PHÂN LOẠI LÀNG NGHỀ:

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 44)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

1.4.PHÂN LOẠI LÀNG NGHỀ:

1.4.1. Phân theo số lượng làng nghề:

- Làng một nghề: là làng duy nhất có một nghề xuất hiện và tồn tại hoặc có một nghề chiếm ưu thế, các nghề khác chỉ có lác đác ở một số hộ, không đáng kể.

- Làng nhiều nghề: là làng xuất hiện và tồn tại nhiều nghề có tỉ trọng các nghề chiếm ưu thế gần tương đương nhau.

1.4.2. Phân theo tính chất nghề:

- Làng nghề cổ: là những làng nghề xuất hiện từ lâu trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay.

- Làng nghề mới: là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của các làng nghề hoặc được du nhập từ các địa phương khác.

1.4.3. Phân theo các nhóm nghề: gồm 4 nhóm

- Làng nghề chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: gốm, sứ, dệt tơ tằm, chạm khắc gỗ, thuê ren...

- Làng nghề chuyên sản xuất các mặt hàng chuyên phục vụ cho sản xuất và đời sống như: rèn, mộc, nề, hàn, đúc gang, vật liệu xây dựng... phục vụ cho nghiên cứu.

- Làng nghề chuyên sản xuất các mặt hàng chuyên phục vụ cho nghiên cứu, tiêu dùng thông thường như: dệt vải, chiếu cói, làm nón, may mặc...

- Làng nghề chuyên chế biến lương thực thực phẩm: xay xát, làm bún, làm bánh, chế biến hải sản...

1.4.4. Phân theo trình độ kĩ thuật:

- Loại nghề có kĩ thuật đơn giản như: đan lát, chế biến lương thực, thực phẩm, làm gạch... Sản phẩm của những nghề này có tính chất thông dụng phù hợp với nền kinh tế tự cấp tự túc.

- Loại nghề có kĩ thuật phức tạp như: kim hoàn, đúc đồng, làm gốm, khảm gỗ, dệt lụa thêu thùa... Các nghề này không chỉ có kĩ thuật công nghệ phức tạp, mà còn đòi hỏi ở người thợ sự sáng tạo, khéo léo. Sản phẩm của nó vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị nghệ thuật cao.

Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại khác như: + Phân theo giá trị kinh tế

+ Phân theo dân tộc

Mặt khác còn có các làng nghề chuyên sản xuất các sản phẩm cung cấp cho các cơ sở kinh doanh du lịch bán cho du khách và các làng nghề tổ chức cho các đoàn khách đến tham quan và bán sản phẩm tại chỗ.

1.5. PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VÀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM: SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM:

1.5.1. Ở Trung Quốc:

Nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời và nổi tiếng như đồ gốm, dệt vải, dệt tơ lụa, luyện kim, làm giấy... Sang đầu thế kỉ XX, Trung Quốc có 10 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp làm việc trong các hộ gia đình, trong phường nghề và làng nghề. Đến năm 1954, số người làm nghề tiểu thủ công nghiệp được tổ chức vào HTX, sau này phát triển thành xí nghiệp Hương Trấn và cho đến ngày nay vẫn tồn tại ở một số địa phương.

Xí nghiệp Hương Trấn là tên gọi chung của các xí nghiệp công thương, xây dựng... hoạt động ở khu vực nông thôn. Nó bắt đầu xuất hiện vào năm 1978, khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa. Xí nghiệp Hương Trấn phát triển mạnh mẽ, đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn. Những năm 80, các xí nghiệp cá thể và làng nghề phát triển nhanh chóng đóng góp tích cực trong việc tạo ra 68 % giá trị sản lượng công nghiệp nông thôn và trong số 32 % sản lượng công nghiệp nông thôn do các xí nghiệp cá thể tạo ra có phần đóng góp đáng kể vào các làng nghề. Trong đó, hàng thủ công xuất khẩu, hàng thảm có vị trí đáng kể (chiếm 75 % hàng thảm ở thị trường Nhật).

