Xúc tiến quảng bá sản phẩm làng nghề qua nhiều phương tiện và hoạt

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 127 - 128)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

3.3.5. Xúc tiến quảng bá sản phẩm làng nghề qua nhiều phương tiện và hoạt

hoạt động xã hội trong và ngoài nước:

Tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm: Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất của làng nghề tiếp cận thị trường trong nước và nước ngoài bằng cách ưu tiên về quảng cáo, triển lãm. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển, tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Hợp tác với Việt kiều ở nước ngoài để xâm nhập thị trường xuất khẩu. Tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết trong phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh với các doanh nghiệp, các tỉnh lân cận như: Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Tiền Giang và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như: TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… để vừa tìm kiếm thị trường tiêu thụ, vừa tiếp cận các tiến bộ khoa học kĩ thuật và vừa để thu hút đầu tư.

Đưa nhanh thông tin đến với người sản xuất, kinh doanh: Thành lập rộng rãi mạng lưới thư viện đến các xã, tăng thời lượng và chất lượng đối với các chương trình phát thanh, truyền hình, báo địa phương, hình thành hệ thống mạng thông tin từ xã – huyện – tỉnh; hỗ trợ kinh phí xây dựng và phát triển website quảng bá sản phẩm: trước mắt, hàng năm tỉnh cần trích một phần ngân sách để hỗ trợ kinh phí xây dựng và nuôi dưỡng website nhằm giới thiệu về những sản phẩm đặc trưng của làng

nghề, về lâu dài website này sẽ tự đảm bảo, cần thường xuyên cập nhật nội dung về phát triển LNTT, về thị trường tiêu thụ trên website của tỉnh. Trên cơ sở đó, du khách có thể truy cập tìm hiểu về các LNTT và sản phẩm của làng nghề, trước khi họ trực tiếp đến tham quan làng nghề.

Thường xuyên tham gia hội chợ: Theo dõi chặt chẽ chương trình kế hoạch của các hội chợ có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia đầy đủ các buổi hội chợ, trong đó có cả việc tài trợ kinh phí tham gia. Bởi vì, thông qua các hoạt động này, giúp các cơ sở, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp của làng nghề ở tỉnh Trà Vinh sẽ có dịp gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cách đưa sản phẩm ra thị trường, đặc biệt đàm phán để tiến tới kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với đối tác, nhằm ổn định thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, việc tham gia hội chợ còn là cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản phẩm của các làng nghề truyền thống của tỉnh với khách du lịch tham quan, mua sắm tại hội chợ.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)