8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
3.4.4. Kiến nghị với người dân địa phương tham gia sản xuất sản phẩm nghề
Có tinh thần yêu nghề, sống vì nghề, tâm huyết với nghề.
Không ngừng học hỏi nâng cao năng lực sản xuất, nghiên cứu, sáng tạo ra những sản phẩm đặc trưng cho làng nghề phong phú về mẫu mã và kiểu dáng.
Kịp thời ứng dụng công nghệ, kĩ thuật hiện đại vào sản xuất, không quá cố chấp áp dụng công nghệ lạc hậu.
Tạo các mối liên kết giữa các hộ sản xuất, sử dụng nguồn vốn vay thúc đẩy sản xuất đạt hiệu quả. Sản xuất cần chú trọng bảo vệ môi trường.
KẾT LUẬN
Làng nghề tồn tại, phát triển và mở rộng đã góp phần không nhỏ vào đời sống kinh tế – xã hội của Tỉnh. Đặc biệt đã góp phần làm tăng thu nhập cho từng hộ gia đình và từng người lao động, cũng như từng doanh nghiệp hiện có trên địa bàn. Các sản phẩm của làng nghề rất đa dạng, phong phú hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sự có mặt các sản phẩm từ LNTT đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trà Vinh nói chung và ở nông thôn nói riêng theo hướng tích cực. Các làng nghề đã tự vận động rất linh hoạt để thích ứng với cơ chế thị trường, trước hết là tiêu thụ sản phẩm, lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp. Đối với nguyên liệu cho quá trình sản xuất dễ tìm kiếm, lao động tại chỗ dồi dào, kinh nghiệm sản xuất là những điều kiện tốt để các xã, làng nghề phát huy khả năng, nội lực của mình. Các làng nghề tạo ra các sản phẩm với giá hợp lí, phù hợp với khả năng người tiêu dùng. LNTT tồn tại và phát triển, làng nghề mới ra đời chính là do tìm được nghề phù hợp với địa phương, sản phẩm sản xuất ra phù hợp với thị trường và đủ sức cạnh tranh với những mặt hàng cùng loại, ngoài những kĩ thuật độc đáo và truyền nghề sớm, rèn luyện tay nghề có kĩ năng kĩ xảo ở trình độ cao. Hiệu quả kinh tế rất rõ ràng như: tăng thu nhập, đóng góp cho ngân sách tăng, đời sống nhân dân được ổn định. Về mặt xã hội, giải quyết được nhiều việc làm, giảm di dân từ nông thôn ra thành phố. Rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, góp phần xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Các làng nghề giữ được thuần phong mỹ tục, tập quán sinh hoạt văn hoá riêng của làng. Hiện tại, có nhiều làng thông qua nét đẹp văn hoá làng nghề mà giáo dục cho mọi người yêu lao động, yêu nghề, sống vì nghề. Do vậy, tiếp tục duy trì và phát triển các ngành nghề và LNTT được xác định có lợi thế là yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn từ nay đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
Trà Vinh là tỉnh có nguồn tài nguyên tuy không đa dạng nhưng có trữ lượng lớn và có lợi thế cho phát triển một số làng nghề, nổi bật là tài nguyên nông nghiệp
và thủy sản. Trong những năm qua những làng nghề có lợi thế về vùng nguyên liệu đã phát triển khá tốt, đạt được những kết quả khích lệ, là cơ sở rất tốt cho đẩy mạnh phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, sản xuất của các LNTT ở Trà Vinh còn manh mún, chưa có doanh nghiệp đủ khả năng đứng ra tìm kiếm thị trường và thu mua sản phẩm của các làng nghề trong tỉnh, sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp ngoài tỉnh không ổn định, kĩ thuật và công nghệ sản xuất còn nhiều hạn chế, thị trường tiêu thụ hẹp và gặp khó khăn, các LNTT phục vụ du lịch chưa đạt hiệu quả cao, chưa thu hút được nhiều du khách.
Chính vì thế cần vạch ra định hướng cụ thể và đúng đắn thúc đẩy phát triển các LNTT ở tỉnh Trà Vinh nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó ưu tiên phát triển các LNTT có thế mạnh về nguyên liệu, thị trường và phục vụ tốt cho ngành du lịch. Các định hướng phát triển LNTT phục vụ du lịch của tỉnh trước tiên phải qui hoạch hệ thống các LNTT cụ thể, tiếp theo là phát triển hệ thống các LNTT ưu thế, đầu tư nhân lực, vật lực cho phát triển, thiết lập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, liên kết, hợp tác và thu hút đầu tư từ ngành du lịch, đặc biệt cho các làng nghề, bên cạnh đó phải phát triển cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật hiện đại cho các làng nghề, sau đó là định hướng bảo vệ môi trường – phát triển bền vững trong các làng nghề.
Để các LNTT ở tỉnh Trà Vinh tiếp tục phát triển hiệu quả và bền vững, đồng thời phục vụ cho ngành du lịch cần thực hiện đầy đủ hệ thống các giải pháp đã được trình bày ở phần trên. Trong đó các giải pháp quan trọng, mang tính đột phá gồm: Thực hiện đổi mới quản lí, tổ chức, tiến hành qui hoạch hệ thống làng nghề phù hợp với tiềm năng; kêu gọi đầu tư hiện đại hóa vật chất kỹ thuật, phương tiện sản xuất; cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm; tổ chức các loại hình đào tạo kết hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nghề có kỹ thuật cao; xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch qua nhiều phương tiện và hoạt động xã hội trong và ngoài nước; sử dụng tối đa và có hiệu quả lao động nghề truyền thống địa phương; liên kết, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch tham gia đầu tư phát triển và tiêu thụ sản
phẩm; triển khai đồng bộ thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường sản xuất, phát triển bền vững làng nghề.