Năm 1992, xí nghiệp Hương Trấn lại có bước phát triển lớn hơn. Theo thống kê bước đầu của các tỉnh ở Trung Quốc, so với năm 1991, giá trị sản phẩm công nghiệp tăng 4 %, đạt 1.250 tỉ NDT, tổng thu nhập do tiêu thụ hàng hóa và thu nhập nghiệp vụ khác xấp xỉ 1.500 tỉ NDT, tăng 38 %, số công nhân viên xí nghiệp Hương Trấn đạt trên 100 triệu, tăng trên 4 triệu người.

1.5.2. Ở Đài Loan:

CNH ở Đài Loan chú trọng cả công nghiệp và nông nghiệp, cả thành thị và nông thôn. Công nghiệp nông thôn bao gồm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,

các làng nghề cổ truyền, các xí nghiệp gia đình sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm theo công nghệ cổ truyền và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và xuất khẩu, các xí nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn sản xuất hàng tiêu dùng, vật tư kỹ thuật và tư liệu sản xuất cho nông nghiệp, sản xuất kinh doanh độc lập. Với cơ chế thoáng trong chính sách tự do kinh doanh, tự do thành lập doanh nghiệp của Đài Loan đã tạo cơ hội thuận lợi cho những người sản xuất có tài quản lý tập hợp những người thợ làng nghề phát triển sản xuất, đa dạng hóa thu nhập của ngành, đưa thu nhập phi nông nghiệp lên tới 90% còn nông nghiệp chỉ chiếm 10%.

1.5.3. Ở Nhật Bản:

Trong quá trình CNH, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp không bị mai một đi mà trái lại nó vẫn được duy trì và phát triển ở nông thôn, trong các hộ nông dân trong các làng nghề và thị trấn có nghề truyền thống.

Theo kết quả điều tra thống kê hiện nay Nhật Bản có 867 nghề thủ công khác nhau như chế biến lương thực, thực phẩm bằng nông sản, thủy sản, đan lát, gốm sứ, sơn mài, rèn…Vào thập kỷ 70 đã có phong trào “mỗi làng một sản phẩm” nhằm khôi phục phát triển ngành nghề truyền thống nông thôn, đã tạo ra 270 sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tại các cơ sở sản xuất gia đình, thu nhập 1,2 tỷ USD (1992). Trong quá trình CNH – HĐH, Nhật Bản phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nông thôn, đồng thời đầu tư về phát triển nông nghiệp về mọi mặt như thủy lợi hóa, hóa học hóa, điện khí hóa sản xuất, dịch vụ kinh tế kĩ thuật ở nông thôn hỗ trợ về: tín dụng, mua bán, giao thông liên lạc, bảo quản…kết quả là số hộ kinh tế vừa làm nông nghiệp vừa làm công nghiệp tăng lên từ 45,6% (1945) lên tới 88% (1990). Như vậy Nhật Bản phát triển ngành nghề nông thôn có tác động tích cực đến nông nghiệp, làm thay đổi cơ cấu lao động theo chiều hướng tăng số hộ kiêm, đồng thời làm thay đổi cơ cấu thu nhập theo hướng tăng thu nhập phi nông nghiệp, giải quyết việc làm cho cư dân nông thôn. Đây là vấn đề cần tìm hiểu và học tập đối với các nước nông nghiệp nói chung và Việt Nam nói riêng.

Thái Lan có nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như: chế tác vàng bạc, đá quý, đồ trang sức được duy trì và phát triển tạo ra nhiều hàng hóa xuất khẩu, đứng hàng thứ hai trên thế giới. Do kết hợp tay nghề của nghệ nhân tài hoa với công nghệ kĩ thuật tiên tiến, do đó sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, cạnh tranh được trên thế giới. Nghề gốm sứ cổ truyền của Thái Lan trước đây chỉ sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Những năm gần đây, ngành này phát triển theo hướng CNH – HĐH và trở thành mặt hàng xuất khẩu đứng thứ hai sau gạo, được thị trường Mỹ và Châu Âu ưa chuộng. Vùng gốm truyền thống ở Chiềng Mai được xây dựng thành trung tâm gốm quốc gia với ba mặt hàng là gốm truyền thống, gốm công nghiệp, gốm mới; gồm có 21 xí nghiệp chính và 72 xí nghiệp lân cận sản xuất. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, Thái Lan đã xúc tiến chương trình nâng cao tay nghề cho công nhân của 93 xí nghiệp ở Chiềng Mai và Lam Pang. Bên cạnh đó, nghề kim hoàn, chế tác ngọc, chế tạo đồ gỗ vẫn tiếp tục phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn.

