Các làng nghề phát triển đa dạng về quy mô, cơ cấu ngành nghề và gắn

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 36 - 37)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Các làng nghề phát triển đa dạng về quy mô, cơ cấu ngành nghề và gắn

gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp, nông thôn:

Các LNTT ở nước ta đều ra đời và tách dần từ nông nghiệp. Ban đầu, người lao động ở nông thôn do nhu cầu việc làm và thu nhập đã làm nghề thủ công bên cạnh làm ruộng, nghề chính là làm ruộng, nghề phụ là nghề thủ công. Khi lực lượng sản xuất đã phát triển thì thủ công nghiệp tách ra thành ngành độc lập, vươn lên thành ngành sản xuất chính ở một số làng; song để đảm bảo cuộc sống, người dân bao giờ cũng làm thêm nghề nông hay buôn bán hoặc làm thêm nghề khác. Sự kết hợp đa nghề này thường thể hiện trong một làng hay trong từng gia đình bởi vì người thợ thủ công vốn là người nông dân tách ra làm nghề thủ công, từ đó nghề thủ công truyền thống ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nông dân, nông nghiệp và thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Về quy mô: đại bộ phận các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề có quy mô nhỏ. Bình quân mỗi hộ gia đình có khoảng vài ba chục triệu đồng. Do tính đặc thù của làng nghề là phát triển nhiều loại mô hình sản xuất, hình thức tổ chức của các đơn vị sản xuất cũng mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn như các hộ, tổ hợp tác, HTX… Trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định ấy, các hình thức tổ chức sản xuất của làng nghề cũng bắt đầu mang dáng vẻ, hình thức của sản xuất công nghiệp đô thị hoặc khu công nghiệp tập trung. Đó là các công ty, các doanh nghiệp ở nông thôn. Đặc biệt là những năm gần đây do nhu cầu của thị trường còn xuất hiện những nghề mới như chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng… đã hình thành nên những công ty.

Về cơ cấu ngành nghề: rất đa dạng và phong phú, đã có sự thay đổi thích ứng với cơ chế thị trường (ở các địa phương, tỉ lệ ngành nghề cũng khác nhau do nhu cầu tiêu thụ và tiêu dùng khác)

Các ngành nghề truyền thống gồm có:

+ Các nghề sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ + Các ngành nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống

+ Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng + Các ngành nghề chế biến lương thực thực phẩm.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)