8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
3.2.4. Thiết lập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Cần phát triển thị trường cho các làng nghề. Phát triển các thị trường đầu vào (lao động, thông tin, khoa học công nghệ, nguyên vật liệu…) và thị trường sản phẩm cho các làng nghề. Cần phát triển các thành phần kinh tế hoạt động trên thị trường, trong đó nêu cao vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong cung ứng các yếu tố đầu vào quan trọng (công nghệ, thông tin…) và tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề.
Bên cạnh việc tập trung vào thị trường chủ lực, các doanh nghiệp phải nghiên cứu mở rộng xuất khẩu vào các thị trường như thị trường EU, Đông Nam Á và chú ý hơn nữa thị trường nội địa.
Thông qua các hình thức như gia công đặt hàng và hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp ở thành thị với các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nông thôn để tạo thị trường lớn và ổn định các làng nghề.
Cùng với phát triển thị trường cho các làng nghề, thì việc tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của làng nghề cần được chú trọng bằng việc khai thác các thị trường ngách (là một phần hay một góc trong thị trường rộng lớn nhất của bất kì loại hàng hóa dịch vụ nào), phát triển quan hệ gia công cho các doanh nghiệp lớn ở thành thị, tích cực thực hiện các biện pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đẩy mạnh tiến bộ khoa học công nghệ trong các làng nghề.
Kết nối chặt chẽ giữa khâu tiêu thụ với khâu sản xuất, thông qua việc chủ động nguồn cung – cầu, hạn chế các khâu trung gian phát sinh hao phí không cần thiết. Đồng thời cũng góp phần quan trọng trong điều tiết thị trường, tránh hiện
tượng lũng đoạn, cạnh tranh thiếu lành mạnh, doanh nghiệp lớn chèn ép cơ sở sản xuất nhỏ.