Việc tổ chức lại các LNTT ở Thái Lan đã tạo ra giá trị nhiều mặt: bảo tồn và nâng cao kỹ năng tay nghề nghệ nhân, gìn giữ văn hóa truyền thống, tạo công ăn việc làm ở nông thôn ngăn chặn làn sóng di cư vào đô thị, tạo ra sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm du lịch.

Thái Lan có khoảng 70.000 làng nghề thủ công, nhưng vấn đề về chất lượng sản phẩm khiến sản phẩm thiếu sức thuyết phục với thị trường. Để khai thác kỹ năng của các LNTT ở miền bắc Thái Lan, tạo ra thêm thu nhập, giải quyết lao động địa phương, từ năm 2001, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện dự án OTOP (One Tambon One Product: mỗi làng nghề một sản phẩm). Đây là chương trình chiến lược từ sáng kiến của Cục xúc tiến xuất khẩu (DEP) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan. Chính phủ hỗ trợ kết nối địa phương với toàn cầu, thông qua việc hỗ trợ tiêu chuẩn hóa sản phẩm, hoàn tất đóng gói, tiếp thị, tổ chức kênh phân phối ở hải ngoại. Doanh số các sản phẩm OTOP năm 2003 đạt 30,8 tỉ baht, tăng 13% so năm trước. Hiện nay ở Thái Lan có khoảng 36.000 mô hình OTOP, mỗi mô hình tập hợp từ 30 đến 3.000 thành viên tham gia. Sự phát triển OTOP đã giúp nghề thủ công truyền thống của Thái Lan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được duy trì. Nó đã giúp cho người dân Thái giải quyết được công ăn việc làm, làm ra nhiều sản phẩm đặc sắc của từng địa phương, góp phần tăng thu nhập cho người dân tham gia và điều quan trọng là giữ được giá trị tri thức truyền thống trong văn hóa lâu đời của họ. Ngoài ý nghĩa kinh tế, đây là cách bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên ở địa phương và giữ gìn tri thức bản địa một cách hiệu quả.

1.5.5. Ở Việt Nam:

Cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam có nhiều ngành nghề truyền thống như: gốm sứ, mộc, nề, mây tre đan, dệt... Những ngành nghề này được phát triển thành làng nghề, xã nghề ở nhiều vùng nông thôn trên toàn quốc. Trong những giai đoạn lịch sử khác nhau làng nghề có sự phát triển không giống nhau, lúc thăng, lúc trầm do tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội. Đặc biệt, từ giai đoạn đổi mới nền kinh tế đến nay, dưới tác động to lớn của sự biến đổi nền kinh tế trong nước cũng như trên toàn thế giới, sự phát triển của các làng nghề cũng có những thay đổi lớn, được phục hồi phát triển và có những thành công mới nhưng cũng có không ít những vấn đề nan giải.

Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay nước ta có 2.790 làng nghề (trong đó có 400 làng nghề truyền thống với 53 nhóm nghề làm ra khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau; nhiều sản phẩm nghề có lịch sử phát triển hàng năm, hàng nghìn năm), riêng Hà Nội có 1.264 làng nghề. Theo tổng hợp của Tổng cục Môi trường, làng nghề nước ta phân bố tập trung chủ yếu tại ĐBSH (chiếm khoảng 60%), miền Trung (khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%). Các làng nghề thu hút hơn 10 triệu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện đáng kể đời sống cho một bộ phận dân cư khu vực nông thôn. Hiện nay, Nhà nước có nhiều chính sách nhằm khuyến khích làng nghề phát triển, đặc biệt từ khi Hiệp hội làng nghề Việt Nam được thành lập vào năm 2005, đã có nhiều chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển làng nghề. Tuy nhiên, nhiều làng nghề có nguy cơ lâm vào tình trạng suy thoái do nhiều nguyên nhân khác nhau (do bế tắc về thị trường, do bị cạnh tranh, do thiếu vốn để cải tiến sản xuất, gây ô nhiễm

môi trường…). Để giải quyết những khó khăn này, cần có cái nhìn tổng quan về làng nghề và gắn với thực trạng kinh tế xã hội trong nước và thế giới nói chung.

