8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
3.2.6. Phát triển cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật hiện đại cho các làng nghề
Cần tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ ngành du lịch cho các làng nghề phát triển du lịch làng nghề, phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch mở nhiều tour, tuyến du lịch đến với làng nghề sao cho du lịch trở thành cầu nối đưa mọi người đến với các sản phẩm của LNTT. Đồng thời, đó là giải pháp hữu hiệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam nói chung và con người Trà Vinh nói riêng với bạn bè quốc tế. Cần phải giải bài toán về phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động với việc bảo tồn văn hóa truyền thống sao cho hài hòa để từ đó góp phần thúc đẩy việc bảo tồn và phát huy một giá trị văn hóa truyền thống.
3.2.6. Phát triển cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật hiện đại cho các làng nghề: nghề:
Chủ yếu là giao thông vận tải và năng lượng, đang ảnh hưởng lớn đến việc triển khai đầu tư của doanh nghiệp cả về thời gian và tiền bạc. Vì vậy, việc tập trung đầu tư xây dựng, cải thiện kết cấu hạ tầng đang là một yêu cầu rất lớn. Tỉnh Trà Vinh đang cố gắng tăng thêm vốn, đồng thời kêu gọi vốn đầu tư bằng nhiều hình thức từ các nguốn khác, trong và ngoài nước cho việc đầu tư xây dựng đường sá, cầu cống, cơ sở sản xuất điện và phát triển các nguồn năng lượng khác.
Nhanh chóng hỗ trợ đổi mới trang thiết bị công nghệ của các làng nghề trên cơ sở chương trình khuyến công, sao cho giúp các làng nghề rút ngắn được các công đoạn sản xuất, nâng cao năng suất lao động mà không làm mai một đi các giá trị của các LNTT. Giữ gìn kĩ thuật truyền thống vốn có của một trong những cơ sở đầu tiên để tăng cường thêm qui mô, hiện đại hóa công nghệ.
Đan xen yếu tố sản xuất hiện đại với mức độ hợp lí không làm mất đi truyền thống, ngược lại khắc phục những hạn chế của nghề thủ công, là hướng phát triển nhằm vươn tới những làng nghề qui mô lớn, hoạt động hiệu quả.
Tránh việc phát triển làng nghề ồ ạt, chạy theo phong trào, thiếu chọn lọc, nhiều nghề song manh mún, đầu tư dàn trải, không có chiều sâu; phát triển nhanh, đa
dạng trong khi chưa hội đủ các điều kiện về nhân lực, vật lực dẫn đến hoạt động hiệu quả thấp, dần mai một.
Đối với các doanh nghiệp làng nghề, yêu cầu cấp bách hiện nay là có đất đai làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu duy trì và mở rộng sản xuất. Phần lớn diện tích đất đai ở vị trí thuận lợi đã được giao cho các dự án, giá đất đã cao, chi phí san lấp, xây dựng kết cấu hạ tầng rất lớn, cho nên các doanh nghiệp làng nghề, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể thuê lại mặt bằng ở các khu công nghiệp được.
Song cấp đất cho doanh nghiệp ở những vùng lẫn với dân cư cũng không được, nhất là doanh nghiệp làng nghề, vì gây ra ô nhiễm môi trường. Vì vậy, để giải quyết mặt bằng cho các doanh nghiệp hiện nay, cần có chính sách trợ giúp về sử dụng kết cấu hạ tầng và giải quyết môi trường cho doanh nghiệp để có thể thuê mặt bằng ở các khu công nghiệp đã có, hoặc tỉnh đầu tư và chịu chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng, trợ giúp và giảm nhẹ giá thuê để doanh nghiệp có thể thuê đất với giá thấp nhất.
Địa phương và các ngành liên quan cần có cơ chế đảm bảo, hỗ trợ vốn (cho vay ưu đãi bao gồm vay ngắn hạn, trung và dài hạn) để đổi mới công nghệ ở các làng nghề giúp sản xuất và kinh doanh hiệu quả.