Việc hỗ trợ xây dựng khu vực làng nghề trong tỉnh phát triển là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội ở các vùng nông thôn, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo ở tỉnh. Nếu mọi người trong chúng ta cùng bắt tay nhau chăm lo, hỗ trợ cho khu vực này phát triển tốt thì đồng nghĩa với việc chúng ta đã đưa những hình ảnh đẹp về vùng đất và con người của tỉnh Trà Vinh ngày càng vươn xa hơn, được nhiều khách hàng và du khách biết đến hơn qua những sản phẩm do chính khu vực này tạo ra.
Phát triển LNTT phục vụ du lịch là phương thức hữu hiệu để quảng bá văn hóa truyền thống, quảng bá thương hiệu, sản phẩm làng nghề đến người tiêu dùng, thoả mãn phần nào nhu cầu tìm hiểu lịch sử, văn hoá, đời sống người dân Trà Vinh nói chung và các làng nghề nói riêng của các du khách. Mặt khác, hoạt động du lịch làng nghề cũng có những đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các làng nghề đó, tạo hiệu quả kép vừa phát triển du lịch vừa bán được sản phẩm làng nghề, nâng cao thu nhập đời sống cho các nghệ nhân tâm huyết với nghề. Những LNTT đã và đang nóng lòng muốn bước ra khỏi cổng làng, hội nhập và phát triển vào dòng chảy của ngành công nghiệp không khói.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, (2010), Đề án Phát triển Du lịch ĐBSCL đến 2020, Hà Nội.
2. TS. Đào Ngọc Cảnh, (2004), Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
3. Cục thống kê tỉnh Trà Vinh, (2011), Niên giám thống kê 2006 – 2010 , NXB Thông tin và truyền thông, TPHCM.
4. GS.TS. Đặng Kim Chi, (2005), Làng nghề Việt Nam và Môi trường, NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.
5. TS. Ngô Văn Điểm (Chủ biên), (2004), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Phạm Xuân Hậu, (2012), Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam phục vụ du lịch, Tạp chí khoa học – Đại học sư phạm TPHCM, TPHCM.
7. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. TSKH Trần Trọng Khê (chủ nhiệm đề tài), (2009), Phát triển kinh tế Tây Nam Bộ dưới tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ, TPHCM.
9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, (2009), Báo cáo qui hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Trà Vinh.
10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, Chi Cục phát triển nông thôn, (2010), Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh làng nghề, Trà Vinh.
11. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh, (2011), Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2005 – 2010, Trà Vinh.
12. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh, (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2011, chương trình công tác năm 2012, Trà Vinh.
13. GS.TS Lê Thông (Chủ biên), (2003), Địa lý các tỉnh và Thành phố Việt Nam (tập 6): Các tỉnh và Thành phố ĐBSCL, NXB Giáo dục Hà Nội, Hà Nội. 14. GS.TS. Lê Thông (Chủ biên), (2004), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB
Đại học sư phạm TPHCM, TP HCM.
15. GS.TS. Lê Thông, (1996), Nhập Môn Địa Lí Nhân Văn, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
16. Tổng Cục Du lịch Việt Nam, (2004), Non nước Việt Nam, Hà Nội
17. Tôn Nữ Quỳnh Trân và tập thể tác giả, (2002), Làng nghề thủ công truyền thống tại TPHCM, NXB trẻ, TPHCM.
18. Nguyễn Minh Tuệ, (2005), Địa lý kinh tế xã hội đại cương, NXB Đại học sư phạm TPHCM, TP HCM.
19. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), (2011), Địa lý Du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
20. Viện chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2009), Các vùng, tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương: Tiềm năng và triển vọng đến năm 2020, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CÁC LÀNG NGHỀ
Hình 2.1. Một khâu sản xuất sản phẩm của lao động làng nghề đan đát Đại An.
Hình 2.3. Sản phẩm của làng nghề đan đát Đại An.
Hình 2.5. Máy móc của một hộ trong làng nghề đan đát – thủ công mỹ nghệ xã Lương Hòa.
Hình 2.7. Một khâu sản xuất sản phẩm của làng nghề đan đát – thủ công mỹ nghệ xã Lương Hòa.
Hình 2.8. Một khâu sản xuất sản phẩm của làng nghề đan đát – thủ công mỹ nghệ xã Lương Hòa.
Hình 2.9. Sản phẩm của làng nghề đan đát – thủ công mỹ nghệ xã Lương Hòa.
Hình 2.11. Sản phẩm của làng nghề đan đát – thủ công mỹ nghệ xã Lương Hòa.
Hình 2.13. Sản phẩm của làng nghề Hưng Mỹ
Hình 2.15. Sản phẩm của làng nghề Hưng Mỹ
Hình 2.17. Sản phẩm của làng nghề Đức Mỹ
Hình 2.19. Sản phẩm của làng nghề sơ chế biến thủy sản Xóm Đáy