Nguồn tài nguyên du lịch LNTT đang được khai thác tích cực ở khía cạnh là điểm đến đặc trưng của Việt Nam. Tuy nhiên chức năng sản xuất hàng hoá phục vụ du lịch thì vẫn còn chưa được khai thác một cách thực sự hiệu quả. Ở nước ta, mặc dù có chủ trương từ cấp quản lý gắn làng nghề với phát triển du lịch như: Cụm làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, nón làng Chuông, sơn mài Hạ Thái. Các làng nghề này dù có định hướng phát triển du lịch từ những năm 2003 – 2004, có tên trong sản phẩm tour của các hãng lữ hành, song các tour đến đây vẫn chưa có biến chuyển tích cực, lượng khách rất ít. Tại các làng nghề chưa có những điều kiện để trình diễn, dịch vụ phục vụ khách tham quan nghèo nàn. Sự tham gia của cộng đồng và phát triển du lịch chưa cao, bởi họ chưa nhận thức được giá trị của du lịch đem lại. Một làng nghề được coi là phát triển du lịch khi thu nhập từ du lịch chiếm ít nhất 25% thu nhập của làng. Bên cạnh đó, một số làng nghề hướng phát triển du lịch nhưng hạ tầng giao thông và môi trường còn nhiều bất cập.

Mặc dù phát triển du lịch làng nghề được ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, nhưng chúng ta vẫn còn ít kinh nghiệm trong phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị LNTT, văn hóa cư dân bản địa và xóa đói, giảm nghèo ở vùng nông thôn. Việc nhìn nhận phát triển làng nghề gắn với du lịch chậm. Điểm yếu để phát triển làng nghề gắn với du lịch là hầu hết các làng nghề hiện nay cơ sở hạ tầng, giao thông còn kém phát triển. Hầu hết các làng nghề này cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của tour du lịch. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hiện nay cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển du lịch tại địa phương. Để phát triển làng nghề gắn với du lịch có tính xã hội hóa cao, yếu tố hạ tầng cơ sở, giao thông chiếm vị trí rất quan trọng. Hiện nay, người dân làng nghề mới chỉ làm nghề, bởi vậy cần giúp họ hiểu ngoài làm nghề phải biết làm thương mại, gắn với du lịch nghề trở thành điểm du lịch, chúng ta cần có quy hoạch, đầu tư về hạ tầng giao thông.

1.5.6.1. Làng gốm Bát Tràng, Hà Nội:

Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10 km về phía đông nam. Làng gốm đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách một làng nghề khoảng hơn 500 năm nay.

Gốm Bát Tràng từ xưa đến nay đã lưu hành trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí ra cả nước ngoài. Sản phẩm gốm Bát Tràng như lọ độc bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ… đã được lái thương Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp… mua với số lượng lớn. Nhiều nghệ nhân Nhật Bản đã bắt chước phong cách tạo hình, nét vẽ phóng khoáng, màu men đa dạng, giản dị, mộc mạc mà sâu lắng của gốm Bát Tràng. Từ những thế kỉ trước, đồ gốm Bát Tràng đã thuộc loại cao cấp, quí hiếm nhưng phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa. Về sau, do thị hiếu phát triển cộng với nhu cầu thị trường, gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ. Ngày nay, cái khéo cái tài của người làng gốm Bát Tràng được phát huy cao độ trong cơ chế thị trường. Nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng đã được sản xuất. Các loại gốm mỹ thuật, gốm sứ công nghiệp, đồ giả cổ, gốm xây dựng cao cấp đã dần được sản xuất nhiều hơn đồ gốm gia dụng. Bây giờ, những mặt hàng truyền thống xưa chỉ được làm khi có khách đặt để trùng tu phục chế di tích cổ. Đứng trước những mặt hàng mỹ nghệ gốm Bát Tràng, chúng ta cảm thấy thán phục đến kinh ngạc bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng gốm – những con người đã sai khiến được đất và lửa để tạo nên những

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 44)