Có chính sách khuyến khích nghiên cứu sản xuất và sử dụng máy móc thiết bị cho các làng nghề. Phát triển các trung tâm đảm nhận nhiệm vụ thiết kế mẫu mã, đào tạo cho các làng nghề.
3.2.7. Bảo vệ môi trường – phát triển bền vững trong các làng nghề:
Sản xuất kinh doanh phải chú ý cải thiện và bảo vệ môi trường, không hy sinh lợi ích môi trường cho lợi ích kinh tế trước mắt. Nhanh chóng xây dựng, ban hành và áp dụng văn bản qui phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành, lĩnh vực hoạt động làng nghề. Các làng nghề tiến hành xây dựng các qui định về vệ sinh, môi trường dưới dạng các qui định, hương ước, cam kết bảo vệ môi trường của chính địa phương mình. Tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề và thực hiện kiểm kê
nguồn thải; áp dụng công cụ kinh tế như phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn. Xây dựng tiêu chí “Làng nghề xanh” nhằm xếp loại cho các làng nghề bảo vệ môi trường theo hướng phát triển “bền vững”.
Qui hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu vực dân cư. Qui hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ cần tránh xa khu dân cư và qui hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, kết cấu hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin, thu gom và xử lí nước thải, chất thải rắn để xử lí tập trung. Qui hoạch khu vực sản xuất tùy thuộc vào đặc thù của các loại hình làng nghề như sản xuất gốm sứ, dệt nhuộm, tái chế giấy, … Qui hoạch phân tán, sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp điều kiện sản xuất với cải thiện vệ sinh môi trường mà không phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, mở rộng đường, xây nhà cao tầng, lưu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng để có thể kết hợp với du lịch.
Tăng cường mạnh mẽ công tác quản lí môi trường tại các làng nghề. Những cơ sở mở rộng sản xuất phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đầu tư theo hướng công nghệ thân thiện với môi trường. Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lí chất thải tại làng nghề cần bảo đảm chất thải sau xử lí đạt qui chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành; công nghệ đơn giản, dễ vận hành, chuyển giao; vốn đầu tư, chi phí thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất của làng nghề; ưu tiên công nghệ có khả năng tận thu, tái sử dụng chất thải. Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để vừa giảm lượng phát thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với các chủ cơ sở áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến tạo ít chất thải. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các dự án nghiên cứu về áp dụng sản xuất sạch hơn cụ thể cho từng loại hình làng nghề để có mô hình trình diễn nhân rộng.
Phát hiện và xử lí trường hợp phát sinh các làng nghề gây ô nhiễm môi trường. Các địa phương và các làng nghề phải khẩn trương xử lí môi trường để được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành các biện pháp xử lí ô nhiễm triệt để. Mặt khác, vẫn cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để đưa vào “danh sách đen” làng nghề tiếp
tục gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Yêu cầu các làng nghề triển khai áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu ô nhiễm; xây dựng các lộ trình xử lí ô nhiễm và triển khai thực hiện theo đúng lộ trình được phê duyệt.
Tổ chức các lớp đào tạo, trình diễn thử nghiệm áp dụng sản xuất sạch hơn cho các chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề. Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lí nước thải, khí thải, quản lí môi trường bằng cho vay ưu đãi hoặc giảm thuế. Đa dạng hóa các nguồn đầu tư và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường làng nghề. Sự phát triển của làng nghề phải bảo đảm tính bền vững, hài hòa các mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Do đó, một số loại hình làng nghề sẽ phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô sản xuất, một số khác cần được hạn chế, không khuyến khích phát triển và một số hoạt động, công nghệ cần được nghiêm cấm triệt để. Ví dụ: nghiêm cấm sử dụng trong làng nghề những phương pháp sản xuất thủ công và thiết bị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.