bán tại địa phương và theo đơn đặt hàng trong và ngoài tỉnh với số lượng nhỏ.

Làng nghề đan đát xã Đại An đã hình thành từ lâu đời nên trình độ tay nghề của các hộ dân cũng vì thế được nâng lên. Bên cạnh đó, nguồn lao động tại địa phương rất dồi dào, đáp ứng nhu cầu phát triển làng nghề trong những năm tiếp theo. Có 10 hộ dân của xã được tham gia lớp tập huấn nâng cao tay nghề sau đó truyền đạt lại cho các hộ khác. Nguồn nguyên liệu tre trúc có sẵn tại địa phương, khả năng thu hút nguyên liệu trong khu vực tương đối thuận lợi, đáp ứng nhu cầu cung cấp sản phẩm trên thị trường trong thời gian sắp tới. Vị trí địa lý làng nghề tại xã Đại

An rất thuận lợi về giao thông cả đường bộ lẫn đường thủy nên dễ vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm cung cấp cho thị trường.

Về việc đầu tư máy móc thiết bị vào phục vụ sản xuất các tổ hợp sản xuất và HTX có 06 máy chẽ nang. Về lâu dài HTX tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng các mặt hàng từ tre trúc. Sản phẩm làm ra đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau, phục vụ gia đình, đánh bắt cá, tôm… (như: cần xé, rổ, xà ngôm, thúng, ky). Nhất là mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đan đát xã Đại An được nhiều khách du lịch ưa chuộng, với những sản phẩm rất xinh xắn có thể dùng để làm quà lưu niệm hay trưng bày rất đẹp mắt. Trong đó, phát triển mạnh mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ khách tham quan du lịch. Làng nghề này đã có khách du lịch đến, tuy nhiên chưa nhiều và theo hình thức tự phát, không do một cơ sở hay doanh nghiệp du lịch nào tổ chức.

Về vấn đề xử lí và bảo vệ môi trường làng nghề: Các tổ hợp tác và HTX đan đát áp dụng một số biện pháp cải tiến công nghệ sản xuất góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Phụ phẩm từ tre trúc sau khi thu lại được xử lí, tạo nên một lượng phân hữu cơ rất ích lợi trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

2.3.1.3. Làng nghề đan lát, dệt mành tre, se sợi, tranh ghép gỗ Hưng Mỹ

(xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành):

Xã Hưng Mỹ là một xã nông thôn của huyện Châu Thành, cách trung tâm huyện lị khoảng 11 km về hướng đông bắc, xã có diện tích tự nhiên là 2.795,76 ha, trong đó đất nông nghiệp 1.669 ha chiếm 60,77 % diện tích tự nhiên, với diện tích sản xuất lúa 950 ha, diện tích chuyên cây lát 82 ha, diện tích chuyên cây dừa 154 ha, xã có 8 ấp, với 2.118 hộ, dân số chung là 10.301 người, khu hành chính của xã nằm tại ấp Rạch Vồn. Về vị trí địa lý: phía Đông giáp xã Hòa Minh, phía Tây giáp xã Hòa Lợi, phía Nam giáp xã Phước Hảo, phía Bắc giáp Cù lao Long Trị - Thành phố Trà Vinh.

Sản xuất nông nghiệp của xã luôn phát triển, bình quân tốc độ phát triển khoảng 11,85 %/năm, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, diện tích lúa hàng năm luôn giữ ổn định khoảng 1.800 ha, sản lượng khoảng 7.200 tấn. Tuy nhiên, xã vẫn còn nghèo, hộ nghèo còn chiếm tỉ lệ cao (21,53 % so với tổng số hộ

năm 2010 theo tiêu chí mới), sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính độc canh, chi phí sản xuất cao chậm chuyển đổi cơ cấu, ứng dụng khoa học kĩ thuật còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh thị trường còn kém nên giá trị và hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác và thu nhập nông hộ còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có của xã. Giao thông nông thôn chưa hoàn thiện nên việc đi lại còn gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân cư không đồng đều giữa các ấp, còn một số bộ phận lao động trong địa phương thiếu việc làm và không việc làm còn khá lớn, hàng năm số lao động đến tuổi bổ sung từ 200 – 300 người, tạo một áp lực lớn về giải quyết việc làm.

Căn cứ vào tình hình thực tế, thực hiện chủ trương của cấp trên và quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Đảng bộ xã đã chỉ đạo ngoài việc tập trung chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện tự nhiên còn chú trọng phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt trong việc chế biến và tạo các sản phẩm từ cây lát, cây dừa, cây tre,… đây là một trong những thế mạnh và tiềm năng phát triển lớn của huyện Châu Thành nói chung và tại xã Hưng Mỹ nói riêng.

Trên 10 năm qua, đặc biệt là những năm gần đây, làng nghề ở xã Hưng Mỹ phát triển khá mạnh, nhất là ở các ấp: Ngãi Hiệp, Ngãi Lợi, Bãi Vàng, Đại Thôn và Rạch Vồn. Đến cuối năm 2006 xã Hưng Mỹ có 01 HTX dệt chiếu Thành Trung, với 08 cơ sở đan đát, 02 cơ sở dệt mành tre, 01 cơ sở se chỉ tơ xơ dừa, 01 cơ sở dệt lưới xơ dừa, 01 cơ sở tranh ghép gỗ, 01 doanh nghiệp làm hàng tiểu thủ công nghiệp, năng lực sản xuất trên 800.000 sản phẩm/năm, doanh thu ước đạt trên 3 tỉ đồng/năm.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 78 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)