8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
3.2.2. Phát triển hệ thống các làng nghề truyền thống ưu thế
Xây dựng chương trình bảo tồn và phát triển LNTT đã được công nhận trên địa bàn, đây là những làng nghề ưu thế, đem lại lợi nhuận cao, không những vậy còn có giá trị đối với du lịch, cần hết sức chú trọng phát triển các LNTT thành làng nghề phục vụ du lịch. Cụ thể phát triển du lịch làng nghề ở các địa phương như: Huyện Châu Thành (làng nghề đan lát, tranh ghép gỗ Hưng Mỹ; làng nghề đan đát – thủ công mỹ nghệ Lương Hòa và làng nghề rượu Xuân Thạnh, xã Hòa Thuận), Thành phố Trà Vinh (làng nghề trồng hoa kiểng ấp Long Bình, phường 4 và làng nghề trồng hoa kiểng ở ấp Vĩnh Yên, xã Long Đức), huyện Trà Cú (làng nghề đan đát Đại An), huyện Duyên Hải (làng nghề sơ chế biến thủy sản Xóm Đáy) và huyện Cầu Ngang (làng nghề bánh tét Trà Cuôn, xã Kim Hòa)
Bên cạnh đó cần chủ động đầu tư thực hiện các dự án phát triển các làng nghề dệt chiếu Bến Bạ, Cà Hom, Hàm Giang; LNTT tôm khô Vinh Kim, huyện Cầu Ngang. Đòi hỏi sản phẩm làng nghề phải giữ được sự tinh túy vốn có của truyền thống, không chạy theo lợi nhuận mà giảm chất lượng. Bởi vậy, bên cạnh các nghề mới, cần phải giữ gìn những nghề có truyền thống lịch sử lâu đời, mang bản sắc văn hóa, tính độc đáo riêng có. Đối với nhiều nghề truyền thống đã, đang và sẽ có nguy cơ bị mai một, cần nhanh chóng có kế hoạch bảo tồn, lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tồn tại trong sản phẩm qua đó tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm cùng loại của địa phương khác, bí quyết làm nghề, đồng thời phải chú trọng đến việc thiết
kế nên những sản phẩm mới phù hợp với thị trường tiêu thụ hiện đại, dựa trên các nét văn hóa, chất liệu hoặc công nghệ sản xuất truyền thống nhằm nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, làm sống lại sự phồn thịnh vốn có của địa phương.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh cần tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo hướng đa dạng hóa giúp thích nghi với sự thay đổi và biến động của thị trường, như: Thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, sản xuất đơn hàng nhỏ…
Với những làng có nhiều nghề, nhiều sản phẩm thì cần lựa chọn ra ít nhất một nghề có sản phẩm mang nét đặc trưng nhất về địa lý, phong tục, văn hóa, truyền thống… của địa phương, có thị trường tiêu thụ lớn, để lập kế hoạch phát triển dài hạn, tập trung nguồn lực, có chính sách ưu đãi thích hợp, phát triển sản phẩm theo hướng củng cố nâng cao kĩ năng truyền thống, đưa công nghệ mới vào các khâu sản xuất. Phấn đấu chủ trương “mỗi làng một nghề” phải được xem là công việc, sự nghiệp của cả cộng đồng dân cư trong mỗi ấp, mỗi làng. Theo đó, mỗi cộng đồng làng cần biết chủ động dựa vào lợi thế tự nhiên, kinh tế, văn hóa của mình để “chung vốn, chung sức” xây dựng cho toàn cộng đồng ít nhất là một nghề cụ thể phù hợp. Hướng đến mục tiêu “mỗi làng nghề có ít nhất một doanh nghiệp”, cần tiếp tục giảm thiểu thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, nhất là thủ tục cho thuê đất.
Cần xây dựng, quảng bá rộng rãi thương hiệu, tiếp thị, bán hàng, quan tâm giải quyết vấn đề môi trường, biến sản phẩm đó thành sản phẩm chủ lực, mang đặc trưng của địa phương, phát triển bền vững, …
Khi xây dựng các dự án phát triển làng nghề cần đặc biệt chú trọng đến phương pháp xây dựng dự án có sự tham gia của người dân để có thể phát huy được tối đa thế mạnh, hoặc lợi thế so sánh của địa phương làm tiền đề cho sự phát triển bền vững của nghề sau này.