8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
3.2.3. Đầu tư nhân lực, vật lực cho phát triển
Cần coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, đào tạo nghệ nhân trẻ, phát huy vốn quý của các nghệ nhân nhiều tuổi, hình thành nhiều lớp nghệ nhân trong
làng nghề, qua đó tạo lực lượng kế thừa, lưu giữ được những tinh hoa truyền thống làng nghề.
Công tác đào tạo nghề cho lao động được chú trọng, nhất là lao động không còn đất sản xuất nông nghiệp. Việc đào tạo nghề tiến tới cần có sự liên kết chặt chẽ giữa cung – cầu, thông qua hình thức kí hợp đồng, phối hợp với cơ sở sản xuất.
Đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho làng nghề. Vì thế, cần hỗ trợ vốn cho các cơ sở mở rộng sản xuất, khi đó họ có thể tự đào tạo nhân công, giải quyết được lượng lao động ở nông thôn.
Cần có chính sách thu hút và mời gọi các nghệ nhân từ các tỉnh, thành lân cận đến Trà Vinh sản xuất và kinh doanh, đặc biệt chú trọng chính sách ưu đãi đối với đào tạo lao động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Trong doanh nghiệp, nhân lực được coi là tài sản quý giá nhất, là nguồn vốn đặc biệt, yếu tố bảo đảm cho năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Có nhiều học sinh, sinh viên của nước ta nói chung và Trà Vinh nói riêng khi ra trường không đủ kĩ năng cần thiết để tham gia thị trường lao động, các nhà đầu tư phải đào tạo lại, đào tạo bổ sung, thêm tốn kém. Hơn nữa, kỉ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp của người lao động còn thiếu, thể lực cũng chưa đáp ứng yêu cầu. Sự thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn cũng đang dẫn đến tình trạng di chuyển lao động đã qua đào tạo giữa các vùng, các ngành, nghề, tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường lao động.
Tăng cường đào tạo kiến thức quản trị kinh doanh, marketing cho bộ phận quản lí, kiến thức về kĩ thuật và thiết kế sản phẩm cho thợ thủ công; tổ chức các hoạt động hỗ trợ thiết kế sản phẩm cho thợ thủ công; tổ chức các hoạt động hỗ trợ thiết kế cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hơn nữa.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các làng nghề. Các hoạt động đào tạo, truyền nghề đã có truyền thống từ xưa với những hình thức khá đa dạng. Cần có những khảo sát, đánh giá nhu cầu cần đào tạo cho người lao động các làng nghề; đánh giá đội ngũ nghệ nhân, những người đang truyền nghề tại các làng nghề. Có kế hoạch cụ thể phối hợp giữa các làng nghề và các cơ sở dạy nghề có nghề tương
đương để huy động đội ngũ giáo viên dạy nghề tham gia các khóa đào tạo nghề và tổ chức cho học viên thực hành nghề phù hợp. Chú trọng mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và phổ biến lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong các làng nghề.
Về nguồn nguyên vật liệu phục vụ phát triển làng nghề, cần có kế hoạch cụ thể việc sử dụng trong sản xuất ở từng làng nghề, để chủ động được nguồn nguyên vật liệu, tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu, dẫn đến đình đốn sản xuất.